Sự kết hợp của ba nhà: Nhà nước, nhà trường, nhà doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 360.15 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Sự kết hợp của ba nhà: Nhà nước, nhà trường, nhà doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội" nhằm mục tiêu đánh giá một cách cụ thể vai trò của ba nhà: Nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng theo nhu cầu của xã hội cũng như sự phối kết hợp của cả ba nhà này trong sự nghiệp đào tạo nói chung, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng đáp ứng được các đòi hỏi của thực tiễn mà xã hội đang đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự kết hợp của ba nhà: Nhà nước, nhà trường, nhà doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội SỰ KẾT HỢP CỦA BA NHÀ: NHÀ NƯỚC, NHÀ TRƯỜNG, NHÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Trần Anh Sơn Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính – Marketing Email: tason@ufm.edu.vn Tóm tắt: Bài tham luận này nhằm mục tiêu đánh giá một cách cụ thể vai trò của ba nhà: Nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng theo nhu cầu của xã hội cũng như sự phối kết hợp của cả ba nhà này trong sự nghiệp đào tạo nói chung, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng đáp ứng được các đòi hỏi của thực tiễn mà xã hội đang đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Từ đó, bài tham luận đưa ra một số khuyến nghị chung cho ba nhà để sự kết hợp của họ trong đào tạo nguồn nhân lực thực sự đáp ứng được nhu cầu vô cùng đa dạng và phong phú của xã hội trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Từ khóa: Đào tạo theo nhu cầu xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Nguồn nhân lực, Nhà trường, Nhà doanh nghiệp 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã chủ trương Ðào tạo theo nhu cầu xã hội và chính thức được triển khai tới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề. Các cơ sở đào tạo chuyển hướng đào tạo từ chỉ đào tạo những gì mình đang có sang đào tạo những gì mà xã hội đang cần nhằm thu hẹp khoảng cách cung - cầu giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Theo ông Phạm Vũ Luận, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo, nhiều trường đã tổ chức các buổi hội thảo bàn về chương trình Ðào tạo theo nhu cầu xã hội”; tổ chức ngày hội tư vấn việc làm; đến doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu, ký kết các hợp đồng đào tạo nhân lực; mời doanh nghiệp tham gia xây dựng và đánh giá chương trình đào tạo; v.v.. Sự chủ động vào cuộc giúp cho các trường nhận thức được nhu cầu bức thiết là phải xác định chuẩn đào tạo, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Việc thực hiện ba công khai của các cơ sở giáo dục cũng góp phần giúp cầu hiểu được khả năng thực của cung để đặt hàng đào tạo nguồn nhân lực. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp hỗ trợ trang, thiết bị thực hành, thực tập cho nhà trường. Chỉ sau ba (3) năm 206 khi triển khai chủ trương “Ðào tạo theo nhu cầu xã hội”, số tiền các doanh nghiệp hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề lên đến khoảng gần 200 tỷ đồng. Việc phối hợp giữa ba nhà: nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp là rất quan trọng và hết sức cần thiết, nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, mỗi vùng miền và mỗi lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế. Quan điểm đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng lao động từ lâu đã được Đảng và Nhà nước đề cập đến để hệ thống giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học triển khai thực hiện, nhất là từ khi chuyển đổi cơ chế từ tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI - 1986 đã đề ra. Đổi mới giáo dục cũng phải tuân theo một số quy luật của cơ chế thị trường, trong đó có quy luật cung - cầu nguồn lực lao động đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước đã nêu, chẳng hạn trong Những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã nêu: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức. Mục tiêu của mối quan hệ phối hợp này là nhằm đào tạo nguồn lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các cấp độ khác nhau, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, đáp ứng thị trường lao động đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Tuy nhiên, không phải đơn phương cơ sở đào tạo cũng như doanh nghiệp muốn là có được nguồn lao động đó mà phải có phối hợp, dưới sự hướng dẫn, định hướng của các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trước hết phải xác định việc xác lập và phát huy mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và các cơ sở sản xuất kinh doanh vì mục tiêu chất lượng nguồn lao động ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự kết hợp của ba nhà: Nhà