Suy luận không gian của học sinh lớp 9 về các biểu diễn hai chiều trong hình lập phương
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.15 MB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung vào hai suy luận không gian sau đây để giải quyết vấn đề về các biểu diễn 2 chiều trong không gian: Tưởng tượng không gian (mã hóa): thao tác trên các hình ảnh trực quan của hình 3- chiều bao gồm quay, biến đổi hình đã cho sang dạng khác, định hướng lại, vẽ thêm các đường bổ sung; Phân tích không gian dựa trên thuộc tính (giải mã): diễn giải các yếu tố cấu trúc của hình 3-chiều và phân tách các đối tượng thành các thành phần của chúng bằng các thuộc tính hình học để lập luận và ra quyết định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Suy luận không gian của học sinh lớp 9 về các biểu diễn hai chiều trong hình lập phương VJE Tạp chí Giáo dục (2023), 23(15), 1-7 ISSN: 2354-0753 SUY LUẬN KHÔNG GIAN CỦA HỌC SINH LỚP 9 VỀ CÁC BIỂU DIỄN HAI CHIỀU TRONG HÌNH LẬP PHƯƠNG 1 Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế; Nguyễn Thị Tân An1,+ 2 Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị Trần Thị Ngọc Hà2 + Tác giả liên hệ ● Email: tanan0704@gmail.com Article history ABSTRACT Received: 15/6/2023 The study was conducted with 50 grade 9 students, using 8 questions related Accepted: 11/7/2023 to the vertex and the side length of the cube to evaluate the students spatial Published: 05/8/2023 reasoning about two-dimensional representations, focusing on spatial analysis reasoning and spatial visualization reasoning. The spatial reasoning Keywords shown in the students answers was quantified in the study. The results show Spatial reasoning, spatial that the students spatial reasoning was above average but not high. The visualization, spatial analysis, proportion of students answering based on visual observations was still high. cube, geometry Most students used spatial analysis reasoning or a combination of spatial visualization and spatial analysis reasoning, but rarely used only spatial visualization reasoning to solve. Students reasoning about individual vertex or line segments is better than reasoning about problems that combine both. 1. Mở đầu Toán học là một trong những môn học giúp HS phát triển tư duy và suy luận. Ở cấp THCS, mặc dù hình học phẳng thường được ưu tiên hơn hình học không gian nhưng hầu hết các chương trình giảng dạy ở nhà trường đều nhằm mục đích phát triển sự hiểu biết của HS về hình học không gian (Gutiérrezet và cộng sự, 2004). Thực tế cho thấy, nhiều HS lên lớp 9 vẫn gặp khó khăn trong việc hiểu các khái niệm của hình học cũng như hình thành và phát triển suy luận hình học, đặc biệt là suy luận trong không gian thông qua mối quan hệ không gian giữa các đối tượng. Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu cách HS sử dụng các suy luận không gian để giải thích các bài toán liên quan đến biểu diễn hai chiều của các hình trong không gian, cụ thể là hình lập phương. Trong hình học, các hình thường ở dạng hình vẽ (trên giấy, trên bảng hoặc màn hình máy tính) và làm việc với các biểu diễn như vậy (bao gồm các hình hình học do HS tưởng tượng) là rất quan trọng trong quá trình suy luận hình học (Lowrie, 2012; Fujita và cộng sự, 2017). Khi làm việc với các bài toán liên quan đến biểu diễn hai chiều (2- chiều) của các hình không gian, HS sử dụng các kĩ năng suy luận khác nhau để giải quyết vấn đề. Mulligan và cộng sự (2018) cho rằng suy luận không gian bao gồm các kĩ năng liên quan đến các thao tác tư duy đối với các biểu diễn, chuyển đổi các hình không gian thành các dạng trực quan khác dựa trên phân tích các đặc điểm cấu trúc của hình. Đồng thời, các nghiên cứu cũng gợi ý rằng suy luận không gian có thể được cải thiện thông qua quá trình học tập và rèn luyện (Lowrie và cộng sự, 2018). Nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò của các biểu diễn trực quan trong việc dạy và học hình học. Tuy nhiên, Duval (1998) cho rằng các biểu diễn trực quan có thể hỗ trợ cho quá trình suy luận hình học nhưng cũng có thể là một trở ngại, đặc biệt là trong trường hợp hình học không gian nếu HS không có khả năng tưởng tượng và phân tích các biểu diễn của các hình trong không gian ba chiều (3-chiều). Không gian hình học và không gian biểu diễn là khác nhau về bản chất, và do đó có các tính chất khác nhau. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu liên quan đến suy luận không gian của HS THCS. Chẳng hạn, tác giả Nguyễn Thị Hồng Thủy (2018) đã đánh giá 5 loại suy luận không gian của HS THCS theo các mức độ suy luận của Van Hiele. Tác giả Trần Sỹ Nhân (2023) tập trung phân tích suy luận không gian về hình trải và diện tích xung quanh của HS lớp 9. Hầu như chưa có nghiên cứu nào liên quan đến việc phân tích suy luận không gian của HS về các biểu diễn hai chiều trong các hình ba chiều. Nghiên cứu hướng đến trả lời các câu hỏi sau: (1) Suy luận không gian của HS lớp 9 về các biểu diễn hai chiều trong hình lập phương được thể hiện như thế nào? (2) Những khó khăn nào HS gặp phải khi suy luận về các biểu diễn hai chiều trong hình lập phương? (3) Từ kết quả nghiên cứu, các đề xuất sư phạm nào trong việc ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Suy luận không gian của học sinh lớp 9 về các biểu diễn hai chiều trong hình lập phương VJE Tạp chí Giáo dục (2023), 23(15), 1-7 ISSN: 2354-0753 SUY LUẬN KHÔNG GIAN CỦA HỌC SINH LỚP 9 VỀ CÁC BIỂU DIỄN HAI CHIỀU TRONG HÌNH LẬP PHƯƠNG 1 Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế; Nguyễn Thị Tân An1,+ 2 Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị Trần Thị Ngọc Hà2 + Tác giả liên hệ ● Email: tanan0704@gmail.com Article history ABSTRACT Received: 15/6/2023 The study was conducted with 50 grade 9 students, using 8 questions related Accepted: 11/7/2023 to the vertex and the side length of the cube to evaluate the students spatial Published: 05/8/2023 reasoning about two-dimensional representations, focusing on spatial analysis reasoning and spatial visualization reasoning. The spatial reasoning Keywords shown in the students answers was quantified in the study. The results show Spatial reasoning, spatial that the students spatial reasoning was above average but not high. The visualization, spatial analysis, proportion of students answering based on visual observations was still high. cube, geometry Most students used spatial analysis reasoning or a combination of spatial visualization and spatial analysis reasoning, but rarely used only spatial visualization reasoning to solve. Students reasoning about individual vertex or line segments is better than reasoning about problems that combine both. 1. Mở đầu Toán học là một trong những môn học giúp HS phát triển tư duy và suy luận. Ở cấp THCS, mặc dù hình học phẳng thường được ưu tiên hơn hình học không gian nhưng hầu hết các chương trình giảng dạy ở nhà trường đều nhằm mục đích phát triển sự hiểu biết của HS về hình học không gian (Gutiérrezet và cộng sự, 2004). Thực tế cho thấy, nhiều HS lên lớp 9 vẫn gặp khó khăn trong việc hiểu các khái niệm của hình học cũng như hình thành và phát triển suy luận hình học, đặc biệt là suy luận trong không gian thông qua mối quan hệ không gian giữa các đối tượng. Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu cách HS sử dụng các suy luận không gian để giải thích các bài toán liên quan đến biểu diễn hai chiều của các hình trong không gian, cụ thể là hình lập phương. Trong hình học, các hình thường ở dạng hình vẽ (trên giấy, trên bảng hoặc màn hình máy tính) và làm việc với các biểu diễn như vậy (bao gồm các hình hình học do HS tưởng tượng) là rất quan trọng trong quá trình suy luận hình học (Lowrie, 2012; Fujita và cộng sự, 2017). Khi làm việc với các bài toán liên quan đến biểu diễn hai chiều (2- chiều) của các hình không gian, HS sử dụng các kĩ năng suy luận khác nhau để giải quyết vấn đề. Mulligan và cộng sự (2018) cho rằng suy luận không gian bao gồm các kĩ năng liên quan đến các thao tác tư duy đối với các biểu diễn, chuyển đổi các hình không gian thành các dạng trực quan khác dựa trên phân tích các đặc điểm cấu trúc của hình. Đồng thời, các nghiên cứu cũng gợi ý rằng suy luận không gian có thể được cải thiện thông qua quá trình học tập và rèn luyện (Lowrie và cộng sự, 2018). Nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò của các biểu diễn trực quan trong việc dạy và học hình học. Tuy nhiên, Duval (1998) cho rằng các biểu diễn trực quan có thể hỗ trợ cho quá trình suy luận hình học nhưng cũng có thể là một trở ngại, đặc biệt là trong trường hợp hình học không gian nếu HS không có khả năng tưởng tượng và phân tích các biểu diễn của các hình trong không gian ba chiều (3-chiều). Không gian hình học và không gian biểu diễn là khác nhau về bản chất, và do đó có các tính chất khác nhau. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu liên quan đến suy luận không gian của HS THCS. Chẳng hạn, tác giả Nguyễn Thị Hồng Thủy (2018) đã đánh giá 5 loại suy luận không gian của HS THCS theo các mức độ suy luận của Van Hiele. Tác giả Trần Sỹ Nhân (2023) tập trung phân tích suy luận không gian về hình trải và diện tích xung quanh của HS lớp 9. Hầu như chưa có nghiên cứu nào liên quan đến việc phân tích suy luận không gian của HS về các biểu diễn hai chiều trong các hình ba chiều. Nghiên cứu hướng đến trả lời các câu hỏi sau: (1) Suy luận không gian của HS lớp 9 về các biểu diễn hai chiều trong hình lập phương được thể hiện như thế nào? (2) Những khó khăn nào HS gặp phải khi suy luận về các biểu diễn hai chiều trong hình lập phương? (3) Từ kết quả nghiên cứu, các đề xuất sư phạm nào trong việc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Giáo dục Suy luận không gian Biểu diễn hai chiều trong hình lập phương Suy luận hình học Hình học không gian Phương pháp dạy Toán lớp 9Tài liệu liên quan:
-
7 trang 277 0 0
-
Đặc điểm sử dụng từ xưng hô trong tiếng Nhật và so sánh với đơn vị tương đương trong tiếng Việt
5 trang 238 4 0 -
5 trang 214 0 0
-
Thực trạng dạy và học môn tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế tại trường Đại học Sài Gòn
5 trang 196 0 0 -
7 trang 173 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chuyển đổi số của giáo viên tiểu học tại tỉnh An Giang
6 trang 171 0 0 -
Mô hình trung tâm học tập cộng đồng ngoài công lập của Myanmar và một số khuyến nghị
6 trang 145 0 0 -
7 trang 131 0 0
-
Luận Văn: Ứng Dụng Phương Pháp Tọa Độ Giải Một Số Bài Toán Hình Học Không Gian Về Góc và Khoảng Cách
37 trang 115 0 0 -
6 trang 100 0 0