Danh mục

Sự hiện diện của phê bình cổ mẫu ở Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 656.44 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này mang tính chất nhận diện bước đầu về Sự hiện diện của Phê bình cổ mẫu ở Việt Nam. Qua đó chúng tôi bước đầu đánh giá về thành tựu, hạn chế của Phê bình cổ mẫu ở Việt Nam trong cái nhìn tương quan với Phê bình phân tâm theo lý thuyết Freud.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự hiện diện của phê bình cổ mẫu ở Việt Nam SỰ HIỆN DIỆN CỦA PHÊ BÌNH CỔ MẪU Ở VIỆT NAM NGUYỄN DIỆU THÚY Trường Đại học sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Bài viết này mang tính chất nhận diện bước đầu về Sự hiện diện của Phê bình cổ mẫu ở Việt Nam. Qua đó chúng tôi bước đầu đánh giá về thành tựu, hạn chế của Phê bình cổ mẫu ở Việt Nam trong cái nhìn tương quan với Phê bình phân tâm theo lý thuyết Freud. Đặc biệt chúng tôi chú trọng ghi nhận sức bật về công trình của các nhà phê bình trẻ. Mặt khác, chúng tôi bước đầu lý giải nguyên nhân và thử soi chiếu cái nhìn về tương lai phát triển của Phê bình cổ mẫu trong lịch sử vận động của nền phê bình văn học dân tộc. Cấu trúc bài viết được xây dựng trên hệ thống gồm 3 tiểu mục: 1. Lý thuyết của C.G.Jung và Phê bình cổ mẫu; 2. Sự vận dụng Phê bình cổ mẫu trong văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam; 3. Sự vận dụng Phê bình cổ mẫu trong văn học hiện đại Việt Nam. Từ khóa: phê bình cổ mẫu, Việt Nam“Nếu như Glenn và Neil Armstrong mở ra cho chúng ta không gian bên ngoài với tư cách lànhững người thám hiểm vũ trụ, thì Jung chỉ bảo cho chúng ta về không gian bên trong nhưmột nhà thám hiểm dũng cảm và táo bạo vào những điều chưa được biết đến” (Muray Stein).Với C.G. Jung, nghiên cứu tâm thần có tầm quan trọng rất lớn như ông đã nói “toàn bộ thếgiới treo trên một sợi chỉ và sợi chỉ này là tâm thần con người”.1. LÝ THUYẾT CỦA C.G. JUNG VÀ PHÊ BÌNH CỔ MẪUSự nghiệp của C.G. Jung định hình trong cái bóng hiện diện của Freud. Song chỗ ông khácnhất với Freud và những người khảo sát tâm thần khác đó là việc phát hiện ra Vô thức tậpthể. Theo Jung, vô thức tập thể là “một con người tập thể bất hủ, nắm trong tay thể nghiệmhàng mấy triệu năm của nhân loại”. Vô thức tập thể hiện lên thông qua các hình tượng mangtính biểu tượng là Cổ mẫu (archétype). Cổ mẫu là sự ngưng kết của vô thức tập thể. Nói nhưĐỗ Lai Thúy đó là “những đồ hình vĩnh cửu của kinh nghiệm loài người”.Lý thuyết về Cổ mẫu là cốt yếu của tâm lý học chiều sâu, yếu tố nền tảng này đã tạo nên cúhích cho sự chào đời của Phê bình cổ mẫu. Đây là sự bổ sung quan trọng cho phê bình phântâm học của Freud. Khi nói về khả năng vận dụng lý thuyết của mình, Jung chia sẻ “Có lẽ tôicó quyền hy vọng là các thính giả của tôi đã kịp suy nghĩ, không phải về những điều tôi nói,mà chính là về sự vận dụng cụ thể tất cả những điều đó vào tác phẩm thơ ca - nghệ thuật, nhưthế là đắp da đắp thịt cho bộ khung xương tư tưởng trừu tượng của tôi” [5, tr. 84]. Và thực tếlà “Giữa thế kỷ XX, bừng nở một tinh thần khảo cổ học trong lãnh địa văn chương. Nhà khảocổ đào bới đất đai để tìm các dấu tích xưa, nhà phê bình đào bới văn bản để đi tìm các vếthằn đầu tiên trong ký ức nhân loại. Là hạt mầm ấp ủ trong đường ranh của hai mảnh vườnnhân chủng xã hội học và phân tâm học, cây phê bình cổ mẫu hút mạnh các chất phù sa củavăn học và sum suê tỏa bóng” (Nguyễn Thị Thanh Xuân). Học thuyết của Jung được nhiềungười tiếp bước trong phê bình. Đó là Ch.Bauduin, J.Campbell, M.Eliade và đặc biệt làN.Frye với công trình nổi tiếng Giải phẫu phê bình. So với nhiều trường phái khác, lịch sửcủa Phê bình cổ mẫu không dài, vị trí cũng khiêm tốn. Song, sự quấn luyến của các yếu tố:motif huyền thoại, biểu tượng trong tính tái sinh nhiều ám gợi trong văn học đã tạo nền móngcho việc tìm và lý giải Cổ mẫu. Sẽ khó khăn cho việc diễn giải tác phẩm khi thiếu đi cơ sở mỹhọc hay tâm lý nào đó vì vậy cống hiến của C.G.Jung tạo ra cách nhìn độc đáo. Đánh giá vềPhê bình cổ mẫu chúng tôi ghi nhận ý kiến của Nguyễn Thị Thanh Xuân khi cho rằng PhêKỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ haiTrường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 349-355350 NGUYỄN DIỆU THÚYbình cổ mẫu “giúp người nghiên cứu hiểu sâu hơn về tác phẩm; đoán định được sự vận độngcủa văn chương trên cái nhìn đa giác: tâm lý, văn hóa, nhân học; phát hiện ra những đặcđiểm nhân loại và dân tộc trong văn chương; góp phần nối liền văn học dân tộc và văn họcthế giới; khuyến khích người cầm bút và công chúng nuôi lại cái khát vọng “nối liền xưa vànay” giúp họ bớt đi quán tính viết và đọc văn chương theo kiểu áp sát đời sống chính trị vàtăng cường tính đa âm trong cách viết và sức mạnh tưởng tượng trong sáng tạo, từ một nguồnlực văn hóa vững bền” [8]. Dẫu phương pháp này không thật coi trọng việc khám phá giá trịchân thật, lịch sử, tình cảm thẩm mỹ của văn học và khi tìm hiểu tác phẩm đã hạ thấp vai tròcủa nhà văn. Nhưng thiết nghĩ không có phương pháp nào vạn năng, vết nứt trong phươngpháp này là tiền đề cho sự bóc vỏ nảy mầm phương pháp khác. Và với những đặc trưng đó,cây Phê bình cổ mẫu đã nảy mầm trên địa hạt phê bình Việt Nam.Lý thuyết Cổ mẫu của Jung đã manh nha trong Kinh thi Việt Nam (1940) của Trương Tửu,nhưng người đầu tiên vận dụng một cách nghiêm túc lý thuyết này trong phê bình văn học chínhlà Đỗ Lai Thúy. Ông là người đã có công phục dựng lại nền phê bình phân tâm học đồng thờicũng là người đẩy nó lên bước cao hơn nhờ sự cập nhật phân tâm học sau Freud. Luận văn Lýgiải cái dâm cái tục trong thơ Hồ Xuân Hương từ tín ngưỡng phồn thực (1995) sau này inthành sách Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực (1999) là công trình đầu tiên được dán nhãnPhê bình cổ mẫu. Sau Trương Tửu, Đỗ Lai Thúy là Hồ Thế Hà, Lê Đức Luận và đặc biệt làNguyễn Thị Thanh Xuân. Qua trang sách của Nguyễn Thị Thanh Xuân các yếu tố Đất, Nước,Trời, Trăng,... được vực dậy từ cội nguồn dấu tích ngàn xưa, vén mở những nếp gấp từ bao đờicủa vô thức tập thể. Ngoài ra nhiều cây phê bình trẻ cũng đã sớm tham gia vào cuộc chạy tiếpsức này như Trần Thị Thanh Nhị, Đỗ Lan Hiền, Nguyễn Thị Thanh Lưu, Nguyễn Thị Tùng,Nguyễn ...

Tài liệu được xem nhiều: