Danh mục

Sự thực hiện chức năng sinh đẻ của gia đình Việt Nam hiện nay

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 310.37 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo quan điểm của xã hội học, gia đình là một thiết chế xã hội đặc biệt. Bởi vì, gia đình thực hiện các chức năng vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Một trong những chức năng cơ bản nhất của gia đình là chức năng sinh đẻ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự thực hiện chức năng sinh đẻ của gia đình Việt Nam hiện nay JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 6, pp. 127-133SỰ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG SINH ĐẺ CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Thanh Bình Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: ngthanhbinh56@yahoo.com Tóm tắt. Theo quan điểm của xã hội học, gia đình là một thiết chế xã hội đặc biệt. Bởi vì, gia đình thực hiện các chức năng vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Một trong những chức năng cơ bản nhất của gia đình là chức năng sinh đẻ. Có thể khẳng định rằng không có một thiết chế xã hội nào có thể đảm nhiệm được chức năng đó một cách chính thức ngoài thiết chế gia đình. Dựa trên kết quả điều tra dân số ở Việt Nam trong những năm gần đây, bài viết phân tích các khía cạnh khác nhau về sự thực hiện chức năng sinh đẻ của gia đình Việt Nam. Từ khóa: Gia đình Việt Nam, chức năng sinh đẻ, điều tra dân số, thực hiện.1. Mở đầu Cùng với sự biến đổi kinh tế-xã hội trong những năm gần đây, gia đình Việt Namcũng có sự biến đổi nhất định. Tuy nhiên, gia đình vẫn thực hiện những chức năng cơ bảnđối với sự tồn tại và phát triển của xã hội: chức năng sinh đẻ, chức năng kinh tế, chứcnăng giáo dục và chức năng chăm sóc người già. Trong đó, chức năng sinh đẻ là một trongnhững chức năng quan trọng nhất mà gia đình phải đảm nhiệm. Vậy, xu hướng sinh đẻ ởcác gia đình Việt Nam hiện nay như thế nào? Bài viết sẽ phân tích các nội dung cụ thểxoay quanh vấn đề nêu trên.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Mức sinh của các gia đình Việt Nam có xu hướng giảm dần Trong các thước đo về mức sinh, tổng tỷ suất sinh (TFR) là một chỉ số được thế giớicũng như Việt Nam sử dụng để đánh giá mức sinh là cao hay thấp. Tổng tỷ suất sinh đượcđịnh nghĩa là số con trung bình mà một người phụ nữ sinh ra trong suốt cuộc đời sinh đẻcủa mình (từ 15 tuổi đến 49 tuổi). Mức sinh của các gia đình Việt Nam đã giảm rõ rệt từ năm 1999 đến năm 2009(Biểu đồ 1). Số con trung bình của mỗi phụ nữ đã giảm từ 2,33 con năm 1999 xuống còn2,03 con năm 2009. Ngoại trừ mức sinh năm 2004 (mức sinh thời kỳ 1.4.2003 - 1.4.2004)cao hơn một chút so với năm 2003 (mức sinh thời kỳ 1.4.2002 - 1.4.2003) có thể do quan 127 Nguyễn Thanh Bìnhniệm của người Việt năm 2003 (âm lịch) là năm Quý Hợi là năm đẹp về tuổi nên mứcsinh của năm này cao đột biến so với năm trước đó. Tuy nhiên, mức sinh lại giảm mạnhtrong năm 2005 và xu hướng giảm liên tục được duy trì đến năm 2009. Kết quả này đãgóp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công chính sách dân số kế hoạch hóa giađình ở Việt nam trong bối cảnh hiện nay. Biểu đồ 1. Tổng tỷ suất sinh ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009 (Đơn vị: con/phụ nữ) [1] Theo kết quả điều tra, có sự chênh lệch nhất định giữa mức sinh của các hộ gia đìnhđô thị với mức sinh của các hộ gia đình nông thôn. Cụ thể, mức sinh ở khu vực thành thịlà 1,81 con/phụ nữ thấp hơn so với 2,14 con/phụ nữ ở khu vực nông thôn. Nguyên nhâncủa sự chênh lệch trên là do: 1) ở khu vực đô thị người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụkế hoạch hóa gia đình giúp họ chủ động trong việc tránh thai và không sinh con ngoài ýmuốn, 2) những cặp vợ chồng ở khu vực đô thị có trình độ nhận thức và điều kiện sốngtốt hơn nên họ hiểu biết rõ về lợi ích của việc ít con, 3) mức độ phụ thuộc của cha mẹ giàvào con cái ở khu vực thành thị thấp hơn so với khu vực nông thôn nên nhu cầu sinh nhiềucon của các gia đình đô thị là không cao. Điều này tất yếu dẫn đến mức sinh của các giađình đô thị thấp hơn so với khu vực nông thôn (Biểu đồ 2). Từ biểu số liệu trên ta thấy, mức sinh ở khu vực nông thôn thường có xu hướng giảmtừ năm này qua năm khác. Mức sinh ở khu vực này năm 2009 đạt 2,14 con/phụ nữ thấphơn nhiều so với 10 năm trước đó (2,57 con/phụ nữ năm 1999). Trong khi đó ở khu vựcđô thị mức sinh trong 10 năm qua không có sự biến đổi nhiều, xung quanh mức 1,7 - 1,8con/phụ nữ. Từ kết quả trên, có thể nhận thấy rõ sự thay đổi tích cực trong nhận thức vềlợi ích của việc sinh ít con trong các gia đình nông thôn. Tuy nhiên, mức sinh của khu vựcnông thôn vẫn còn cao và có một khoảng cách khá xa đối với khu vực đô thị, chính vì thếtrong thời gian tới chúng ta vẫn cần thiết quan tâm đến công tác dân số kế hoạch hóa trongcác gia đình nông thôn. Nếu xét theo các vùng kinh tế - xã hội, Tây Nguyên là vùng có mức sinh cao nhấtcả nước. Năm 2009, mức sinh của vùng này là 2,65 con/phụ nữ. Tiếp sau khu vực TâyNguyên là khu vực Trung du và miền núi phía Bắc với tỷ lệ 2,24 con/phụ nữ. Hai vùng có128 Sự thực hiện chức năng sinh đẻ của gia đình Việt Nam hiện nay ...

Tài liệu được xem nhiều: