Danh mục

Sự chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản qua cách nhìn của hiện tượng học

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 251.11 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên nền tảng hàng loạt những “sự kiện ý hướng”, làm biểu hiện ở Nguyễn Ái Quốc năng lực và sức sáng tạo mới trong lí thuyết và hành động về con đường cách mạng của Việt Nam, gắn cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới. Từ đây, ở Nguyễn Ái Quốc đã hoà quyện và “bao hàm” chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản qua cách nhìn của hiện tượng học SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC TỪ CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC ĐẾN CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN QUA CÁCH NHÌN CỦA HIỆN TƯỢNG HỌC ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa* Có một bước ngoặt quan trọng trong đời sống hoạt động cách mạng củaNguyễn Ái Quốc, đồng thời là của phong trào công nhân và phong trào yêu nướcViệt Nam, đó là bước ngoặt chuyển biến đến tới chân lí: Chỉ có chủ nghĩa xã hội,chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức, để từ sau đó, cáchmạng Việt Nam có được mục tiêu phù hợp với yêu cầu của thời đại và sự tiến hoácủa lịch sử. Bước ngoặt này được coi như là kết quả của thiên tài trí tuệ và hoạtđộng thực tiễn cách mạng, trải qua mười năm xem xét, khảo nghiệm, nghiên cứu líluận và tìm hiểu thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin.Nguyễn Ái Quốc là một thiên tài đa diện, việc tìm hiểu về Người cũng không thểbó hẹp ở một số chế định nào đó, bởi công việc tìm hiểu của mỗi người chỉ là mộtcái nhìn “trắc diện”. Nguyễn Ái Quốc “là một con người kiệt xuất trên nhiều lĩnhvực, một con người uyên bác” đã lĩnh hội được giá trị tinh thần, tư tưởng nhân đạocủa nhiều nền văn hoá cổ, kim, Đông, Tây; Người có cách riêng trong khi thực hiệný hướng chính trị của mình. Trong suốt ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước, cứu dân, Người đã“cho vào ngoặc” những phong trào yêu nước do các văn thân, sĩ phu, chí sĩ yêunước và các nhà cách mạng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Mặc dù rất khâm phụccác phong trào yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng Nguyễn Tất Thành (tên trướcđó của Nguyễn Ái Quốc) không hoàn toàn tán thành bất cứ con đường và cách làmcủa người nào, phải “giản lược” để đi tìm một ý hướng thuần tuý. Có thể tìm hiểuvấn đề dưới góc độ của phương pháp hiện tượng học - “giản lược”. “Giản lược”theo nghĩa hiện tượng học là đặt ngoài, là gạt đi, nhằm gỡ ý thức ra khỏi nhữngbám víu của mọi yếu tố tự nhiên để chỉ còn lại một cách nhìn thuần tuý. Cách làmcủa cụ Phan Chu Trinh, thực hiện bằng phương pháp “chấn dân khí, khai dân trí,hậu dân sinh”, cụ muốn xoá bỏ chế độ vua quan phong kiến, nhưng lại dựa vào sựgiúp đỡ của đế quốc Pháp chẳng khác gì “xin giặc rủ lòng thương”1. Cụ Phan BộiChâu cũng rất quyết tâm chống Pháp, nhưng với phương pháp “dĩ ngoại đột nội”,dựa vào Nhật để đuổi Pháp, lại là “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”2. Thực hiện“giản lược” triết học, đặt ngoài mọi học thuyết của tiền nhân, là “làm bàn trắng”,không bận tâm đến những quan điểm của người khác, mà nắm lấy ngay bản thân sựvật, Nguyễn Tất Thành “ôm ấp chí lớn cứu nước cứu dân lại không chịu đi theo lốicũ”. Trong tư duy, đây là bước tiến đầu tiên tránh những đường mòn, đặt lại mọivấn đề. Giản lược cách của hai cụ Phan, Nguyễn Tất Thành, mặc dù đánh giá rấtcao bước đi thực tế của cụ Hoàng Hoa Thám, dựa vào nông dân, tiến hành chiếntranh du kích để đánh Pháp, nhưng Người vẫn thấy đích đến của cách mạng vẫntrong khuôn khổ “cốt cách phong kiến”3, nên cũng phải tránh, phải “giản lược”không thể “để thiên nhiên lùa vào” phá vỡ “dấu ngoặc”.* Bài được viết vào tháng 6/20051 Trần Dân Tiên, 1999, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Trẻ, tr. 10.2 Trần Dân Tiên, 1999, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Trẻ, tr. 10.3 Trần Dân Tiên, Sđd, tr. 10. 1 Con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của các vị văn thân, sĩ phu yêunước và nhiều bậc tiền bối khác được kiểm nghiệm trong thực tiễn, bộc lộ hạn chếrất cơ bản không thể vượt qua của phong trào yêu nước đương thời. Nguyễn TấtThành tự quyết định hướng đi khác của mình. Ngày 05/6/1911, con tàu của hãng “Năm Sao” Amiral Latouche Tréville nhổneo rời Sài Gòn đi Marseilles (Pháp), mang theo một con người bình dị, mảnhkhảnh mà lòng yêu nước nhiệt thành, cháy bỏng - Nguyễn Tất Thành. Xuất dươngđể xem các nước trên thế giới làm như thế nào, “rồi sẽ trở về giúp đồng bào”,Người muốn tìm con đường mới cho việc giải phóng dân tộc, giải phóng đồng bào. Cuộc hành trình gần mười năm đưa Người đến nhiều vùng thuộc châu Á,châu Âu, châu Phi, châu Mĩ; bằng lao động để sống, hoà mình với giai cấp côngnhân và người lao động đủ màu da để “tìm lại kinh nghiệm sống” của mình trên cáidiện mạo của chủ nghĩa tư bản phương Tây, đặt chủ nghĩa tư bản hiện đại “vàotrong ngoặc” làm xuất hiện lên cái bản chất của “thế giới tư bản hiện hữu”. Được tiếp thu nền văn hoá Pháp từ khi là học sinh trường tiểu học Pháp -Việt, Đông Ba và trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành sớm hấp thụ tư tưởngcủa các nhà triết học Pháp, nhất là phái Khai sáng, của cách mạng tư sản Pháp1789, cùng lịch sử của nó với những tư tưởng về tự do, bình đẳng, bác ái, nhânquyền… đã góp phần nâng năng lực tư duy của Nguyễn Tất Th ...

Tài liệu được xem nhiều: