Tác động các yếu tố nền kinh tế biển đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động các yếu tố nền kinh tế biển đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam TÁC ĐỘNG CÁC YẾU TỐ NỀN KINH TẾ BIỂN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM Phạm Quyết Thắng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Email: thangpq.019@gmail.com Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Email: huyennt@neu.edu.vnMã bài: JED-1916Ngày nhận: 12/08/2024Ngày nhận bản sửa: 20/08/2024Ngày duyệt đăng: 29/08/2024DOI: 10.33301/JED.VI.1916 Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xem xét các yếu tố nền kinh tế biển ảnh hưởng tới tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 28 tỉnh/thành phố Việt Nam trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2022. Bằng phương pháp xử lý dữ liệu bảng, mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS). Kết quả mô hình cho thấy các yếu tố sản lượng khai thác thủy sản, diện tích nuôi trồng thủy sản, năng suất lao động, vốn đầu tư từ nước ngoài và thương mại ảnh hưởng tích cực đến nền tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu này nhấn mạnh về giá trị nền kinh tế biển tới tăng trưởng kinh tế. Dựa vào kết quả trên, nghiên cứu cung cấp một số hàm ý liên quan để cải thiện khả năng phát triển kinh tế biển Việt Nam. Từ khóa:Kinh tế biển, kinh tế biển Việt Nam, sản lượng thủy sản, tăng trưởng kinh tế. Mã JEL: O4, O47. Assessing the impact of blue economy factors on Vietnam’s economic growth Abstract: This study was conducted to examine the factors of the marine economy that influence Vietnam’s economic growth. Research data were collected from 28 provinces and cities in Vietnam over the period from 2013 to 2022. Using panel data processing methods and a regression model based on feasible generalized least squares (FGLS), the model results indicate that factors such as fishery production, aquaculture area, labor productivity, foreign investment capital, and trade positively impact Vietnam’s economic growth. This study emphasizes the importance of the marine economy in fostering economic growth. Based on these findings, the research provides some implications for enhancing the development potential of Vietnam’s marine economy. Keywords: Blue economy, blue economy in Vietnam, economic growth, fisheries output. JEL Codes: O4, O47. 1. Giới thiệu Tất cả mọi người sinh sống trên Trái đất đều phải phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào đại dương vàbăng quyển. Đại dương toàn cầu bao phủ 71% bề mặt Trái đất và chứa khoảng 97% lượng nước của Trái đất.Khoảng 10% diện tích đất liền trên Trái đất được bao phủ bởi sông băng hoặc tảng băng theo IPCC (2022).Khoảng 3 tỷ người trên Trái đất nhận 20% protein từ cá và phần lớn cá đến từ đại dương, tổng sản phẩmbiển hàng năm đạt tối thiểu ít nhất 2,5 nghìn tỷ Đô la Mỹ (USD). Theo ước tính, nền kinh tế đại dương cóSố 326(2) tháng 8/2024 50giá trị hơn 24 nghìn tỷ USD và có thể cao hơn vì có nhiều dịch vụ hệ sinh thái quan trọng rất khó định lượng(Hoegh-Guldberg, 2015). Nền kinh tế biển đóng góp rất nhiều vào sản lượng kinh tế và việc làm trên thế giới. Theo các tính toán sơbộ trên Cơ sở dữ liệu Kinh tế Đại dương của OECD (2016) đã đánh giá sản lượng của nền kinh tế biển năm2010 mức 1,5 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 2,5% tổng giá trị gia tăng thế giới. Dầu khí ngoài khơichiếm 1/3 tổng giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp trên biển, tiếp theo là du lịch hàng hải và ven biển,thiết bị hàng hải và cảng. Việc làm toàn thời gian trực tiếp trong nền kinh tế biển lên tới khoản 31 triệu việclàm trong năm 2019 và nguồn lao động lớn nhất là nghề đánh bắt công nghiệp với tỷ lệ khoảng 1/3, du lịchhàng hải và ven biển với gần 1/4. Theo OECD (2016) dự báo, nền kinh tế đại dương dự kiến năm 2030 cóthể tăng gấp đôi mức đóng góp vào giá trị gia tăng toàn cầu, đạt hơn 3 nghìn tỷ USD. Nền kinh tế biển bao gồm các hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào các lĩnh vực như du lịch, vận tải hànghải, năng lượng và hải sản. Nền kinh tế biển là nền kinh tế tương đối mới, Ủy ban Châu Âu định nghĩa nềnkinh tế biển là “bất kỳ hoạt động kinh tế nào gắn liền với đại dương, biển và bờ biển” bao gồm nhiều ngànhcông nghiệp hiện tại và đang phát triển được kết nối và được Liên minh Châu Âu giới thiệu vào năm 2018. Theo Tổng cục Thống kê (GSO) (2023), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 28 tỉnh ven biển chiếm52,07% tổng GDP cả nước năm 2023, bên cạnh đó, lao động trong độ tuổi làm việc tại 28 tỉnh ven biển gồm24.573.200 người. Do đó Nghị Quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Ban chấp hành TrungƯơng (2018) đã xác định rõ tầm quan trọng, nhận thức toàn hệ thống chính trị về phát triển kinh tế, bảo vệchủ quyền biển đảo, quốc gia. Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, đến năm2030 các ngành kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 10% GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố venbiển ước đạt 65 - 70% GDP cả nước. Bên cạnh đó, theo Quyết định số 892/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm2022 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt Đề án phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn với xâydựng các trung tâm kinh tế biển mạnh thời kỳ đến năm 2030 (Thủ tướng Chính phủ, 2022). Mặc dù GDP tăng trưởng hàng năm, tuy nhiên để đạt được kỳ vọng của Ban chấp hành Trung ương Đảngvà Chính phủ, tận dụng phát huy tối đa tiềm năng của kinh tế biển Việt Nam thì còn nhiều khó khăn và tháchthức. Nghiên cứu này tập trung đề cập đến các yếu tố của nền kinh tế biển Việt Nam bao gồm sản lượngthủy sản khai thác, diện tích nuôi trồng thủy sản, năng suất lao động, vốn đầu tư từ nước ngoài, chỉ số giáti ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế biển Kinh tế biển Việt Nam Sản lượng thủy sản Tăng trưởng kinh tế Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biểnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 730 3 0 -
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 249 0 0 -
13 trang 193 0 0
-
6 trang 175 0 0
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 trang 165 0 0 -
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 157 0 0 -
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ngân sách giáo dục tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012
4 trang 153 0 0 -
Một số quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế biển trong thời kỳ đổi mới
3 trang 145 0 0 -
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12 trang 144 0 0 -
Những thách thức đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục
13 trang 123 0 0 -
Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
20 trang 114 0 0 -
Vai trò của FDI trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và du lịch ở thị trường Việt Nam
14 trang 112 0 0 -
Đề tài: Thuế với việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở việt nam
26 trang 105 0 0 -
4 trang 100 0 0
-
11 trang 96 0 0
-
8 trang 94 0 0
-
Giáo trình môn học Kinh tế phát triển
44 trang 91 0 0 -
Khuyến nghị nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
7 trang 89 0 0 -
Xây dựng chỉ số điều kiện tài chính cho Việt Nam
5 trang 78 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
44 trang 75 0 0