Danh mục

Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 994.84 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm qua, vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa chịu ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu (BĐKH). Hiện tượng mang tính toàn cầu này đặc biệt tác động đến nông nghiệp, một sinh kế quan trọng của người dân vùng ven biển. Vì vậy rất cần những giải pháp mang tính chủ động, tích cực hơn cho khu vực này để giảm thiểu thiệt hại và nâng cao khả năng thích ứng của sinh kế nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Khánh HòaHNUE JOURNAL OF SCIENCESocial Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 106-115This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2018-0075TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ NÔNG NGHIỆPVÙNG VEN BIỂN TỈNH KHÁNH HÒATrần Thị Hồng NhungKhoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Trong những năm qua, vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa chịu ảnh hưởng nhiều củabiến đổi khí hậu (BĐKH). Hiện tượng mang tính toàn cầu này đặc biệt tác động đến nôngnghiệp, một sinh kế quan trọng của người dân vùng ven biển. Diện tích đất nông nghiệp bịảnh hưởng bởi cả lũ lụt và hạn hán, hệ thống thủy lợi bị xuống cấp bởi những yếu tố thời tiếtcực đoan khiến nguồn vốn sinh kế của người dân bị tác động theo hướng tiêu cực. Và từ đó,hoạt động sinh kế nông nghiệp của người dân gặp nhiều khó khăn: nguy cơ dịch bệnh tăng,diện tích và sản lượng cây trồng giảm, chi phí sản xuất tăng khiến cho hiệu quả của sản xuấtnông nghiệp vốn thấp lại càng suy giảm. Trong khi đó, những biện pháp ứng phó của ngườidân và chính quyền địa phương còn mang tính thụ động. Vì vậy rất cần những giải pháp mangtính chủ động, tích cực hơn cho khu vực này để giảm thiểu thiệt hại và nâng cao khả năngthích ứng của sinh kế nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH.Từ khóa: BĐKH, sinh kế nông nghiệp, vùng ven biển, Khánh Hòa.1.Mở đầuBĐKH là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng cóhại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên, hoặcđến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội, hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người[[9]].Khánh Hoà là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ với diện tích tự nhiên 5.197 km2, cóbờ biển dài và nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, khoảng 200 đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô củaquần đảo Trường Sa. Dân số tỉnh Khánh Hòa là 1.222.190 người (năm 2017), mật độ trung bình235 người/km2. Dân số tập trung chủ yếu ở các huyện, thị xã, thành phố ven biển bao gồm: huyệnVạn Ninh, thị xã Ninh Hòa, huyện Cam Lâm, huyện Trường Sa, thành phố Cam Ranh và thànhphố Nha Trang, với tổng dân số 1.020.996 người, chiếm 83,5% dân số toàn tỉnh [[2]].Trong những năm gần đây, khu vực này đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những thay đổi củađiều kiện thời tiết và khí hậu. Những tác động của BĐKH đối với Khánh Hòa đã được một số tácgiả nghiên cứu như sự thay đổi hệ sinh thái vùng cửa sông, ven biển (Trần Đăng Hồng [[3]] vàNguyễn Kì Phùng [[5]]) hay các khu vực đô thị (Bùi Chí Nam [[4]]) và cơ sở hạ tầng của địaphương (Trần Ngọc Anh [[1]]). Tuy nhiên, ảnh hưởng của BĐKH đối với đời sống và sinh kế củangười dân chưa được chú ý đến. Thực tế cho thấy nông nghiệp là sinh kế quan trọng của ngườidân vùng ven biển. Những năm gần đây, hiện tượng xâm nhập mặn, sự thay đổi rõ rệt của các yếutố khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa…), sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão lũ, hạnhán…) đã khiến cho sản xuất nông nghiệp của cư dân địa phương ngày càng trở nên bấp bênhvà các tổnNgày nhận bài: 19/6/2018. Ngày sửa bài: 19/7/2018. Ngày nhận đăng: 2/8/2018.106Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Khánh HòaTác giả liên hệ: Trần Thị Hồng Nhung. Địa chỉ e-mail: trannhungvnh@gmail.comthương ngày càng rõ rệt. Do vậy, ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế nông nghiệp của cộng đồngdân cư ven biển cần được nghiên cứu nhằm đề xuất kế hoạch thích ứng, ứng phó có hiệu quả.2.Nội dung nghiên cứu2.1. Khái quát về tình hình BĐKH ở tỉnh Khánh HòaTheo kết quả tính toán và dự báo tình hình BĐKH ở Khánh Hòa trong giai đoạn 2030 – 2100,BĐKH ở Khánh Hòa diễn ra tương đối rõ rệt cả về nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển dângtheo các kịch bảnBảng 1. Một số đặc trưng BĐKH khu vực ven bờ tỉnh Khánh HòaTTKịch bảnMực nước biểndâng (cm)Biến đổi nhiệt độtrung bình (oC)Biến đổi lượng mưatrung bình (%)1RCP 4.5 – 2030120,79,12RCP 4.5 – 2050231,414,43RCP 4.5 – 2100541,811,04RCP 8.5 – 2030120,816,15RCP 8.5 – 2050251,88,16RCP 8.5 – 2100743,25,4(Nguồn: [[7]])Tại vùng ven biển Khánh Hòa, nhiệt độ tăng dẫn đến bốc hơi tăng, kết hợp với mưa mùa khôgiảm làm cho dòng chảy kiệt giảm, hiện tượng hạn hán có thể xảy ra. Ngoài ra, nước biển dângvừa làm ngập lụt những vùng trũng thấp ven biển, vừa làm gia tăng các hiện tượng xâm nhập mặnở tầng nước mặt cũng như nước ngầm, gây tác động xấu đến hệ sinh thái và hoạt động kinh tế - xãhội tại địa phương. Vào mùa mưa, với xu thế lượng mưa tập trung nhiều vào tháng lớn nhất, hệquả là sự gia tăng các trận mưa cực đoan hoặc cường độ mưa, dẫn đến các hiện tượng ngập lụt xảyra thường xuyên hơn. Xu thế này kết hợp với mực nước biển dâng cao gây ngập lụt sâu hơn, thờigian duy trì ngập dài hơn. Mặt khác, do sự gia tăng của mực nước biển, đường bờ biển có xu thếtiến vào đất liền, làm cơ sở cho c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: