Danh mục

Sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu: Xem xét từ cách tiếp cận bảng I-O

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 765.03 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tập trung tiếp cận cách xác định sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam thông qua bảng ICIO (đầu vào-đầu ra quốc tế). Để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu, mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu: Xem xét từ cách tiếp cận bảng I-O HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 433 SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU: XEM XÉT TỪ CÁCH TIẾP CẬN BẢNG I-O Trần Lan Hương* TÓM TẮT: Chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) là một hệ thống liên kết các công đoạn được thực hiện tại các quốc gia khác nhau trong quá trình sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ hoàn chỉnh. Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đem lại cho Việt Nam cơ hội tiếp cận từ đó làm chủ một hoặc nhiều công đoạn trong dây chuyền sản xuất thế giới, mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng. Tuy vậy, việc xác định mức độ tham gia một quốc gia trong bản đồ GVC nhằm nhận thức rõ thực trạng cũng như định hướng phát triển sản xuất và thu hút đầu tư là vấn đề được đặt ra. Nghiên cứu này tập trung tiếp cận cách xác định sự tham gia vào GVC của Việt Nam thông qua bảng ICIO (đầu vào-đầu ra quốc tế). Từ khóa: GVC, chuỗi giá trị toàn cầu, ICIO1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU Thương mại và sản xuất thế giới ngày càng được cấu trúc xung quanh các chuỗi giá trị toàncầu (GVC). Chuỗi giá trị có thể được định nghĩa đơn giản là toàn bộ các hoạt động mà các công tyvà công nhân làm sản xuất sản phẩm từ những đầu vào đến sản phẩm sử dụng cuối cùng và hơn thếnữa (Gereffi và Fernandez-Stark, 2011). Thông thường, một chuỗi giá trị bao gồm các hoạt độngsau: thiết kế, sản xuất, tiếp thị, phân phối và hỗ trợ cho người tiêu dùng cuối cùng. Những hoạtđộng này có thể được thực hiện bởi cùng một công ty hoặc do các công ty khác nhau thực hiện.Việc ngày càng nhiều quốc gia tham gia vào các khâu khác nhau đã giải thích lý do tại sao chuỗigiá trị được coi là toàn cầu. Khái niệm về GVC đã được giới thiệu vào đầu những năm 2000 và đã nhanh chóng thể hiệnđược xu thế phát triển mới của nền kinh tế thế giới: (i) Sự phân mảnh ngày càng tăng trong sản xuất giữa các quốc gia. GVC liên kết các hoạtđộng phân tán theo địa lý trong một ngành công nghiệp và tạo điều kiện cho sự thay đổi của môhình thương mại và sản xuất. Đối với các nhà hoạch định chính sách, GVC rất quan trọng để nắmbắt sự liên kết của các nền kinh tế. Cụ thể, GVC nhấn mạnh khả năng cạnh tranh xuất khẩu phụthuộc vào việc tìm nguồn cung ứng đầu vào hiệu quả, cũng như tiếp cận với các nhà sản xuất vàngười tiêu dùng cuối cùng ở nước ngoài. (ii) Sự chuyên môn hóa của các quốc gia trong kinh doanh thể hiện nhiều hơn là ở các sảnphẩm cụ thể. Mặc dù hầu hết các chính sách vẫn cho rằng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trongnước và cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài, nhưng thực tế là hầu hết hàng hóa và số* Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, Việt Nam. Tác giả nhận phản hồi: Tel.: +84912141702 - E-mail address: lanhuong1702@gmail.com434 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓAlượng dịch vụ ngày càng tăng được tạo ra trên thế giới và các quốc gia cạnh tranh về vai trò kinhtế trong chuỗi giá trị . Do đó, khái niệm về GVC rất quan trọng để thu hẹp khoảng cách giữa chínhsách và thực tế kinh doanh. (iii) Phân tích chuỗi giá trị toàn cầu đưa ra những hiểu biết về quản trị kinh tế và giúp xác địnhcác công ty và các yếu tố kiểm soát và điều phối các hoạt động trong mạng lưới sản xuất. Hiểu cấutrúc quản trị rất quan trọng đối với việc hoạch định chính sách, đặc biệt là đánh giá cách các chínhsách có thể có tác động đến các công ty và địa điểm hoạt động. Sự tham gia khác nhau của các quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) phản ánh vị trítương đối của các nền kinh tế trong mạng lưới sản xuất toàn cầu, từ đó phản ánh lợi thế của nềnkinh tế và lợi thế so sánh của quốc gia đó. Các nền kinh tế có các sản phẩm công nghệ cao chiếmphần lớn trong xuất khẩu có xu hướng tham gia nhiều vào khâu sản xuất xuất khẩu (backwardGVC participation) và tỷ lệ tham gia khâu sản xuất xuất khẩu các sản phẩm đầu vào cho các giaiđoạn tiếp theo trong chuỗi sản xuất (forward GVC participation) thấp, trong khi các nền kinh tếxuất khẩu chủ yếu bao gồm các sản phẩm dựa trên tài nguyên thiên nhiên có xu hướng ngược lại. Do đó, việc làm thế nào để xác định được mức độ tham gia của các quốc gia vào trong cácGVC là một vấn đề quan trọng. OECD hợp tác cùng với WTO, đã xây dựng một cơ sở dữ liệu mớivề dòng chảy thương mại theo giá trị tăng thêm (value added) dựa trên mô hình toàn cầu của mạnglưới sản xuất và thương mại quốc tế. Mô hình đầu vào-đầu ra liên quốc gia (ICIO) liên kết đầu vào- đầu ra từ 58 quốc gia (một trong những quốc gia này là phần còn lại của thế giới) và chiếm hơn95% sản lượng của thế giới. Dòng đầu vào trung gian giữa các quốc gia và các ngành c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: