Danh mục

Sự tương đồng trong tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh và Lý Quang Diệu

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 360.11 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà giáo dục lớn của Việt Nam. Bài viết trình bày các nội dung về việc khẳng định tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của quốc gia - dân tộc, vấn đề đào tạo và sử dụng nhân tài, giáo dục toàn diện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự tương đồng trong tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh và Lý Quang Diệu Đại học Huế Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Bác Hồ với giáo dục” Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 SỰ TƯƠNG ĐỒNG TRONG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ LÝ QUANG DIỆU Trần Thị Hợi * Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, nhàgiáo dục lớn của Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là một bộ phận trong disản tư tưởng của Người, là tài sản quý giá đối với mỗi người và toàn xã hội. Còn LýQuang Diệu - nguyên Thủ tướng của đảo quốc Sư tử chính là người đã biến Singaporetừ một “làng chài nhỏ bé” trở thành một trong những quốc gia phồn vinh, thịnh vượngnhất thế giới hiện nay. Trong thời gian cầm quyền của mình (1959 - 1990), Lý QuangDiệu đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục đối với sự phát triển củađất nước. Trên cơ sở đó ông đã đưa ra những quan điểm, chính sách đúng đắn về giáodục và thực hiện nó với quyết tâm rất cao. Và mặc dù tuổi đời cách nhau 33 năm, trongbối cảnh đất nước khác nhau nhưng tư tưởng về giáo dục của Hồ Chí Minh và LýQuang Diệu lại có những điểm tương đồng. Điều đó thể hiện tầm nhìn xa trông rộng củanhững con người kiệt xuất của 2 dân tộc Việt Nam và Singapore.1. Khẳng định tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của quốc gia - dân tộc Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quantâm đến việc mở mang dân trí, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà.Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khai sinh tư tưởng: “Giáo dục và đào tạo là quốc sáchhàng đầu” của Đảng và Nhà nước ta. Tư tưởng của Người về việc xây dựng và pháttriển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà được hình thành rất sớm. Xuất thân từ mộtgia đình khoa bảng có truyền thống yêu nước, trước khi ra nước ngoài tìm đường cứunước (năm 1911), thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã truyền bá tư tưởng yêu nước, thươngnòi cho học trò trường Dục Thanh (Phan Thiết). Trong quá trình hoạt động cách mạng,Người tìm hiểu một cách sâu sắc lịch sử văn hóa các dân tộc và lịch sử thế giới vănminh, và với trí tuệ trác tuyệt, Người đánh giá rất cao vai trò của giáo dục - đào tạo đốivới sự hưng thịnh của mỗi quốc gia, dân tộc; bởi giáo dục - đào tạo có nhiệm vụ cực kỳtrọng đại là nâng cao dân đức, mở mang dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài,là động lực của sự phát triển, đưa mỗi quốc gia, dân tộc tiến tới văn minh, giàu mạnh.* ThS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 77Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” Có thể thấy, muốn cho nhân dân “ai cũng được học hành” là mong muốn tột bậccủa Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm saocho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tự do, ai cũng cócơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” 1. Những năm đầu thế kỷ XX, Người đã nhiều F 1 P Plần tố cáo chính sách ngu dân, chính sách đầu độc dân bằng rượu cồn và thuốc phiệncủa thực dân Pháp. Cách mạng tháng Tám thành công, tại kỳ họp đầu tiên của Chínhphủ cách mạng, Bác đã nêu lên hai nhiệm vụ: “Diệt giặc dốt, diệt giặc đói”. Họp lầnsau, Bác thêm nhiệm vụ “diệt giặc ngoại xâm”; ba nhiệm vụ ấy liên đới mật thiết vớinhau. Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “lời kêu gọi đồng bào chống nạn thấthọc, nâng cao dân trí, là một việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này”. Bác ra sắc lệnhlập Nha bình dân học vụ để trông nom việc học của nhân dân. Theo đó, mọi người ViệtNam cần phải học, đặc biệt là phụ nữ lại càng phải học, cố gắng kịp nam giới, vì đã lâuchị em bị kìm hãm 2. F 2 P P Nhân khai giảng năm học đầu tiên của chế độ mới, Bác đã viết thư gửi các cháuhọc sinh trong cả nước: “Trước đây, cha anh các cháu đã phải chịu nhận một nền vănhóa nô lệ, nghĩa là đào tạo nên những tay sai làm tôi tớ cho bọn thực dân. Ngày naycác cháu may mắn được hưởng một nền giáo dục đào tạo các cháu nên người công dâncó ích cho đất nước, phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các cháu. Nonsông Việt Nam có trở nên vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được haykhông, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” 3. Bác còn nhấn mạnh F ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: