Danh mục

Sự đa dạng trong cấu tạo giải phẫu lá cây của một số loài dây leo thân thảo

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.32 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Sự đa dạng trong cấu tạo giải phẫu lá cây của một số loài dây leo thân thảo bổ sung thêm dẫn liệu về cấu tạo giải phẫu lá của một số loài dây leo thân thảo nhằm giúp cho việc nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Hình thái giải phẫu thực vật và các lĩnh vực liên quan được phong phú hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự đa dạng trong cấu tạo giải phẫu lá cây của một số loài dây leo thân thảoBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5DOI: 10.15625/vap.2022.0039 SỰ ĐA DẠNG TRONG CẤU TẠO GIẢI PHẪU LÁ CÂY CỦA MỘT SỐ LOÀI DÂY LEO THÂN THẢO Đỗ Thị Lan Hương1, Dương Quang Huấn1,* Tóm tắt. Giải phẫu lá của một số loài dây leo thân thảo mang đặc điểm chung của họ và một số nét riêng của loài. Cuống và gân chính lá mẫu nghiên cứu thuộc lớp Hai lá mầm, các bó mạch xếp thành một vòng và nối với nhau bởi hệ thống mô cứng (họ Khoai lang, Bầu bí, Thiên lý, …) hoặc hai vòng với vòng trong có 4-6 bó mạch và vòng ngoài có 2 bó nhỏ (họ Đậu), hoặc bó mạch xếp thành một vòng với hệ thống mô cứng nằm đối diện (họ Nho). Bó mạch cấu tạo phổ biến dạng chồng chất (họ Đậu, Thiên lý, Lạc tiên) hoặc chồng chất kép (họ Bầu bí, Khoai lang, Nho). Lớp Một lá mầm bó mạch được nối với nhau bởi một vòng mô cứng khép kín (họ Củ nâu), hoặc bó mạch xếp tản mạn trong khối mô mềm (họ Bách bộ, Khúc khắc). Các loài thuộc lớp Một lá mầm thịt lá vẫn có sự phân hóa thành mô giậu và mô xốp (họ Củ nâu). Mô dày xuất hiện dưới biểu bì, bó mạch kín là phổ biến, bó mạch chồng chất có họ Bách bộ. Hầu hết dây leo thân thảo là những loài cây ưa sáng, phát triển mạnh ngoài bìa rừng thứ sinh, trên đồi, khu đất trống hoặc vùng đồng bằng. Từ khóa: Dây leo thân thảo, giải phẫu, lá cây.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu giải phẫu cơ quan sinh dưỡng của thực vật đã được nhiều nhà khoa họcnghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu giải phẫu lá của nhóm dây leo thân thảo để thấy đượcsự đa dạng và cũng là minh chứng cho việc phân loại giữa các loài nói riêng và nét đặctrưng của từng họ nói chung lại chưa được công bố nhiều, tài liệu tham khảo còn ít. Dovậy, chúng tôi muốn bổ sung thêm dẫn liệu về cấu tạo giải phẫu lá của một số loài dây leothân thảo nhằm giúp cho việc nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Hình thái giải phẫu thựcvật và các lĩnh vực liên quan được phong phú hơn.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu Mẫu nghiên cứu bao gồm: Họ Củ nâu (Củ nâu - Dioscorea cirrhoza Lour., Củ mài -Dioscorea persimili Prain. et Burk., Củ cái - Dioscorea alata L., Củ từ - Dioscoreaesculenta (Lour.) Burk., họ Bách bộ (Bách bộ - Stemona tuberosa Lour.), họ Khúc khắc(Kim cang bốn cạnh - Smilax gagnepaimi, Cậm kệch - Smilax bracteata Prels, Thổ phụclinh - Smilax glabra Wall. ex Roxb.), họ Đậu (Sắn dây - Pueraria montana var. chinensis(Ohwi) Maesen, Đỗ ván - Lablab purpureus (L.) Sweet, Cóc kèn - Derris trifoliate Lour.,Đậu dao biển - Canavalia maritima (Aubt). Thouars), họ Khoai lang (Bìm khói - Ipomoeacarnea Jacq., Bìm bìm xẻ ngón - Ipomoea digitata, Rau muống biển - Ipomoea pes- 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 * Email: dothilanhuong@hpu2.edu.vnPHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 351caprae (L.) R. Br.), họ Lạc tiên (Lạc tiên - Passiflora foetida L.), họ Nho (Nho - Vitisvinifera L., Dây cuốn - Cissus adnate Roxb.), họ Bầu bí (Khổ áo lá tim - Thladianthacordifolia (Blume) Cogn., Su su - Sechium edule (Jacq.) Sw., Mướp - Luffa cylindrica,(L.) M. Roem, Gấc - Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng), họ Thiên lý (Thiên lý -Telosma cordatum (Burm.f.) Merr., Càng cua - Cryptolepis buchanani Roem. & Schult.,Dây cám - Sarcolobus globosus Wall.), được thu tại Vườn quốc gia (VQG) Tam Đảo vàVQG Xuân Thủy.2.2. Phương pháp quan sát trực tiếp mẫu tươi Mẫu tiêu bản giải phẫu tươi được cắt bằng dao lam để thu được các lát cắt có thểquan sát cấu tạo giải phẫu các bộ phận cần nghiên cứu.2.3. Phương pháp làm mẫu tiêu bản cố định Mẫu tiêu bản được làm theo phương pháp của R. M. Klein và D. T. Llein (1979) vàNguyễn Nghĩa Thìn (2007). Quan sát mẫu trên kính hiển vi quang học và chụp ảnh hiển vi.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Nhóm cây Một lá mầm có vách ngoài tế bào biểu bì tương đối phẳng, không có lôngche chở: họ Củ nâu (Củ mài, Củ cái, Từ lông) họ Khúc khắc (Kim cang bốn cạnh, Cậmkệch, Thổ phục linh). Hình 1. Lông che chở đa bào của Khổ áo Hình 2. Lông che chở đơn bào của lá tim (Nguồn: ĐTL Hương) (x400) Sắn dây (Nguồn: ĐTL Hương) (x400)Hình 3. Lông che chở đa bào của Thiên lý Hình 4. Lông che chở đa bào của Su su (Nguồn: ĐTL Hương) (x400) (Nguồn: ĐTL Hương) (x400)352 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Nhóm cây Hai lá mầm một số tế bào biểu bì kéo dài ra tạo thành lông che chở đơnbào: họ Đậu (Sắn dây (Hình 2), Đỗ ván, Đậu dao biển), Nho; hoặc lông đa bào: họ Bầubí (Khổ áo lá tim (Hình 1), Su su (Hình 4), Mướp, Gấc), họ Khoai lang (Bìm khói),Thiên lý (Hình 3) hoặc không có lông che chở: họ Kho ...

Tài liệu được xem nhiều: