Danh mục

Sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí để phân tích môi trường đầu tư Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 243.45 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này sử dụng bộ số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2014 khảo sát 996 doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Khác với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí để phân tích 9 nhóm biến ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí để phân tích môi trường đầu tư Việt Nam SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA TIÊU CHÍ ĐỂ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VIỆT NAM ANALYSIS OF VIETNAM INVESTMENT CLIMATE USING THE MULTI-CRITERIA APPROACH TS. Lê Nữ Minh Phương Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Tóm tắt Nghiên cứu này sử dụng bộ số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2014 khảo sát 996 doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Khác với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí để phân tích 9 nhóm biến ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Môi trường đầu tư của cả nước phân theo khu vực theo trật tự xếp hạng từ tốt đến xấu như sau: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Đông Nam Bộ là khu vực phát triển nhất cả nước với hầu hết các chỉ số cao nhất, tuy nhiên các vấn đề liên quan đến thuế lại là cản trở lớn nhất đối với doanh nghiệp. Trong khi đó, hạn chế môi trường đầu tư của đồng bằng sông Hồng là thị trường tài chính. Từ khóa: Môi trường đầu tư, Việt Nam, Phương pháp phân tích đa tiêu chí Abstract This study uses data of 2014 World Bank enterprise surveyed 996 enterprises across country. Different from the previous studies, this study applies Multi-Criteia Analysis that analyzes 9 clusters of variables influencing the investment climate. Investment climate ranks orderly from good to bad as South East, Red River Delta, North Central Area and Central Coastal, Mekong River Delta. South East is the greatest developed region in all with almost highest score than other regions however all obstacles related to tax is the biggest problem of enterprises. Meanwhile, the limited investment climate of Red River Delta is financial market. Key words: Investment climate, Vietnam, Multi-criteria Analysis. 1. Giới thiệu Vốn là điều kiện tiên quyết của tăng trưởng và phát triển của một quốc gia, nhu cầu về vốn càng cao hơn ở các nước hay vùng kinh tế kém phát triển. Ngoài vốn ngân sách nhà nước định hướng đầu tư theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội, các nguồn vốn khác có thu hút được hay không phải nhờ vào môi trường đầu tư. Năng lực cạnh tranh quốc gia (GCI) được thiết kế và khảo sát bởi Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) dùng để đánh giá năng lực một nền kinh tế đạt được và duy trì mức tăng trưởng bền vững, thu hút đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân trên cơ sở xác định chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác (WEF, 2000). So với khu vực ASEAN chỉ số GCI của Việt Nam rất thấp, chỉ cao hơn Cambodia đặc biệt một số chỉ số còn thấp hơn Cambodia (Lê Nữ Minh Phương, 2016). Năng lực cạnh tranh quốc gia bắt 787 nguồn từ năng lực của tỉnh, vùng về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp. Theo Ủy ban tài trợ phát triển doanh nghiệp, môi trường đầu tư là phức hợp tất cả các yếu tố chính trị, pháp lý, thể chế và các điều kiện ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh (Donor Committee for Enterprise Development, 2008). Vì tồn tại nhiều khía cạnh, môi trường kinh doanh tốt hay xấu được các doanh nghiệp đánh giá thông qua nhiều tiêu chí. Trên phạm vi cả nước những qui định của chính phủ đều được áp dụng giống nhau ví dụ như mức thuế suất nhưng cách thức vận hành thu, nộp, giãn thuế thu nhập, thái độ nhân viên … tạo ra môi trường đầu tư khác nhau ở các địa phương. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu trở ngại của môi trường đầu tư của 4 vùng: Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long từ đó đề xuất các giải pháp riêng biệt cho từng vùng. 2. Các yếu tố tác động đến môi trường đầu tư Quá trình đưa ra quyết định đầu tư ở tại một địa điểm nào đó được nhà đầu tư phân tích dựa trên nhiều tiêu chí. Hầu hết các bài viết liên quan đến thu hút FDI, ảnh hưởng FDI đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nghiên cứu này không tập trung chú ý đến FDI mà xem xét đánh giá môi trường đầu tư tất cả các loại hình đầu tư và trên phạm vi cả nước. 2.1 Chất lượng của dịch vụ công và hạn chế của cơ sở hạ tầng Ở các nước kinh tế kém phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh. Cơ sở hạ tầng được xem như là một nhân tố bổ sung vào giá trị đầu vào sản xuất và tăng năng suất doanh nghiệp vì thế tăng lợi nhuận (Aschauer (1989), Barro (1990)). Chi phí vận chuyển doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng con đường. Hơn thế nữa doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào mạng viễn thông để thiết lập mối quan hệ với khách hàng và giữa các đối tác. Ga, điện, nước tất cả là đầu vào của quá trình sản xuất. Vì vậy số lượng và chất lượng cơ sở hạ tầng là một yếu tố cấu thành môi trường đầu tư. Nghiên cứu của Holtz-Eakin và Schwartz (1995) khẳng định cơ sở hạ tầng làm tăng hiệu quả sản xuất bởi vì yếu tố chi phí vận chuyển giữa các doanh nghiệp, ngành và vùng. Carlin et al (2006) và Gelb et al (2007) khẳng định ở các nước nghèo, năng lượng là một vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp. Nghiên cứu của Lee et al (2006) nhấn mạnh các doanh nghiệp nhỏ phụ thuộc vào dịch vụ công và đặc biệt bị ảnh hưởng bởi cơ sở hạ tầng yếu kém. Một số nghiên cứu dùng phân tích hồi qui đã đưa ra kết luận cơ sở hạ tầng yếu kém anh hưởng đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Ở tầm vĩ mô, Romp và De Haans (2005) đã kết luận vốn công thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Escribano và Guash (2005) tiến hành khảo sát doanh nghiệp và đưa ra kết luận tồn tại mối quan hệ mạnh giữa 10 biến khác nhau đo lường năng suất và 4 biến cơ sở hạ tầng. Bastos và Nasir (2004) nghiên cứu 5 nước Đông và Trung Á xác định mối quan hệ tương tự liên quan đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (tỷ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: