Sự đan cài giữa các miền không gian trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước 1945
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 81.36 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nói đến Lưu Trọng Lư, độc giả thường nhớ tới một thi sĩ đa tình. Nếu trong thơ, ông chủ yếu kiến tạo không gian của cõi mộng thì trong văn xuôi tự sự thời kì trước 1945, Lưu Trọng Lư lại chú ý đan cài không gian xa xăm với không gian cụ thể lại với nhau. Ở đây, không gian mộng ảo của cõi tiên ẩn hiện trong cuộc sống trần thế, và để đi vào được cõi đó, độc giả phải trải qua khoảng không gian mập mờ của cõi âm hồn và trần gian, Không gian của miền cổ tích và thực tại, hay không gian của cuộc sống đương thời và vùng kí ức cũng được nhà văn lưu ý tạo dựng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự đan cài giữa các miền không gian trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước 1945 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 90-94 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0013 SỰ ĐAN CÀI GIỮA CÁC MIỀN KHÔNG GIAN TRONG VĂN XUÔI TỰ SỰ LƯU TRỌNG LƯ TRƯỚC 1945 Hồ Thị Thanh Thủy Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội, Trường Đại học Đồng Nai Tóm tắt. Nói đến Lưu Trọng Lư, độc giả thường nhớ tới một thi sĩ đa tình. Nếu trong thơ, ông chủ yếu kiến tạo không gian của cõi mộng thì trong văn xuôi tự sự thời kì trước 1945, Lưu Trọng Lư lại chú ý đan cài không gian xa xăm với không gian cụ thể lại với nhau. Ở đây, không gian mộng ảo của cõi tiên ẩn hiện trong cuộc sống trần thế, và để đi vào được cõi đó, độc giả phải trải qua khoảng không gian mập mờ của cõi âm hồn và trần gian, Không gian của miền cổ tích và thực tại, hay không gian của cuộc sống đương thời và vùng kí ức cũng được nhà văn lưu ý tạo dựng. Từ khóa: Đan cài, không gian xa xăm, không gian cụ thể, văn xuôi tự sự. 1. Mở đầu Trước cách mạng, bên cạnh thơ, Lưu Trọng Lư còn sáng tác một khối lượng văn xuôi khá lớn. Những nghiên cứu về không gian trong văn xuôi của ông trước đây thường thiên về không gian thật và không gian ảo [1, 3, 4], còn vấn đề sự đan cài giữa các miền không gian vẫn là một khoảng trống. Do vậy, bài viết tìm hiểu “Sự đan cài giữa các miền không gian trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước 1945” nhằm góp tiếng nói hoàn thiện hơn về bức tranh không gian của mảng văn xuôi tự sự mà nhà văn đã sáng tác trước Cách mạng. Nếu không gian trong văn xuôi trữ tình lãng mạn giai đoạn trước 1945 của các tác giả Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh. . . thường là không gian xám xịt, hiu hắt, phẳng lặng, bất định, hoang vắng của một phố huyện nghèo, một làng quê, một ga xép. . . thì trong văn xuôi tự sự của Lưu Trọng Lư cùng thời kì thường là sự đan cài của khoảng không gian xa xăm với một không gian cụ thể. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Sự đan cài giữa không gian cõi tiên và không gian trần tục Từ đầu thế kỉ XX đến 1945, các thể loại văn học đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong đó phải kể đến tác phẩm văn xuôi trữ tình của Thạch Lam, Xuân Diệu, Đỗ Tốn, Ngọc Giao, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh. Đọc những tác phẩm này, chúng ta thấy rõ dụng công của các nhà văn khi tạo dựng những không gian có tính đặc thù. Không gian trong sáng tác của Thạch Lam ngập tràn bóng Ngày nhận bài: 15/11/2016. Ngày sửa bài: 4/1/2018. Ngày nhận đăng: 14/1/2018. Liên hệ: Hồ Thị Thanh Thủy, e-mail: thuyhodhdn@gmail.com. 90 Sự đan cài giữa các miền không gian trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước 1945 tối, phủ màu hiu hắt của một phố chợ tồi tàn, lụp xụp, xóm nghèo ngoại ô hay cái làng quê tăm tối. Trong văn xuôi Xuân Diệu, đó là một không gian phẳng lặng, xám xịt. Không gian làng Mỹ Lý của truyện Thanh Tịnh thường gắn với cây đa, bến nước, sân đình với những vẻ đẹp nên thơ và bình lặng để đối lập với sự ồn ào của nhà ga, đường sắt, con tàu đang dần phá vỡ sự bình yên của những giá trị truyền thống. Không gian người đọc thường gặp ở văn xuôi Hồ Dzếnh là không gian tù đọng, bất định, hoang vắng. . . Với những cách thể hiện không gian như vậy, các tác giả muốn biểu thị cái nhìn của họ về thế giới thực tại vốn ngưng trệ, tù hãm. Cũng miêu tả không gian như các nhà văn cùng thời, nhưng không gian trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư có sự đan cài giữa không gian xa xăm với không gian cụ thể. Xuất phát là một nhà thơ lãng mạn nên tấm lòng Lưu Trọng Lư lúc nào cũng thổn thức, tâm hồn ông lúc nào cũng mơ màng, ông đem xáo trộn thực với mộng, mộng với thực, tiên với người, tiên với tục tạo nên một không gian mộng ảo của cõi tiên ẩn hiện trong cuộc sống trần thế. Vì lý do đó, tác giả đã tạo nên một không gian cõi tiên để cho các súc vật biết trò chuyện, chim muông có thể nói và hiểu được tiếng người, các cây cỏ, hoa lá có thể khiêu vũ, và đá cuội có thể mỉm cười. Lưu Trọng Lư đã thổi nguồn cảm hứng về thế giới thần tiên mộng ảo vào những trang văn xuôi của mình. Trà Hoa Nữ đưa người đọc lạc vào không gian của cõi tiên, nơi đó tất thảy loài vật đều hiểu tiếng người: “Hai vợ chồng nhà khỉ đang cãi nhau về việc nhà... một bầy phượng đang quây quần bên bàn rượu” [5; tr.220]. Có khi là một con đười ươi hình thù kì dị biết rơi những giọt nước mắt van lơn, bầy vượn đua nhau cười khúc khích, hay năm mươi con phượng đang múa bỗng biến thành những con bướm đủ sắc màu lộng lẫy. Trà Hoa Nữ là nàng tiên sống ở trong Tây động, lúc tiên ông đi vắng đã cứu Lương Hà Dật - một cống sinh ở làng Cô Tử đã ba lần lều chõng đi thi nhưng vẫn hỏng, quyết định cạo đầu ăn chay xuất gia tu hành. Chàng đi về phía Tây Động và gặp Trà Hoa Nữ. Đưa Lương Sinh về Tây động, ngỡ rằng sẽ trọn kiếp tu hành nơi hoa thơm cỏ lạ, quanh năm cây cối tốt tươi, nhưng chàng vẫn bị khuất phục bởi hai tiếng “Ái tình”. Nơi đây chàng và Trà Hoa Nữ đã có những tháng ngày vui vẻ. Con đường tìm về kiếp tu hành của Lương Sinh thật ra là ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự đan cài giữa các miền không gian trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước 1945 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 90-94 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0013 SỰ ĐAN CÀI GIỮA CÁC MIỀN KHÔNG GIAN TRONG VĂN XUÔI TỰ SỰ LƯU TRỌNG LƯ TRƯỚC 1945 Hồ Thị Thanh Thủy Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội, Trường Đại học Đồng Nai Tóm tắt. Nói đến Lưu Trọng Lư, độc giả thường nhớ tới một thi sĩ đa tình. Nếu trong thơ, ông chủ yếu kiến tạo không gian của cõi mộng thì trong văn xuôi tự sự thời kì trước 1945, Lưu Trọng Lư lại chú ý đan cài không gian xa xăm với không gian cụ thể lại với nhau. Ở đây, không gian mộng ảo của cõi tiên ẩn hiện trong cuộc sống trần thế, và để đi vào được cõi đó, độc giả phải trải qua khoảng không gian mập mờ của cõi âm hồn và trần gian, Không gian của miền cổ tích và thực tại, hay không gian của cuộc sống đương thời và vùng kí ức cũng được nhà văn lưu ý tạo dựng. Từ khóa: Đan cài, không gian xa xăm, không gian cụ thể, văn xuôi tự sự. 1. Mở đầu Trước cách mạng, bên cạnh thơ, Lưu Trọng Lư còn sáng tác một khối lượng văn xuôi khá lớn. Những nghiên cứu về không gian trong văn xuôi của ông trước đây thường thiên về không gian thật và không gian ảo [1, 3, 4], còn vấn đề sự đan cài giữa các miền không gian vẫn là một khoảng trống. Do vậy, bài viết tìm hiểu “Sự đan cài giữa các miền không gian trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước 1945” nhằm góp tiếng nói hoàn thiện hơn về bức tranh không gian của mảng văn xuôi tự sự mà nhà văn đã sáng tác trước Cách mạng. Nếu không gian trong văn xuôi trữ tình lãng mạn giai đoạn trước 1945 của các tác giả Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh. . . thường là không gian xám xịt, hiu hắt, phẳng lặng, bất định, hoang vắng của một phố huyện nghèo, một làng quê, một ga xép. . . thì trong văn xuôi tự sự của Lưu Trọng Lư cùng thời kì thường là sự đan cài của khoảng không gian xa xăm với một không gian cụ thể. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Sự đan cài giữa không gian cõi tiên và không gian trần tục Từ đầu thế kỉ XX đến 1945, các thể loại văn học đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong đó phải kể đến tác phẩm văn xuôi trữ tình của Thạch Lam, Xuân Diệu, Đỗ Tốn, Ngọc Giao, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh. Đọc những tác phẩm này, chúng ta thấy rõ dụng công của các nhà văn khi tạo dựng những không gian có tính đặc thù. Không gian trong sáng tác của Thạch Lam ngập tràn bóng Ngày nhận bài: 15/11/2016. Ngày sửa bài: 4/1/2018. Ngày nhận đăng: 14/1/2018. Liên hệ: Hồ Thị Thanh Thủy, e-mail: thuyhodhdn@gmail.com. 90 Sự đan cài giữa các miền không gian trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước 1945 tối, phủ màu hiu hắt của một phố chợ tồi tàn, lụp xụp, xóm nghèo ngoại ô hay cái làng quê tăm tối. Trong văn xuôi Xuân Diệu, đó là một không gian phẳng lặng, xám xịt. Không gian làng Mỹ Lý của truyện Thanh Tịnh thường gắn với cây đa, bến nước, sân đình với những vẻ đẹp nên thơ và bình lặng để đối lập với sự ồn ào của nhà ga, đường sắt, con tàu đang dần phá vỡ sự bình yên của những giá trị truyền thống. Không gian người đọc thường gặp ở văn xuôi Hồ Dzếnh là không gian tù đọng, bất định, hoang vắng. . . Với những cách thể hiện không gian như vậy, các tác giả muốn biểu thị cái nhìn của họ về thế giới thực tại vốn ngưng trệ, tù hãm. Cũng miêu tả không gian như các nhà văn cùng thời, nhưng không gian trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư có sự đan cài giữa không gian xa xăm với không gian cụ thể. Xuất phát là một nhà thơ lãng mạn nên tấm lòng Lưu Trọng Lư lúc nào cũng thổn thức, tâm hồn ông lúc nào cũng mơ màng, ông đem xáo trộn thực với mộng, mộng với thực, tiên với người, tiên với tục tạo nên một không gian mộng ảo của cõi tiên ẩn hiện trong cuộc sống trần thế. Vì lý do đó, tác giả đã tạo nên một không gian cõi tiên để cho các súc vật biết trò chuyện, chim muông có thể nói và hiểu được tiếng người, các cây cỏ, hoa lá có thể khiêu vũ, và đá cuội có thể mỉm cười. Lưu Trọng Lư đã thổi nguồn cảm hứng về thế giới thần tiên mộng ảo vào những trang văn xuôi của mình. Trà Hoa Nữ đưa người đọc lạc vào không gian của cõi tiên, nơi đó tất thảy loài vật đều hiểu tiếng người: “Hai vợ chồng nhà khỉ đang cãi nhau về việc nhà... một bầy phượng đang quây quần bên bàn rượu” [5; tr.220]. Có khi là một con đười ươi hình thù kì dị biết rơi những giọt nước mắt van lơn, bầy vượn đua nhau cười khúc khích, hay năm mươi con phượng đang múa bỗng biến thành những con bướm đủ sắc màu lộng lẫy. Trà Hoa Nữ là nàng tiên sống ở trong Tây động, lúc tiên ông đi vắng đã cứu Lương Hà Dật - một cống sinh ở làng Cô Tử đã ba lần lều chõng đi thi nhưng vẫn hỏng, quyết định cạo đầu ăn chay xuất gia tu hành. Chàng đi về phía Tây Động và gặp Trà Hoa Nữ. Đưa Lương Sinh về Tây động, ngỡ rằng sẽ trọn kiếp tu hành nơi hoa thơm cỏ lạ, quanh năm cây cối tốt tươi, nhưng chàng vẫn bị khuất phục bởi hai tiếng “Ái tình”. Nơi đây chàng và Trà Hoa Nữ đã có những tháng ngày vui vẻ. Con đường tìm về kiếp tu hành của Lương Sinh thật ra là ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Không gian xa xăm Không gian cụ thể Văn xuôi tự sự Văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước 1945 Văn học lãng mạn Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiêu chí nhận diện thơ văn xuôi
10 trang 21 0 0 -
Vấn đề 'dự báo' trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam nhìn từ tiền đề lịch sử, xã hội, văn hoá
11 trang 19 0 0 -
83 trang 19 0 0
-
36 trang 19 0 0
-
Lòng dạ đàn bà (Hồ Biểu Chánh)
14 trang 19 0 0 -
Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh)
53 trang 19 0 0 -
Hiện tượng dự báo thông qua Lên Đồng trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam
11 trang 18 0 0 -
Đỗ Nương Nương báo oán (Hồ Biểu Chánh)
91 trang 18 0 0 -
Sống thác với tình (Hồ Biểu Chánh)
74 trang 18 0 0 -
44 trang 18 0 0
-
42 trang 17 0 0
-
53 trang 17 0 0
-
69 trang 17 0 0
-
63 trang 17 0 0
-
58 trang 17 0 0
-
Nặng gánh Cang Thường (Hồ Biểu Chánh)
72 trang 17 0 0 -
52 trang 16 0 0
-
51 trang 16 0 0
-
Tân Phong nữ sĩ (Hồ Biểu Chánh)
58 trang 16 0 0 -
Tiền bạc, bạc tiền (Hồ Biểu Chánh)
51 trang 16 0 0