Sự tác động của FTAs thế hệ mới đến ngành bán lẻ Việt Nam - cơ hội và thách thức
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 193.91 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài nghiên cứu này tập trung nhận diện đúng khuynh hướng vận động thị trường bán lẻ Việt Nam, để thương hiệu Việt tránh bị lép vế ngay trên sân nhà. Nhận định các thách thức và cơ hội khi Việt Nam ký các cam kết liên minh FTAs “thế hệ mới” là một nhiệm vụ quan trọng của của các nhà quản lý và doanh nghiệp Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự tác động của FTAs "thế hệ mới" đến ngành bán lẻ Việt Nam - cơ hội và thách thức SỰ TÁC ĐỘNG CỦA FTAs “THẾ HỆ MỚI ĐẾN NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM- CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC IMPACTS OF THE “NEW GENERATION” FTAS ON VIETNAM’S RETAIL INDUSTRY - OPPORTUNITIES AND CHALLENGES ThS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Bài viết tập trung nhận diện đúng khuynh hướng vận động thị trường bán lẻ Việt Nam, để thương hiệu Việt tránh bị lép vế ngay trên sân nhà. Nhận định các thách thức và cơ hội khi Việt Nam ky các cam kết liên minh FTAs “thế hệ mới” là một nhiệm vụ quan trọng của của các nhà quản lý và doanh nghiệp Việt Nam. Bài viết cũng tập trung đưa ra một số giải pháp nhằm biến thách thức thành cơ hội cho các nhà quản lý và giới doanh nghiệp Việt Nam. Từ khóa: thị trường bán lẻ, thương hiệu, quản lý, doanh nghiệp Abstract This article focuses properly on identifying movement tendency of Vietnam’s retail market in order to avoid Vietnamese brands being underdogs at home. Identifying the challenges and opportunities when Vietnam signed “new generation” FTAs alliance commitments is an important task of Vietnam’s administrators and businesses. The article also focuses on proposing some solutions aiming to turn challenges into opportunities for Vietnamese administrators and businesses. Keywords: retail, brand, management, business 1. Giới thiệu các FTAS thế hệ mới 1.1.FTA là gì? Theo quan điểm truyền thống, FTA là hiệp định hợp tác kinh tế được ký kết giữa ít nhất hai nước, nhằm cắt giảm các hàng rào thương mại, cụ thể là thuế quan, quota nhập khẩu (và các hàng rào phi thuế quan khác), đồng thời thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các nước này với nhau. Một trong các đặc điểm quan trọng của FTA “truyền thống” là các thành viên của FTA không có biểu thuế quan chung trong quan hệ thương mại với các nước bên ngoài FTA. Các FTA điển hình theo khái niệm này là: FTA ASEAN (AFTA); FTA Trung Âu (CEFTA), … 1.2. FTA “thế hệ mới” Thuật ngữ “thế hệ mới” hoàn toàn mang tính tương đối, được sử dụng để nói về các FTA có phạm vi toàn diện, vượt ra ngoài khuôn khổ tự do hóa thương mại hàng hóa, như: FTA Việt Nam-EU (EVFTA); Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (T-TIP);các hiệp định thành lập EU; FTA Bắc Mỹ (NAFTA); Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR); các FTA ASEAN+1; FTA Australia-Hoa Kỳ (AUSFTA); …Các FTA nói trên được coi là “mới”vì 3 lý do sau đây: 821 - Một số FTA “thế hệ mới” nêu trên bao gồm cả các nội dung vốn được coi là “phi thương mại” như: lao động, môi trường, cam kết phát triển bền vững và quản trị tốt, …Vấn đề tiêu chuẩn lao động và vấn đề môi trường đã từng được đưa ra khỏi chương trình nghị sự thương mại toàn cầu kể từ Hội nghị Seattle của WTO năm 1999, bởi các nước đang phát triển lúc đó tỏ ra nghi ngại rằng liệu đây có phải là những“hàng rào bảo hộ mới”? Thực tế cho thấy: trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn đề bảo đảm quyền lợi của người lao động ngày càng được coi trọng trên cơ sở coi người lao động là người trực tiếp làm ra các sản phẩm trong thương mại quốc tế, nên trước hết họ phải được bảo đảm các quyền, lợi ích và các điều kiện lao động cơ bản. Đây là cách tiếp cận của các FTA “thế hệ mới” và đang trở thành một xu thế trong những năm gần đây trên thế giới. Nếu như vào thời điểm thành lập WTO năm 1995, chỉ có 4 FTA có nội dung về lao động, thì đến tháng 01/2015, đã có 72 FTA có nội dung về lao động..Việc đưa nội dung về lao động vào các FTA còn nhằm bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng giữa các bên trong quan hệ thương mại. Nếu một nước duy trì tiêu chuẩn lao động thấp, tiền lương và các điều kiện lao động không được xác lập trên cơ sở thương lượng, thì được cho là sẽ có chi phí sản xuất thấp hơn so với nước thực hiện những tiêu chuẩn lao động cao, dẫn tới cạnh tranh không bình đẳng dựa trên “quyền lao động rẻ”. Hiện nay, tiến trình toàn cầu hóa đã tạo ra một thị trường lao động trên toàn thế giới và biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, buộc cả các nước phát triển và các nước đang phát triển phải cùng nhau nỗ lực thực hiện những “chuẩn mực thương mại mới” trong các FTA “thế hệ mới”. Các FTA “thế hệ mới ” không đưa ra tiêu chuẩn riêng về lao động và môi trường, mà chỉ khẳng định lại các tiêu chuẩn lao động của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), và các tiêu chuẩn môi trường và phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UN). Nếu so với các FTA trước đây và các hiệp định của WTO, thì các FTA “thế hệ mới” bao gồm các nội dung mới hơn như: đầu tư, cạnh tranh, mua sắm công, thương mại điện tử, khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển cũng như dành thời gian chuyển đổi hợp lý để nước đi sau có thể điều chỉnh chính sách theo lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của mình, …Các nội dung đã có trong các FTA trước đây và các hiệp định của WTO, nay được xử lý sâu sắc hơn trong các FTA “thế hệ mới”, như: thương mại hàng hóa, bảo vệ sức khỏe động vật và thực vật trong thương mại quốc tế, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ (IPR) (với “TRIPS cộng” và “TRIPS siêu cộng”), tự vệ thương mại, quy tắc xuất xứ, minh bạch hóa và chống tham nhũng, giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài (ISDS), Như vậy, nếu so sánh với các hiệp định của WTO, thì các FTA “thế hệ mới” chính là các hiệp định “WTO cộng”, với những nội dung trước đây từng bị từ chối, thì nay lại cần thiết phải chấp nhận, bởi bối cảnh thương mại quốc tế đã thay đổi. 2. Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam hiện nay và sự tác động của các FTAS “thế hệ mới” tới ngành bán lẻ Việt Nam 2.1. Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam hiện nay. Dù rời khỏi top 30 nước dẫn đầu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự tác động của FTAs "thế hệ mới" đến ngành bán lẻ Việt Nam - cơ hội và thách thức SỰ TÁC ĐỘNG CỦA FTAs “THẾ HỆ MỚI ĐẾN NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM- CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC IMPACTS OF THE “NEW GENERATION” FTAS ON VIETNAM’S RETAIL INDUSTRY - OPPORTUNITIES AND CHALLENGES ThS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Bài viết tập trung nhận diện đúng khuynh hướng vận động thị trường bán lẻ Việt Nam, để thương hiệu Việt tránh bị lép vế ngay trên sân nhà. Nhận định các thách thức và cơ hội khi Việt Nam ky các cam kết liên minh FTAs “thế hệ mới” là một nhiệm vụ quan trọng của của các nhà quản lý và doanh nghiệp Việt Nam. Bài viết cũng tập trung đưa ra một số giải pháp nhằm biến thách thức thành cơ hội cho các nhà quản lý và giới doanh nghiệp Việt Nam. Từ khóa: thị trường bán lẻ, thương hiệu, quản lý, doanh nghiệp Abstract This article focuses properly on identifying movement tendency of Vietnam’s retail market in order to avoid Vietnamese brands being underdogs at home. Identifying the challenges and opportunities when Vietnam signed “new generation” FTAs alliance commitments is an important task of Vietnam’s administrators and businesses. The article also focuses on proposing some solutions aiming to turn challenges into opportunities for Vietnamese administrators and businesses. Keywords: retail, brand, management, business 1. Giới thiệu các FTAS thế hệ mới 1.1.FTA là gì? Theo quan điểm truyền thống, FTA là hiệp định hợp tác kinh tế được ký kết giữa ít nhất hai nước, nhằm cắt giảm các hàng rào thương mại, cụ thể là thuế quan, quota nhập khẩu (và các hàng rào phi thuế quan khác), đồng thời thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các nước này với nhau. Một trong các đặc điểm quan trọng của FTA “truyền thống” là các thành viên của FTA không có biểu thuế quan chung trong quan hệ thương mại với các nước bên ngoài FTA. Các FTA điển hình theo khái niệm này là: FTA ASEAN (AFTA); FTA Trung Âu (CEFTA), … 1.2. FTA “thế hệ mới” Thuật ngữ “thế hệ mới” hoàn toàn mang tính tương đối, được sử dụng để nói về các FTA có phạm vi toàn diện, vượt ra ngoài khuôn khổ tự do hóa thương mại hàng hóa, như: FTA Việt Nam-EU (EVFTA); Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (T-TIP);các hiệp định thành lập EU; FTA Bắc Mỹ (NAFTA); Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR); các FTA ASEAN+1; FTA Australia-Hoa Kỳ (AUSFTA); …Các FTA nói trên được coi là “mới”vì 3 lý do sau đây: 821 - Một số FTA “thế hệ mới” nêu trên bao gồm cả các nội dung vốn được coi là “phi thương mại” như: lao động, môi trường, cam kết phát triển bền vững và quản trị tốt, …Vấn đề tiêu chuẩn lao động và vấn đề môi trường đã từng được đưa ra khỏi chương trình nghị sự thương mại toàn cầu kể từ Hội nghị Seattle của WTO năm 1999, bởi các nước đang phát triển lúc đó tỏ ra nghi ngại rằng liệu đây có phải là những“hàng rào bảo hộ mới”? Thực tế cho thấy: trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn đề bảo đảm quyền lợi của người lao động ngày càng được coi trọng trên cơ sở coi người lao động là người trực tiếp làm ra các sản phẩm trong thương mại quốc tế, nên trước hết họ phải được bảo đảm các quyền, lợi ích và các điều kiện lao động cơ bản. Đây là cách tiếp cận của các FTA “thế hệ mới” và đang trở thành một xu thế trong những năm gần đây trên thế giới. Nếu như vào thời điểm thành lập WTO năm 1995, chỉ có 4 FTA có nội dung về lao động, thì đến tháng 01/2015, đã có 72 FTA có nội dung về lao động..Việc đưa nội dung về lao động vào các FTA còn nhằm bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng giữa các bên trong quan hệ thương mại. Nếu một nước duy trì tiêu chuẩn lao động thấp, tiền lương và các điều kiện lao động không được xác lập trên cơ sở thương lượng, thì được cho là sẽ có chi phí sản xuất thấp hơn so với nước thực hiện những tiêu chuẩn lao động cao, dẫn tới cạnh tranh không bình đẳng dựa trên “quyền lao động rẻ”. Hiện nay, tiến trình toàn cầu hóa đã tạo ra một thị trường lao động trên toàn thế giới và biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, buộc cả các nước phát triển và các nước đang phát triển phải cùng nhau nỗ lực thực hiện những “chuẩn mực thương mại mới” trong các FTA “thế hệ mới”. Các FTA “thế hệ mới ” không đưa ra tiêu chuẩn riêng về lao động và môi trường, mà chỉ khẳng định lại các tiêu chuẩn lao động của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), và các tiêu chuẩn môi trường và phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UN). Nếu so với các FTA trước đây và các hiệp định của WTO, thì các FTA “thế hệ mới” bao gồm các nội dung mới hơn như: đầu tư, cạnh tranh, mua sắm công, thương mại điện tử, khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển cũng như dành thời gian chuyển đổi hợp lý để nước đi sau có thể điều chỉnh chính sách theo lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của mình, …Các nội dung đã có trong các FTA trước đây và các hiệp định của WTO, nay được xử lý sâu sắc hơn trong các FTA “thế hệ mới”, như: thương mại hàng hóa, bảo vệ sức khỏe động vật và thực vật trong thương mại quốc tế, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ (IPR) (với “TRIPS cộng” và “TRIPS siêu cộng”), tự vệ thương mại, quy tắc xuất xứ, minh bạch hóa và chống tham nhũng, giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài (ISDS), Như vậy, nếu so sánh với các hiệp định của WTO, thì các FTA “thế hệ mới” chính là các hiệp định “WTO cộng”, với những nội dung trước đây từng bị từ chối, thì nay lại cần thiết phải chấp nhận, bởi bối cảnh thương mại quốc tế đã thay đổi. 2. Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam hiện nay và sự tác động của các FTAS “thế hệ mới” tới ngành bán lẻ Việt Nam 2.1. Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam hiện nay. Dù rời khỏi top 30 nước dẫn đầu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế Việt Nam Thị trường bán lẻ Việt Nam Xây dựng thương hiệu Việt Công tác quản lý doanh nghiệp Việt Nam Liên minh FTAs thế hệ mớiGợi ý tài liệu liên quan:
-
12 trang 188 0 0
-
11 trang 171 0 0
-
19 trang 154 0 0
-
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 148 0 0 -
Mô hình ROPMIS về đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với thương mại điện tử ngành bán lẻ
8 trang 127 1 0 -
Những khó khăn và hướng phát triển của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
12 trang 117 0 0 -
Hàm ý một số giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam thời hội nhập
12 trang 92 0 0 -
Ứng dụng lý thuyết của Hofstede trong nghiên cứu văn hóa khách hàng dịch vụ viễn thông di động
12 trang 72 0 0 -
Phân cấp quản lý đầu tư công tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
14 trang 67 0 0 -
Xây dựng tập đoàn kinh tế góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế: Phần 2
78 trang 61 0 0