Danh mục

Sử dụng thuốc chống đông – chống ngưng tập tiểu cầu trên bệnh nhân nhồi máu não cấp

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 174.53 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của bài viết "Sử dụng thuốc chống đông – chống ngưng tập tiểu cầu trên bệnh nhân nhồi máu não cấp" phân tích đặc điểm sử dụng thuốc chống đông trên bệnh nhân nhồi máu não cấp và phân tích đặc điểm sử dụng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu trên bệnh nhân nhồi máu não cấp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng thuốc chống đông – chống ngưng tập tiểu cầu trên bệnh nhân nhồi máu não cấpSỬ DỤNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG – CHỐNG NGƯNG TẬP TIỂU CẦUTRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CẤPVõ Thị Hà*, Hoàng Thị Kim Huyền**, Hoàng Khánh** ĐH Y Dược Huế, **ĐH Dược Hà NộiSummaryThe study involved 94 patients with acute ischemic stroke internally in the Department ofGeneral Internal Medicine - Geriatric Medicine, Department of Endocrinology - Neurology –Respiratory Medicine, Department of Cardiovascular Medicine and Department of Emergency atHue Central Hospital from 01/08/2010 to 31/06/2011. The antiaggregants and anticoagulants wasadministered in 72.3% and 19.2%, respectively. In 69 patients using antiaggregants and/oranticoagulants, aspirin accounted for 73.9% and clopidogrel 34.8%; enoxaparin made up 24.6%and warfarin 7.2%. For the first antithrombotic therapy, a single therapy was employed mostfrequently (78.3%) and multiple therapies with two drugs and three drugs were 18.9% and 5,8%,respectively; of 6 different antithrombotic regimens used and the most common regimens were 1antiaggregant or 1 antiaggregant + 1 anticoagulant (respectively, 71.0% and 15.9%). Thepercentage of patients using aspirin during the first 48 hours of onset in the whole sample was27.7% and in 59 patients hospitalized in the first 48 hours of onset was 44,1%. In 68 patientstaking antiaggregants, the rate of change of antiplatelet agents was 5.9% and the discontinuationrate 0.0% and a mean duration of treatment 13 ± 1.2 days. Of 18 patients taking anticoagulants,patients taking anticoagulants within the first 96 hours of onset accounted for 50%, the rate ofchange of anticoagulants was 5.6%, discontinuation rate 22.2% and a mean duration of treatment8 ± 1.6 days. One patient suffered a lower gastrointestinal bleeding while taking anticoagulant.I. ĐẶT VẤN ĐỀThuốc chống đông (CĐ) được sử dụng >50 năm để điều trị cho bệnh nhân (BN) nhồi máunão (NMN) cấp. Dù những thuốc này tiếp tục được chỉ định phổ biến nhưng lợi ích của việcchống đông khẩn cấp trên đối tượng này vẫn là chủ đề tranh cãi. Vẫn còn nhiều bất đồng về quanđiểm lựa chọn tác nhân chống đông, đường dùng, liều dùng, mức chống đông yêu cầu, thời điểmvà thời gian điều trị [1]. Trong khi đó, những lợi ích của việc dùng lâu dài thuốc chống ngưng tậptiểu cầu để phòng đột quỵ tái phát đã được khẳng định hơn 25 năm qua. Tuy nhiên, lợi ích tiềmnăng của liệu pháp dùng sớm aspirin (trong vòng 48 giờ từ khi khởi phát) trên BNNMN chỉ đượcghi nhận sau công bố của hai nghiên cứu lớn ngẫu nhiên có đối chứng (thử nghiệm CAST và thửnghiệm IST) vào năm 1997 [6]. Nhìn chung, nhóm thuốc CĐ và CNTTC là hai nhóm điều trị đặchiệu NMN cấp hiệu quả nhưng có nguy cơ cao gặp tác dụng có hại nghiêm trọng nên việc sửdụng trên lâm sàng cần thận trọng. Do đó, phân tích việc sử dụng hai nhóm thuốc này trên bệnhnhân NMN cấp là cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng điều trị nói chung trên bệnh nhânNMN tại Bệnh viện Trung ương Huế - bệnh viện lớn nhất khu vực miền Trung – Tây nguyên, nơitiếp nhận hàng năm rất nhiều bệnh nhân NMN cấp. Vì vậy, đề tài được tiến hành với hai mục tiêuchính:- Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc chống đông trên bệnh nhân nhồi máu não cấp.- Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu trên bệnh nhân nhồi máu não cấp.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứuBệnh nhân (BN) đang điều trị nội trú tại Khoa Nội tổng hợp – Lão khoa, Khoa Nội tiết - Thầnkinh - Hô hấp, Khoa Nội tim mạch và Khoa Hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện Trung Ương Huếtrong khoảng thời gian từ 01/08/2010 đến tháng 31/06/2011.Tiểu chuẩn lựa chọn- BN được chẩn đoán là NMN với: thời gian xuất hiện đột ngột, thiếu sót chức năng thần kinhkhu trú, tồn tại quá 24 giờ hoặc gây tử vong trong 24 giờ, loại trừ nguyên nhân chấn thươngvà/hoặc kết quả CT scan/chụp cộng hưởng từ hạt nhân loại trừ thể xuất huyết não.- BN nhập viện trong giai đoạn cấp (trong vòng 7 ngày từ khi khởi phát).Tiêu chuẩn loại trừ- Bằng chứng chảy máu não trên CT-scan- Triệu chứng gợi ý chảy máu não dù CT-scan là bình thường- Nhồi máu não thoáng qua- Nhồi máu não đến viện sau 7 ngày từ ngày khởi phát.- Những trường hợp phối hợp XHN và NMN- U não giảm tỷ trọng, migraine, xơ rải rác, bệnh nhân có rối loạn tâm thần kinh, các rối loạnvề vận động, vận ngôn có từ trước.2.2. Phương pháp nghiên cứuNghiên cứu tiến cứu, mô tả, không can thiệp. Dữ liệu thu thập dựa theo thông tin trong bệnh án,lời khai trực tiếp của bệnh nhân, người nhà BN và bác sĩ điều trị. Dữ liệu được thu thập và điềnvào Phiếu thông tin theo mẫu.2.3. Xử lý kết quả nghiên cứuSố liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 15.0 vàExcel 2003.III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN3.1. Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứuTuổi và giới tính- Độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 68,6 ± 1,55 tuổi, bệnh nhân có tuổi thấp nhất là16 tuổi, cao nhất là 101 tuổi. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: