Cùng với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật và theo nhu cầu ngày càng tăng trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, người bệnh và thầy thuốc đứng trước hàng ngàn loại thuốc kháng sinh và mỗi thứ lại có nhiều dạng bào chế khác nhau để tiêm hoặc uống. Vậy làm thế nào để sử dụng đúng đắn và có hiệu quả mà không tốn kém một cách không cần thiết và không gây hại, đó là một câu hỏi lớn đặt ra cho người tiêu dùng, cụ thể là người bệnh. Trong thực tế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH: NÊN TIÊM HAY UỐNGDÙNG THUỐC KHÁNGSINH: NÊN TIÊM HAY UỐNG?Tác giả : BS. NGUYỄN VĂN BÀNG (Khoa Nhi, Bệnh việnBạch Mai)Cùng với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật vàtheo nhu cầu ngày càng tăng trong việc điều trịcác bệnh nhiễm khuẩn, người bệnh và thầy thuốcđứng trước hàng ngàn loại thuốc kháng sinh và mỗi thứ lạicó nhiều dạng bào chế khác nhau để tiêm hoặc uống. Vậylàm thế nào để sử dụng đúng đắn và có hiệu quả mà khôngtốn kém một cách không cần thiết và không gây hại, đó làmột câu hỏi lớn đặt ra cho người tiêu dùng, cụ thể là ngườibệnh.Trong thực tế hiện nay, chúng ta thấy cùng một tên thuốc, cóthể có đến 5-7 loại thuốc của các hãng khác nhau, lại có loạiống hoặc lọ để tiêm cơ bắp hoặc truyền tĩnh mạch, loại viênhoặc bột hoặc xi-rô để uống. Nhiều người thường nghĩ rằng:tiêm tốt hơn uống nên thường đòi hỏi dùng thuốc tiêm, dùbiết có nhiều bất tiện, vì họ cho rằng: tiêm sẽ chóng lànhbệnh hơn. Vậy thực ra, các dạng thuốc cùng tên có khác nhaugì không? Nên dùng loại thuốc nào? Nên tiêm hay uống? Tạisao?1. Thế nào là thuốc tốt?Thuốc tốt là thuốc nhanh chóng có được nồng độ đủ phát huytác dụng nhanh chóng sau khi dùng, có thời gian tồn tại trongmáu càng lâu càng tốt, để khỏi phải dùng nhiều lần trongngày. Ngoài ra thuốc tốt còn là thuốc không gây nhiều tácdụng phụ nguy hiểm, dễ sử dụng (càng ít lần dùng trong ngàycàng dễ dùng, ít bị quên), mùi vị dễ chịu khi uống hoặc ít đaukhi tiêm và giá thành hợp lý.2. Những đặc tính cần thiết của một thuốc kháng sinh làgì?a. Về dược lực học (hay hoạt tính kháng khuẩn của khángsinh)Thuốc kháng sinh dù dưới dạng bào chế nào cũng có dượctính (hay tác dụng diệt khuẩn mong muốn) như nhau. Cácdạng bào chế khác nhau là để giúp thầy thuốc cho bệnh nhândùng phù hợp với từng mức độ bệnh, tình trạng bệnh nhân vàdễ dàng sử dụng, thuận lợi cho bệnh nhân, nhất là người caotuổi và trẻ em.b. Về dược động học (hay là thời gian phát huy tác dụng vàhết tác dụng của thuốc), sự khác nhau chủ yếu giữa thuốcuống và thuốc tiêm.Khi đưa bất cứ một thứ thuốc nào vào trong cơ thể, thuốccũng cần một thời gian nhất định để có nồng độ cao trongmáu đủ để phát huy tác dụng, và sẽ bị cơ thể loại bỏ bằngnhiều cách khác nhau ra khỏi cơ thể.Các thuốc dùng qua đường tiêm sẽ nhanh chóng có nồng độcao trong máu và trong vùng bị bệnh, nghĩa là sẽ sớm pháthuy tác dụng. Nhưng khi tiêm, thuốc cũng nhanh chóng bịđào thải khỏi cơ thể.Ví dụ: Khi tiêm Ampicillin qua đường tĩnh mạch, sau 2-3phút sẽ có nồng độ tối đa trong máu và thuốc sẽ bị loại trừhoàn toàn khỏi cơ thể sau khoảng 5 giờ nên phải tiêm ít nhấtmỗi ngày 4 lần mới chống được vi khuẩn sinh sôi trở lạitrong máu. Còn nếu tiêm bắp sẽ mất 45 phút đến 1 giờ để cónồng độ tối đa cần thiết và sẽ bị đào thải phần lớn khỏi cơ thểsau 7-8 giờ, như vậy đòi hỏi phải tiêm bắp ít nhất 3 lần mỗingày mới đủ tác dụng. Ngược lại, nếu uống, phải mất khoảng2 giờ sau mới đạt nồng độ tối đa cần thiết, nhưng thuốc chỉ bịđào thải phần lớn sau 10-12 giờ và người bệnh chỉ cần uống2 lần mỗi ngày cũng có thể đủ tác dụng cần thiết.Một thí dụ khác: Cephalosporin là một nhóm thuốc khángsinh được dùng rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là các thuốcthế hệ thứ 3 (ví dụ: Cefotaxime mà biệt dược phổ biến làClaforan®, vì tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, lại ít độc. Đa sốcác thuốc này được dùng trong những trường hợp nặng nênchủ yếu dưới dạng tiêm. Nếu tiêm tĩnh mạch, sau 5 phút sẽcó nồng độ tối đa, và sẽ chỉ còn lại một nửa trong máu sau 40phút, nên thường phải tiêm 3-4 lần mới có kết quả tốt. Khitiêm bắp, sau 30 phút sẽ có nồng độ tối đa và sau 80 phút sẽchỉ còn một nửa trong máu, nên thường phải tiêm 2 lần trongngày. Gần đây, người ta cũng đã sản xuất được các thuốc loạinày ở dạng uống, mà các biệt dược có mặt tại Việt Nam là:Cedax® hoặc Oroken® (hãng Rhône - Poulenc) và gần đâylà Cifex® (Cefixime của hãng Fujisawa). Các thuốc này cócả dạng viên, bột và xi-rô dùng cho trẻ. Sau khi uống 1 giờ cóđủ nồng độ diệt khuẩn, nhưng sau 4 giờ sẽ đạt nồng độ tối đa,và tác dụng có thể kéo dài từ 18-24 giờ sau 1 liều uống, nênchỉ phải uống 2 hoặc thậm chí 1 lần trong ngày.3. Khi nào phải tiêm, khi nào nên dùng đường uống?Cho tới nay, rất nhiều người, kể cả một số thầy thuốc, thườngcho rằng: tiêm thì thuốc sẽ có tác dụng nhanh và mạnh hơnuống, nên bệnh chóng khỏi. Thực ra không phải như vậy.Trong thực tế, chỉ phải sử dụng đường tiêm bắt buộc trongmột số ít trường hợp sau:a. Bệnh nhân nôn trớ thường xuyên, không thể đưa thuốc vàođường tiêu hóa được.b. Bệnh nhân nhiễm khuẩn quá nặng (nhiễm khuẩn máu cóchoáng chẳng hạn) có rối loạn hấp thu tại đường tiêu hóa.c. Cần khống chế ngay tình trạng nhiễm khuẩn tiến triểnnhanh kiểu “sét đánh” như trong nhiễm khuẩn máu do nãomô cầu là tình trạng cực kỳ nặng và tiến triển chớp nhoáng,nhưng cũng may mắn là rất hiếm gặp.Ngoài ra, trong đạ ...