nước, nhà trường, nhà doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội SỰ KẾT HỢP CỦA BA NHÀ: NHÀ NƯỚC, NHÀ TRƯỜNG, NHÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Trần Anh Sơn Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính – Marketing Email: tason@ufm.edu.vn Tóm tắt: Bài tham luận này nhằm mục tiêu đánh giá một cách cụ thể vai trò của ba nhà: Nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng theo nhu cầu của xã hội cũng như sự phối kết hợp của cả ba nhà này trong sự nghiệp đào tạo nói chung, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng đáp ứng được các đòi hỏi của thực tiễn mà xã hội đang đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Từ đó, bài tham luận đưa ra một số khuyến nghị chung cho ba nhà để sự kết hợp của họ trong đào tạo nguồn nhân lực thực sự đáp ứng được nhu cầu vô cùng đa dạng và phong phú của xã hội trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Từ khóa: Đào tạo theo nhu cầu xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Nguồn nhân lực, Nhà trường, Nhà doanh nghiệp 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã chủ trương Ðào tạo theo nhu cầu xã hội và chính thức được triển khai tới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề. Các cơ sở đào tạo chuyển hướng đào tạo từ chỉ đào tạo những gì mình đang có sang đào tạo những gì mà xã hội đang cần nhằm thu hẹp khoảng cách cung - cầu giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Theo ông Phạm Vũ Luận, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo, nhiều trường đã tổ chức các buổi hội thảo bàn về chương trình Ðào tạo theo nhu cầu xã hội”; tổ chức ngày hội tư vấn việc làm; đến doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu, ký kết các hợp đồng đào tạo nhân lực; mời doanh nghiệp tham gia xây dựng và đánh giá chương trình đào tạo; v.v.. Sự chủ động vào cuộc giúp cho các trường nhận thức được nhu cầu bức thiết là phải xác định chuẩn đào tạo, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Việc thực hiện ba công khai của các cơ sở giáo dục cũng góp phần giúp cầu hiểu được khả năng thực của cung để đặt hàng đào tạo nguồn nhân lực. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp hỗ trợ trang, thiết bị thực hành, thực tập cho nhà trường. Chỉ sau ba (3) năm 206 khi triển khai chủ trương “Ðào tạo theo nhu cầu xã hội”, số tiền các doanh nghiệp hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề lên đến khoảng gần 200 tỷ đồng. Việc phối hợp giữa ba nhà: nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp là rất quan trọng và hết sức cần thiết, nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, mỗi vùng miền và mỗi lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế. Quan điểm đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng lao động từ lâu đã được Đảng và Nhà nước đề cập đến để hệ thống giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học triển khai thực hiện, nhất là từ khi chuyển đổi cơ chế từ tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI - 1986 đã đề ra. Đổi mới giáo dục cũng phải tuân theo một số quy luật của cơ chế thị trường, trong đó có quy luật cung - cầu nguồn lực lao động đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước đã nêu, chẳng hạn trong Những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã nêu: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức. Mục tiêu của mối quan hệ phối hợp này là nhằm đào tạo nguồn lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các cấp độ khác nhau, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, đáp ứng thị trường lao động đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Tuy nhiên, không phải đơn phương cơ sở đào tạo cũng như doanh nghiệp muốn là có được nguồn lao động đó mà phải có phối hợp, dưới sự hướng dẫn, định hướng của các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trước hết phải xác định việc xác lập và phát huy mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và các cơ sở sản xuất kinh doanh vì mục tiêu chất lượng nguồn lao động ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Hội thảo Khoa học Gắn kết đào tạo với doanh nghiệp Đào tạo theo nhu cầu xã hội Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội Cách mạng công nghiệp 4.0 Ðào tạo theo nhu cầu xã hộiTài liệu liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 440 1 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 322 0 0 -
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 320 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 293 0 0 -
7 trang 277 0 0
-
197 trang 275 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 274 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 262 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 226 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 226 0 0