Danh mục

Sự phát triển, cơ hội, thách thức của ngành bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh biến động của nền kinh tế - xã hội

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 356.16 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sẽ phân sự phát triển của ngành Bảo hiểm Việt Nam, thực trạng phát triển ngành Bảo hiểm, đồng thời sẽ chỉ ra những cơ hội, thách thức của ngành Bảo hiểm trong biến động của nền kinh tế - xã hội, từ đó đưa ra khuyến nghị, đề xuất để phát triển ngành Bảo hiểm trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự phát triển, cơ hội, thách thức của ngành bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh biến động của nền kinh tế - xã hội SỰ PHÁT TRIỂN, CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA NGÀNH BẢO HIỂM VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI ThS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife Tóm tắt Trong bối cảnh biến động của nền kinh tế - xã hội, đặc biệt sự bất ổn do đại dịch COVID-19 gây ra, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng và ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng đối với sự ổn định xã hội cũng như tài chính cho các cá nhân và doanh nghiệp. Dưới sự tác động của nền kinh tế với sự ra đời của các công ty và tập đoàn tài chính xuyên quốc gia đã mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với sự phát triển của ngành Bảo hiểm. Bài viết sẽ phân sự phát triển của ngành Bảo hiểm Việt Nam, thực trạng phát triển ngành Bảo hiểm, đồng thời sẽ chỉ ra những cơ hội, thách thức của ngành Bảo hiểm trong biến động của nền kinh tế - xã hội, từ đó đưa ra khuyến nghị, đề xuất để phát triển ngành Bảo hiểm trong thời gian tới. Từ khóa: An sinh xã hội, tài chính bảo hiểm, tăng trưởng kinh tế, dịch vụ bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, ngành Bảo hiểm 1. Sự phát triển của ngành Bảo hiểm ở Việt Nam Hiện nay, bảo hiểm là một ngành dịch vụ đang phát triển rất mạnh mẽ và thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong đời sống cũng như tác động tới các ngành khác. Bảo hiểm Việt Nam ra đời khá muộn so với sự phát triển chung của ngành Bảo hiểm trên thế giới do nhiều điều kiện chủ quan cũng như khách quan. Tuy nhiên, hiện nay, ngành Bảo hiểm Việt Nam đang dần bắt kịp xu thế phát triển chung của bảo hiểm trong khu vực và quốc tế, ngày càng chứng tỏ vai trò không thể thiếu đối với nền kinh tế. Chúng ta có thể nhận thấy điều này khi theo dõi quá trình phát triển của ngành Bảo hiểm Việt Nam từ những ngày đầu hình thành cho đến nay. Trong những năm qua, thị trường bảo hiểm Việt Nam không ngừng hoàn thiện và lớn mạnh, là kênh huy động vốn dài hạn hữu hiệu của nền kinh tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để đáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm của người dân, mạng lưới các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) đã được hình thành khá nhanh, từ duy nhất 01 DNBH thuộc sở hữu của Nhà nước là Bảo Việt thì đến hết năm 2021, thị trường Việt Nam đã có 70 doanh 221 nghiệp kinh doanh bảo hiểm với gần 1.200 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe phục vụ nhu cầu tham gia bảo hiểm đa dạng, phong phú của người dân. Sự phát triển của ngành Bảo hiểm ở Việt Nam đã góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, ổn định thế chế chính trị của đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành Bảo hiểm cũng mang lại nhiều cơ hội, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 như: tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam giúp nâng cao nhận thức và hiểu biết về tầm quan trọng của bảo hiểm, giúp cải thiện doanh thu bảo hiểm, nhất là doanh thu qua kênh ngân hàng; các DNBH ứng dụng thương mại điện tử, chuyển đổi số hóa, thích ứng với hoàn cảnh để tạo ra nhiều sản phẩm bảo hiểm và tài chính phù hợp với thương mai điện tử. Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành Bảo hiểm cũng mang lại thách thức như: cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gia tăng; rủi ro từ các yếu tố thiên tai, thời tiết, dịch bệnh; hạ tầng công nghệ thông tin còn nhiều bất cập. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển ổn định của thị trường bảo hiểm thể hiện trong Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 15/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2011 - 2020; và gần đây, Bộ Tài chính đã có Báo cáo số 62/BC-BTC ngày 05/7/2016 báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả tình hình triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2011 - 2015 và các giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020. Ngày 23/5/2016, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành Quyết định số 1139/QĐ-BTC về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Sở dĩ ngành Bảo hiểm phát triển trong khi kinh tế - xã hội có nhiều biến động là do vai trò quan trọng đối với việc ổn định xã hội, phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Nhờ có các DNBH mà ngân sách nhà nước chi cho các khoản như: trợ cấp tai nạn, trợ cấp thiên tai... cũng giảm đáng kể. Không những thế, ngân sách nhà nước còn tăng thêm nhờ vào những khoản như: thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng... của các DNBH. Từ năm 2016 đến nay, kế hoạch triển khai thực hiện các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm đã mang lại nhiều đột phá cho ngành Bảo hiểm Việt Nam. Nhờ đó, các DNBH đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu bảo vệ sức khỏe ngày càng cao của người dân, mang đến những trải nghiệm tối ưu và duy trì sự tăng trưởng bền vững của ngành Bảo hiểm. 2. Những cơ hội của ngành Bảo hiểm ở Việt Nam trong bối cảnh biến động của nền kinh tế - xã hội Xuất phát từ định hướng phát triển thị trường bảo hiểm của Đảng và Nhà nước, ngành Bảo hiểm phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao và ổn định, bình quân 20%/năm, hoàn thành các mục tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm đến hết năm 2030. Trong năm 2020 và năm 2021, khi nền kinh tế thế giới nói chung và ngành Bảo hiểm nói riêng đã và đang chịu tác động to lớn từ ảnh hưởng của đại dịch COVID -19 thì tầm quan trọng của các chuỗi cung ứng toàn cầu giảm thiểu rủi ro đang được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết đã cho thấy vai trò của ngành Bảo hiểm trong nền kinh tế. Đây cũng là thời cơ để ngành Bảo hiểm 222 đẩy mạnh phát triển với nhiều đột phá về sản ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: