Danh mục

Sự thay đổi của động mạch chủ mới và động mạch phổi mới sau phẫu thuật chuyển động mạch tại Bệnh viện Nhi đồng 1 qua theo dõi trung hạn

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 465.63 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xác định tỉ lệ các biến chứng của động mạch chủ mới và động mạch phổi mới sau phẫu thuật chuyển động mạch: hở van động mạch chủ, dãn vòng van và gốc động mạch chủ, tắc nghẽn đường thoát thất trái, hẹp trên van động mạch phổi, đồng thời tìm các yếu tố liên quan của các biến chứng này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự thay đổi của động mạch chủ mới và động mạch phổi mới sau phẫu thuật chuyển động mạch tại Bệnh viện Nhi đồng 1 qua theo dõi trung hạnY Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học SỰ THAY ĐỔI CỦA ĐỘNG MẠCH CHỦ MỚIVÀ ĐỘNG MẠCH PHỔI MỚI SAU PHẪU THUẬT CHUYỂN ĐỘNG MẠCH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 QUA THEO DÕI TRUNG HẠN Nguyễn Thị Ly Ly *, Vũ Minh Phúc**TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các biến chứng của động mạch chủ mới và động mạch phổi mới sau phẫu thuậtchuyển động mạch: hở van động mạch chủ, dãn vòng van và gốc động mạch chủ, tắc nghẽn đường thoát thất trái,hẹp trên van động mạch phổi, đồng thời tìm các yếu tố liên quan của các biến chứng này. Kết quả: Theo dõi dọc với thời gian trung vị là 56,5 tháng, từ 109 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu,chúng tôi có 78 bệnh nhân được đánh giá ở lần tái khám cuối. Về động mạch chủ mới, có 41% hở van động mạchchủ nhẹ, 19% hở van trung bình gặp ở nhóm hoán vị đại động mạch có thông liên thất (HVĐĐM/TLT) và phứctạp; 11,5% dãn vòng van động mạch chủ nặng và 20,5% dãn gốc động mạch chủ nặng, cũng chủ yếu ở nhómHVĐĐM/TLT và phức tạp; 2,6% tắc nghẽn đường thoát thất trái. 18 bệnh nhân hở van động mạch chủ có tiếntriển theo thời gian trong khi đó 16 bệnh nhân giảm mức độ hở van hay hết hở van ở lần tái khám cuối. Phân tíchđa biến cho thấy yếu tố nguy cơ độc lập của hở van động mạch chủ ở lần khám cuối là z-score gốc động mạch chủvà yếu tố nguy cơ độc lập của dãn gốc động mạch chủ nặng là thể Taussig Bing. Về động mạch phổi mới, 3 bệnhnhân hẹp trên van động mạch phổi nặng được tái can thiệp (3,9%), ở lần tái khám cuối tỉ lệ hẹp nhẹ 15,4%, hẹptrung bình-nặng 5,1%. Chênh áp tối đa qua động mạch phổi trung vị ở lần khám cuối là 9 mmHg. Hẹp trên vanđộng mạch phổi không diễn tiến nặng theo thời gian. Nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận được yếu tốnguy cơ của hẹp trên van động mạch phổi qua phân tích đơn biến và đa biến. Kết luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi, hở van động mạch chủ và dãn gốc động mạch chủ là biến chứngphổ biến, tuy nhiên hẹp trên van động mạch phổi là biến chứng cần tái can thiệp sớm. Các biến chứng cần tiếptục theo dõi dài lâu. Từ khóa: phẫu thuật chuyển động mạch- Hoán vị đại động mạch-hở van động mạch chủ mới-dãn gốc độngmạch mới-hẹp trên van động mạch phổiABSTRACTMID-TERM FOLLOW UP OF CHANGES IN NEO-AORTA AND NEO-PULMONARY ARTERY AFTER ARTERIAL SWITCH OPERATION AT CHILDREN’S HOSPITAL N01 Nguyen Thi Ly Ly, Vu Minh Phuc * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 459-468 Objective: To study the complications of neo-aorta and neo-pulmonary artery after arterial switch operation(ASO), including neo-aortic regurgitation (NeoAR), neo-aortic annulus and root dilation, left ventricularoutflow obstruction (LVOT), supravalvar neo-pulmonary stenosis and to identify risk factors of thesecomplications. Results: The median duration of follow up was 56.5 months. From 109 patients underwent ASO, 78patients completed mid-term follow up. At last visit, 41% of the patients had mild NeoAR; 19% had moderateNeoAR which was reported in groups of transpositon with ventricular septal defect (TGA/VSD) and complex**Bệnh viện Nhi Đồng- Đồng Nai****Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí MinhTác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Ly Ly ĐT: 0918436239 Email: ngthi_lyly@yahoo.comHội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 459Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019transposition; 11.5% had severe neo-aortic annulus dilation and 20.5% had severe neo-aortic root dilation, whichwere also identified mainly in the groups of TGA/VSD and complex transposition; 2.6% had LVOT. Degree ofNeoAR increased in 18 patients while in other 16 patients NeoAR decreased or disappeared during follow up. Onmultivariate analysis, the independent risk factor of NeoAR at last visit was Z-score of aortic root and theindependent risk factos of severe neo-aortic dilation were Taussig Bing anomaly. About the fate of and neo-pulmonary artery, 3 patients with severe supravalvar neo-pulmonary stenosis were reintervented (3.9%), mildsupravalvar neo-pulmonary stenosis occurred in 15.4% of patients and moderate-severe stenosis occurred in5.1%. Median peak gradient across neo-pulmonary artery at last follow-up was 9 mmHg. Neo-pulmonarystenosis have not progressed during follow up. No risk factors of supravalvar neo-pulmonary stenosis were foundin our series on univariate and multivariate analysis. Conclusion: In our series, NeoAR and neo-aortic root dilation were common complications, but supravalvarneo-pulmonary ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: