Danh mục

Sử dụng thuốc kháng khuẩn bôi ngoài da

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 190.25 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có nhiều loại bệnh da, nhiều tác nhân bên ngoài gây nên các thương tích ngoài da có thể bị nhiễm trùng, làm mủ, rất lâu lành và khi lành sẽ để lại sẹo. Ngoài việc dùng thuốc kháng sinh toàn thân, chúng ta cần phải săn sóc chỗ da bị bệnh và bôi thêm thuốc kháng khuẩn tại chỗ. Vấn đề đặt ra là việc chỉ định dùng và cách dùng các thuốc bôi này như thế nào cho đúng. Chỉ định dùng thuốc - Dùng cho các bệnh nhiễm khuẩn da như: viêm nang lông, viêm da mủ,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng thuốc kháng khuẩn bôi ngoài da Sử dụng thuốc kháng khuẩn bôi ngoài da Có nhiều loại bệnh da, nhiều tác nhân bên ngoài gây nên các thương tích ngoài da có thể bị nhiễm trùng, làm mủ, rất lâu lành và khi lành sẽ để lại sẹo. Ngoài việc dùng thuốc kháng sinh toàn thân, chúng ta cần phải săn sóc chỗ da bị bệnh và bôi thêm thuốc kháng khuẩn tại chỗ. Vấn đề đặt ra là việc chỉ định dùng và cách dùng các thuốc bôi này như thế nào cho đúng. Chỉ định dùng thuốc - Dùng cho các bệnh nhiễm khuẩn da như: viêm nang lông, viêm da mủ, mụn trứng cá, viêm quầng, chốc, chốc loét, loét sâu quảng, nhọt và nhọt cụm... - Trong các bệnh da có bội nhiễm: chàm bội nhiễm, tổ đỉa bội nhiễm, bệnh da bóng nước, ghẻ bội nhiễm v.v... - Trong các bệnh nội tạng có biểu hiện ra da: tiểu đường, loét lỗ đáo trong bệnh phong, loét da do tì đè khi bệnh nhân phải nằm lâu do hôn mê, tai biến mạch máu não... - Chấn thương làm rách da, trầy da có thể bị nhiễm trùng. Một số thuốc bôi có tính kháng khuẩn - Các dung dịch sát khuẩn: nước muối sinh lý 0,9%, thuốc tím pha loãng nồng độ 1/10.000 dùng để rửa các vết thương, vết trầy sước do chấn thương, các vết loét. - Thuốc đỏ, dung dịch xanh Méthylène, Eosine, Milian, Castellani ... có tính sát khuẩn tại chỗ, bôi tại chỗ để phòng và chống bội nhiễm. - Các chế phẩm cream có pha các kháng sinh như Gentamycine, Tétracycline v.v... Các thuốc này được các hãng dược phẩm pha chế sẵn với một nồng độ thích hợp, đôi khi được thêm vào thuốc kháng viêm có Steroids và (hoặc) thuốc kháng vi nấm. - Thuốc kháng khuẩn tại chỗ Bactroban: Thuốc có tên khoa học là Mupirocin, đây là một kháng sinh tại chỗ mới, phổ diệt khuẩn rộng có hoạt tính chống lại hầu hết các vi khuẩn gây nhiễm trùng da. Thuốc này dễ sử dụng, có hiệu quả tốt và ít tác dụng phụ, chưa có sự đề kháng của vi khuẩn. - Dầu mù u là một loại thuốc bôi có tính sát khuẩn tốt, nhất là trong những trường hợp vết loét da lâu ngày do bệnh nhân nằm lâu. Dầu mù u là một loại thuốc cổ truyền và đã được các thầy thuốc áp dụng rộng rãi. Một số lưu y khi dùng thuốc kháng khuẩn tại chỗ - Không tự ý lấy các thuốc kháng sinh toàn thân để dùng tại chỗ. Ví dụ: Rắc bột Penicilline hay Streptomycine lên vết thương, vì dùng kháng sinh nguyên chất, liều tác động lên tại chỗ rất cao sẽ làm kích thích da. Mặt khác, cách dùng thuốc như thế dễ gây ra dị ứng và gây sốc phản vệ có thể làm chết người. - Phải tuân thủ các nguyên tắc về việc sử dụng thuốc bôi ngoài da nói chung. - Cần kết hợp trong uống ngoài xoa, nhưng chú y sự tương tác của thuốc. Vì vậy tốt nhất là, nên có chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc.

Tài liệu được xem nhiều: