Sushi – Ẩm thực nổi tiếng của Nhật Bản
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sushi – Ẩm thực nổi tiếng của Nhật Bản SUSHI – ẨM THỰC NỔI TIẾNG CỦA NHẬT BẢN Đặng Hữu Đang*, Phạm Thành Trung, Lê Hưng Long, Thái Trần Bá Hoàng, La Trọng Hiếu Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Tiết Thụy Tường VyTÓM TẮTNhắc đến Nhật Bản chúng ta vẫn hình dung ra đỉnh núi Phú Sĩ phủ tuyết trắng lấp lóa, những rặng anhđào khoe sắc trong những khu vườn nhỏ xinh đến xứ sở của những con người hồn hậu, ấm áp sở hữu chomình những phẩm chất vô cùng tốt đẹp. Thế nhưng, Nhật Bản còn gây thương nhớ với lữ khách bởi mộtnền ẩm thực phong phú, cầu kỳ về cách bày trí và hương vị độc đáo. Trong kho tàng ẩm thực của xứ sởmặt trời mọc, sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến Sushi – tâm hồn của ẩm thực Nhật Bản. Trongđó nổi bật nhất chính là về Sushi. Chính vì vậy, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài “Sushi – ẨM THỰCNỔI TIẾNG CỦA NHẬT BẢN” để tìm hiểu và nghiên cứu, từ đó thu thập thêm kiến thức để trau dồithêm kiến thức cho bản thân về văn hóa Nhật Bản.Từ khóa: Món ăn Nhật Bản, Sushi1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNHSushi được biết đến như món ăn đặc trưng nhất trong ẩm thực Nhật Bản, nhưng có rất nhiều những đồnđoán và giả thuyết khác xuất hiện lý giải về nguồn gốc ra đời của món ăn này. Có ý kiến cho rằng, khôngphải Nhật Bản mà Đông Nam Á mới là quê hương đích thị của món Sushi. Khi ấy, “Narezushi” được gọilà “sushi nguyên thủy”, là món ăn từ cá thịnh hành nhất tại đây. Nó được tạo thành từ việc gói ghém cátrong cơm chua của những người sống ở khu vực núi rừng thượng lưu sông Mekong. Cách bảo quản nàydần dần được truyền bá và du nhập sang Trung Quốc và Nhật Bản. Ở thế kỷ thứ 4 SCN, người TrungQuốc đã sử dụng thành thục cách chế biến này và đưa Narezushi vào bữa ăn gia đình như món điểm tâmquen thuộc. Đến thế kỷ thứ 9, món ăn cá trộn cơm lên men có xuất sứ từ Trung Quốc đã được du nhậptới xứ sở mặt trời mọc. Vì lần đầu được thưởng thức món ăn lạ lùng này nên đã tạo cho người Nhật cảmhứng sáng tạo ra một món ăn độc đáo. Và sau này được mọi người biết tới với tên gọi là “Sushi”. MiếngSushi đầu tiên chỉ đơn giản là gạo dẻo được nấu chín và ăn kèm với cá sống.Nhờ sự kết hợp tinh túy giữa nền văn minh lúa nước với ưu thế là 1 quốc đảo được bao bọc bởi biển cả,Nhật Bản có được một nguồn tài nguyên hải sản vô cùng mạnh mẽ. Trong thời điểm những ngư dân Nhậtđang đau đầu vì câu hỏi làm sao để giữ được những món hải sản của họ luôn tươi ngon trong nhiều ngàydài thì phương pháp bảo quản cá sống trong cơm lên men như một làn gió mới thổi đến và được quốcđảo vô cùng ưa chuộng. Ở thời kỳ Muromachi kéo dài từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16 trong lịch sử Nhật Bản,loại Sushi phổ biến nhất chính là Namanari. Loại Sushi này được chế biến bằng cách bọc cá trong gạo.Với loại Sushi này, thực khách sẽ cảm nhận được hương vị tươi ngon của cá thay vì để nó bị chuyển đổihương vị. Thế nhưng, Sushi chỉ thực sự trở thành món ăn quốc dân và được đưa đến đỉnh cao khi bước 2441vào thời kỳ Edo. Ở thời kỳ này, sự ra đời của Haya-zushi, loại Sushi thứ 3 đã làm thay đổi hoàn toàn cảmquan về Sushi trong nhận thức về ẩm thực. Đây không còn là cách thức để bảo quản cá nữa mà đã đượcnâng tầm lên nghệ thuật ẩm thực với diện mạo bắt mắt, tinh tế đặc biệt là hương vị thơm ngon. Nhờ sựdi chuyển của các tướng quân thời đại Edo từ khu vực này sang khu vực khác, nên món ăn Sushi mangphong cách hoàng gia với màu sắc cầu kỳ, bắt mắt chuyên phục vụ các tướng quân, vua chúa... khá thịnhhành ở những khu vực như Kyoto và ToKyo.Khi bước sang thế kỷ 7, phát minh giấm gạo đã làm thay đổi ít nhiều hương vị và cách làm Sushi. Lúcnày, những phụ gia khác bao gồm cả giấm lên men bằng phương pháp thủ công được thay hoàn toànbằng giấm gạo. So với cách chế biến trước đó, món Haya-zushi được bổ sung thêm gạo non tạo nên mùihương thơm thoang thoảng, chua cay của đồ ăn kèm khi chạm đến đầu lưỡi, cá cũng không bị mất vị tươingon.Từ những năm 1800 trở đi, sau thời kỳ nở rộ với cách thức chế biến cầu kỳ, Sushi đã trở thành mónăn quen thuộc của bất kỳ một con dân nào tại Nhật Bản. Sushi giai đoạn này được biết với một cái tênthông dụng là Nigiri sushi. Đây thực chất là loại điểm tâm đơn giản nhất được tạo thành từ một nắm cơmnhỏ được trộn với giấm gạo và vắt gọn lại, đặt bên trên là một lát cá. Loại sushi này được chế biến và rađời cùng với trào lưu di cư của một bộ phận người dân Edo chạy theo làn sóng đô thị tại Tokyo. Đến đầuthế kỷ 20, thiên tai tại vùng Kanto cũng làm thay đổi ít nhiều phong cách làm Sushi của các đầu bếp.Ngoài hương vị Nigiri-sushi truyền thống, các nhà hàng tại hầu khắp Nhật Bản truyền tai nhau bí quyếtlàm Sushi từ gạo kết hợp với trứng cuộn Tamago hay bằng những lát hải sản chín nhờ được hơ qua ngọnđèn khò.2. CÁC NGUYÊN LIỆU CHÍNH CỦA SUSHI- Gạo nhật: Là loại gạo để làm sushi, hay còn gọi là sumeshi hoặc sushimeshi, thậm chí người ta còn dùng gạo lứt để làm sushi.- Giấm: Được gọi là “sushisu”, không phải là loại giấm thông thường, nó là hỗn hợp giấm gồm có đường, muối và rượu ngọt Mirin.- Nguyên liệu hải sản: Được gọi là “neta”, sử dụng hầu hết các loại hải sản như cá hồi, cá ngừ, tôm, mực, bạch tuộc, sò điệp… Hình 1: Cách làm sushi cuộn hấp dẫn, dễ ăn đơn giản ( Điện máy xanh 2021)3. CÁC LOẠI SUSHI PHỔ BIẾN Ở NHẬT BẢN 2442Nare sushi (hay narezushi): Là một kiểu sushi “cổ đại” vẫn có bán ở khắp nơi tại Nhật, đặc biệt nhiềunhất ở vùng Shiga. Tại đây thực khách biết tới narezushi với tên gọi phổ biến hơn là funazushi - đặc sảnđịa phương làm từ cá ướp muối mặn và cơm trong nhiều năm liền. Narezushi là một trong những loạisushi được sáng tạo ra sớm nhất trên thế giới. Từ thế kỷ 10 tại Nhật Bản, loại cá lên men ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội nghị khoa học sinh viên Ẩm thực Nhật Bản Cách làm sushi cuộn Nare sushi Inari sushi Nigiri sushi Temari sushi Chirashi sushiTài liệu cùng danh mục:
-
Tìm hiểu về Nam bộ xưa và nay: Phần 2
243 trang 371 0 0 -
8 trang 349 0 0
-
8 trang 316 0 0
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bộc Nhiêu (1946-2015): Phần 1
110 trang 306 0 0 -
Nghiên cứu lý luận tôn giáo của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm qua (1991-2021)
16 trang 300 0 0 -
Tìm hiểu Non nước Việt Nam: Sắc hương Bắc bộ - Phần 1
241 trang 274 0 0 -
15 trang 252 0 0
-
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 240 0 0 -
Ebook Lịch sử tư tưởng Nhật Bản: Phần 2
170 trang 237 0 0 -
9 trang 225 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0