Danh mục

Sự chuyển biến trong quan hệ thương mại giữa Đông Dương và Nhật Bản trong thập niên 30 thế kỉ XX

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 70.96 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm dựng lại những khoảng trống lịch sử còn bỏ ngỏ, trong phạm vi bài viết này, người viết cố gắng làm sáng tỏ về tình hình xuất nhập khẩu, cơ cấu hàng hoá, thương nhân, thương hội... giữa Đông Dương và Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự chuyển biến trong quan hệ thương mại giữa Đông Dương và Nhật Bản trong thập niên 30 thế kỉ XX JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 116-121 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA ĐÔNG DƯƠNG VÀ NHẬT BẢN TRONG THẬP NIÊN 30 THẾ KỈ XX Nguyễn Thị Thanh Tùng Khoa Lí luận chính trị - Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Thập niên 30 của thế kỉ XX là quãng thời gian khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh mẽ đến cả chính quốc và thuộc địa nhưng lại là bước ngoặt của sự chuyển biến trong quan hệ giao thương giữa Đông Dương và Nhật Bản. Nhằm dựng lại những khoảng trống lịch sử còn bỏ ngỏ, trong phạm vi bài viết này, người viết cố gắng làm sáng tỏ về tình hình xuất nhập khẩu, cơ cấu hàng hoá, thương nhân, thương hội. . . giữa Đông Dương và Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX. Từ khóa: Thương mại, Đông Dương, Nhật Bản, thập niên 30.1. Mở đầu Năm 2013 là năm đánh dấu tròn 40 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản chính thứcđược kí kết (1973-2013). Lãnh đạo hai nhà nước đã gọi tên sự kiện trọng đại này là “nămhữu nghị Việt- Nhật”, ghi nhớ sự hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực giữa hai bên, trongđó có quan hệ thương mại. Nhưng nếu chúng ta chỉ nhìn vào chặng đường 40 năm đó thôithì chưa đủ để thấy hết trọn vẹn truyền thống thương mại, văn hoá giữa hai quốc gia. Trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 2 năm 2012, tác giảđã trình bày một cách hệ thống về chính sách thương mại của chính quyền thuộc địa Phápở Đông Dương trong việc giải quyết mối quan hệ thương mại phức tạp, phụ thuộc nhiềuvào nhân tố chính trị giữa Đông Dương và Nhật Bản. Trong phạm vi bài viết này, tác giảtiếp tục làm sáng tỏ về kim ngạch xuất nhập khẩu, cơ cấu hàng hoá, thương nhân, thươnghội. . . giữa Đông Dương và Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX. Qua đó, chúngta có thể khẳng định ngay trong thời điểm kinh tế khủng hoảng thì quan hệ thương mạigiữa hai bên chưa bao giờ bị gián đoạn, ngắt quãng, dù chính quyền thực dân Pháp muốnhay không muốn!Ngày nhận bài 11/8/2013. Ngày nhận đăng 20/01/2014.Liên lạc Nguyễn Thị Thanh Tùng, e-mail: thanhtungsphn@gmail.com116 Sự chuyển biến trong quan hệ thương mại giữa Đông Dương và Nhật Bản...2. Nội dung nghiên cứu2.1. Thập niên 30 của thế kỉ XX: thời kì đánh dấu những thay đổi lớn lao trong quan hệ trục: Pháp - Đông Dương - Nhật Bản Sự thay đổi đó có nguyên nhân từ cả ba phía: Phía chính quyền thuộc địa Pháp thì muốn tìm một lối thoát cho tình hình khủnghoảng kinh tế và khủng hoảng quan hệ giữa Pháp - Nhật trong suốt ba thập niên đầu thế kỉ.Bản thân nước Pháp không thể gánh chịu được hết những hậu quả ở chính quốc nên khôngthể “nâng đỡ” cho chính quyền của chúng ở các thuộc địa, trong đó có Đông Dương. Về phía Đông Dương trong thời kì này tuy không phải là một cường quốc nhưng lạigiữ một vị trí chiến lược vô cùng to lớn trong “tầm ngắm” của các nước lớn và giữ nhiềunguồn lực và tài nguyên cần thiết cho bất kì một quốc gia trong phe Đồng minh hay pheTrục, để chuẩn bị những yếu tố cần thiết lâu dài cho cuộc đại chiến thế giới lần thứ haiđang có nguy cơ bùng nổ. Về phía Nhật Bản, Đông Đương được Nhật đặt lên bàn cân chiến lược chính trị từrất sớm. Ngay từ năm 1927, “đại quần đảo vàng” đã được đặt trong mưu đồ bành trườngnhằm mở rộng biên giới của Nhật Bản ra khắp thế giới. Trong kế hoạch của Thủ tướngNhật Tanaka, Đông Dương nằm ở khâu quan trọng thứ ba” 1. Chiếm vùng đông bắc TrungHoa; 2. Chiếm toàn bộ vùng Trung Hoa; 3. Tiến tới làm chủ châu Á; 4. Bá chủ toàn cầu”và “nếu quyền lợi của Mông Mãn thuộc về tay chúng ta, sẽ lấy Mông Mãn (tức TrungQuốc vì Trung Quốc sát biên giới với Đông Dương- tác giả chú thích) làm căn cứ, dùnghình thức buôn bán mà phong toả toàn bộ bán đảo Đông Dương. Phải lấy quyền lợi củaMông Mãn làm nơi chỉ huy mà cướp đoạt những quyền lợi của toàn Đông Dương. Lấy tàinguyên giàu có của Đông Dương mà chinh phục Ấn Độ, các đảo Nam Dương cũng nhưTrung Tiểu Á, Tế Á và châu Úc” [3;15].2.2. Nhật tăng cường thâm nhập vào Đông Dương thông qua con đường kinh tế và ngoại giao nhằm hiện thực hoá ý đồ chính trị Ngay trong thời kì kinh tế khủng hoảng, quan hệ thương mại chính ngạch giữa ĐôngDương và Nhật Bản vẫn được duy trì, dù cho cán cân thương mại luôn thể hiện sự chênhlệch lớn. Bảng 1. Tình hình xuất nhập khẩu giữa Đông Dương với Nhật Bản thời kì khủng hoảng (Đơn vị: Fr (đồng francs)) [1] Thời gian Nhập khẩu từ Nhật Bản Xuất khẩu từ Đông Dương vào Đông Dương sang Nhật Bản 1929 40.807 149.989.000 1930 20.347 ...

Tài liệu được xem nhiều: