Danh mục

Tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi tôm nước lợ ven biển vùng Bắc Trung Bộ và đề xuất giải pháp ứng phó

Số trang: 70      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.16 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 28,000 VND Tải xuống file đầy đủ (70 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đánh giá được tác động của BĐKH đến nuôi tôm nước lợ ven biển vùng BTB và đề xuất được các giải pháp thích ứng tổng hợp, nhằm góp phần phát triển NTTS ven biển bền vững trong bối cảnh BĐKH.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi tôm nước lợ ven biển vùng Bắc Trung Bộ và đề xuất giải pháp ứng phóTÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NUÔI TÔM NƯỚC LỢ VEN BIỂN VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ TS. Cao Lệ Quyên Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản (VIFEP) Mở đầu Vùng duyên hải Bắc Trung bộ (BTB), bao gồm 6 tỉnh venbiển là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trịvà Thừa Thiên Huế là khu vực có hoạt động nuôi trồng thủy sản(NTTS) ven biển nói chung và nuôi tôm nước lợ nói riêng pháttriển và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinhtế - xã hội của người dân ven biển. Tuy nhiên, trong bối cảnhbiến đổi khí hậu (BĐKH) đang và sẽ tiếp tục diễn ra hết sứcphức tạp thì hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển của khu vựccũng là một trong những lĩnh vực chịu tác động lớn từ BĐKHvà các tác động này nếu không có biện pháp can thiệp, có thể đedọa các mục tiêu tăng trưởng bền vững của thuỷ sản trong vùngđã được xác định trong Chiến lược phát triển ngành thuỷ sảnđến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triểnngành thuỷ sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Tuy nhiên, hiện chưa có các đánh giá đầy đủ về tác động củaBĐKH đến diện tích, cơ sở hạ tầng (CSHT) và sản lượng tômnuôi nước lợ ven biển BTB theo các kịch bản BĐKH quốc gia.Hiện tại, mới chỉ có một số nghiên cứu tác động của biến đổikhí hậu đối với nuôi trồng thủy sản được thực hiện ở đồng bằng 3sông Cửu Long (ĐBSCL) và một số vùng khác, như nghiên cứucủa Kam và các cộng sự (2010) về tác động của BĐKH đếnnuôi tôm và cá tra ở ĐBSCL, nghiên cứu của Phạm Quang Hàvà cộng sự (2011) về tác động của BĐKH đến nông nghiệp vàthủy sản tại một số tỉnh, nghiên cứu của Viện Kinh tế và Quyhoạch Thuỷ sản (VIFEP) phối hợp với Trung tâm Nghề cá thếgiới (WorldFish) (2015) về tình trạng dễ bị tổn thương vớiBĐKH của lĩnh vực NTTS; hoặc nghiên cứu của Viện Nghiêncứu NTTS 1 (RIA 1) (2014) về xây dựng mô hình NTTS venbiển ứng phó với BĐKH thực hiện ở khu vực đồng bằng sôngHồng (ĐBSH). Đối với khu vực duyên hải Bắc bộ và BTB, mớichỉ có nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thanh và các cộng sự(2015) về thiệt hại bằng tiền của lĩnh vực NTTS trước tác độngcủa BĐKH tại một số tỉnh. Bởi vậy, rất cần thiết phải thực hiệnnghiên cứu về tác động của BĐKH đến một số yếu tố quantrọng của nuôi tôm nước lợ tại vùng BTB như yếu tố về diệntích, CSHT và sản lượng tôm nuôi theo kịch bản BĐKH đãđược ban hành. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các tác động của BĐKHđến NTTS có thể được giảm nhẹ thông qua các biện pháp thíchứng hiệu quả của người nuôi và các tổ chức cộng đồng thôngqua việc quản lý trang trại hiệu quả về mùa vụ, môi trườngnuôi... cũng như tuân thủ tốt kỹ thuật nuôi và sử dụng hợp lýcác loại vật tư đầu vào như thức ăn, hoá chất, chế phẩm sinhhọc, thuốc thú y và năng lượng trong hoạt động nuôi. Bởi vậy,việc tiến hành triển khai một số mô hình NTTS để thử nghiệmmột số giải pháp thích ứng cũng là những thực hành tốt để chocộng đồng xem xét học tập. Kết quả của mô hình sẽ củng cốthêm cơ sở thực tiễn để nâng cấp các giải pháp mang tính đồng4bộ và khả thi hơn để giải quyết được các khâu từ kỹ thuật chođến tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong ứngphó với BĐKH. Từ các lý do trên cho thấy, rất cần thiết phải có đánh giámang tính dự báo về tác động của BĐKH đến diện tích nuôi,CSHT kèm theo và sản lượng tôm nuôi nước lợ theo các kịchbản về BĐKH đã được Chính phủ ban hành năm 2012 cũng nhưtriển khai mô hình thử nghiệm một số giải pháp ứng phó vớiBĐKH ở cấp độ cộng đồng địa phương, làm cơ sở đề xuất cácgiải pháp thích ứng tổng hợp và nhân rộng trong thực tiễn. 1. Mục tiêu nghiên cứu 1.1 Mục tiêu tổng quát Đánh giá được tác động của BĐKH đến nuôi tôm nước lợven biển vùng BTB và đề xuất được các giải pháp thích ứngtổng hợp, nhằm góp phần phát triển NTTS ven biển bền vữngtrong bối cảnh BĐKH. 1.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được tác động của BĐKH đến diện tích, CSHT vàsản lượng nuôi tôm nước lợ ven biển BTB; - Xây dựng được mô hình thử nghiệm nuôi tôm nước lợ venbiển ứng phó với biến đổi khí hậu tại một số địa phương; - Xây dựng được các giải pháp ứng phó tổng hợp để quản lývà phát triển nuôi tôm nước lợ ven biển bền vững ứng phó vớibiến đổi khí hậu; 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Trong các đối tượng nuôi trồng thủy sản ven biển, tôm nước 5lợ, nhuyễn thể và cá biển là 3 nhóm đối tượng quan trọng đượcxác định là những nhóm nuôi mặn, lợ chủ lực của ngành thủysản. Trong đó, tôm nuôi nước lợ (mà chủ yếu là tôm sú và tômthẻ chân trắng) chiếm vị trí quan trọng trong giá trị và kimngạch xuất khẩu của ngành thủy sản. Năm 2016, trong tổng số0,85 triệu ha nuôi mặn lợ trên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: