Danh mục

Tác động của biến đổi khí hậu đến sự phân bố bùn cát trên lưu vực sông Đồng Nai

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 832.31 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dưới tác động của BĐKH, chế độ dòng chảy trên lưu vực sông Đồng Nai cũng thay đổi theo, dẫn đến sự phân bố bùn cát trên lưu vực cũng thay đổi. Vì vậy, nghiên cứu sẽ ứng dụng mô hình SWAT (Soils and Assessment tools)để mô phỏng sự phân bố bùn cát trên lưu vực sông Đồng Nai cho các thời kỳ I (1980-2000), II (2046-2064), III (2080-2100) với thời kỳ I là thời kỳ cơ sở để xem xét ảnh hưởng của BĐKH trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của biến đổi khí hậu đến sự phân bố bùn cát trên lưu vực sông Đồng NaiBÀI BÁO KHOA HỌCTÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỰ PHÂN BỐBÙN CÁT TRÊN LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAIĐoàn Thanh Vũ1, Lê Ngọc Anh1, Hoàng Trung Thống1, Cấn Thu Văn1Tóm tắt: Dưới tác động của BĐKH, chế độ dòng chảy trên lưu vực sông Đồng Nai cũng thayđổi theo, dẫn đến sự phân bố bùn cát trên lưu vực cũng thay đổi. Nghiên cứu sẽ ứng dụng mô hìnhSWAT (Soils and Assessment tools)để mô phỏng sự phân bố bùn cát trên lưu vực sông Đồng Nai chocác thời kỳ I (1980 - 2000), II (2046 - 2064), III (2080 - 2100) với thời kỳ I là thời kỳ cơ sở để xemxét ảnh hưởng của BĐKH trong tương lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: dưới tác động củaBĐKH đối với thời kỳ II, tổng lượng bùn cát trung bình nhiều năm trên toàn bộ lưu vực khoảng56,406.106 m3, tăng không đáng kể so với thời kỳ I; ở thời kỳ III tổng lượng bùn cát trung bình nhiềunăm trên toàn lưu vực khoảng 79,673.106 m3 tăng hơn 25% so với thời kỳ I, trong đó mùa lũ tăngnhiều hơn so với mùa kiệt.Từ khóa: Biến đổi khí hậu (BĐKH), Lưu vực sông Đồng Nai, Bùn cát, Mô hình SWAT.Ban Biên tập nhận bài: 12/07/2018 Ngày phản biện xong: 20/09/2018 Ngày đăng bài: 25/10/20181. Giới thiệuBiến đổi khí hậu toàn cầu chủ yếu do hainguyên nhân chủ yếu: (1) do tự nhiên, (2) do conngười. Trong hai nguyên nhân trên thì nguyênnhân do hoạt động của con người đóng vai tròchủ yếu trong việc gây ra tình trạng khí hậu nónglên toàn cầu và gây ra BĐKH. Theo thống kê,những hoạt động của con người từ năm 1975 đếnnay đã làm gia tăng khí Điôxít cacbon (CO2) lên28%, Ôxít Nitơ (N2O) tăng 8% [1]. Trong 100năm qua (1906 - 2005), nhiệt độ trung bình toàncầu đã tăng khoảng 0,740C, tốc độ tăng của nhiệtđộ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50năm trước đó [2].Lưu vực sông Đồng Nai (LVSĐN) là lưu vựccó ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinhtế vùng Đông Nam Bộ và ven biển. Dưới tácđộng của BĐKH, chế độ thủy văn dòng chảy trênlưu vực sông Đồng Nai cũng thay đổi theo [3, 4,5] dẫn đến sự phân bố bùn cát trên lưu vực cũngthay đổi. Sự thay đổi chủ yếu do sự biến đổi vềlượng và phân phối mưa gây ra các tác động cơhọc và làm phá vỡ sự liên kết giữa các hạtTrường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHồ Chí MinhEmail: dtvu@hcmunre.edu.vn18TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 10 - 2018đất. Cuối cùng, dòng chảy mặt được hình thànhsẽ đem theo các hạt bùn cát và làm phân phối lạilượng bùn cát tại các lưu vực.Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá ảnhhưởng của BĐKH đến sự phân bố bùn cát trêncác lưu vực trên dòng chính sông Đồng Nai, sửdụng dữ liệu khí tượng được lấy từ các mô hìnhkhí hậu toàn cầu GFDL-CM2.1 ứng với kịch bảnphát thải trung bình A1B.2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập tàiliệu2.1 Giới thiệu về khu vực nghiên cứuLưu vực sông Đồng Nai có diện tích 40.700km2 (tính đến cửa Soài Rạp) đi qua 9 tỉnh/thànhphố gồm: Lâm Đồng, Đắc Nông, Bình Phước,Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Tây Ninh,Tp. HCM, Long An.Tổng lượng dòng chảy trênlưu vực sông Đồng Nai 41,5 tỷ m3.LVSĐN có thể chia làm 3 dạng địa hình: (i)Địa hình vùng núi: phân bố chủ yếu ở vùng phíaBắc có cao độ mặt đất từ vài trăm mét đến trên1.000 m so với mực nước biển; (ii) Địa hìnhvùng trung du: phân bố chủ yếu ở trung và hạlưu sông Bé, hạ lưu sông La Ngà và trung lưusông Sài Gòn (Bình Dương, Tây Ninh, ĐồngBÀI BÁO KHOA HỌCNai), có diện tích chiếm trên 30%; (iii) Địa hìnhvùng đồng bằng: nằm ở phía Nam khu vựcnghiên cứu tiếp giáp với đồng bằng sông CửuLong (ĐBSCL) và biển Đông, có diện tích chiếmgần 40% tổng diện tích toàn vùng, cao độ địahình từ vài chục mét xuống đến dưới 1 m. Địahình lưu vực sông Đồng Nai thể hiện hình 1.Hình 1. Địa hình lưu vực sông Đồng NaiNằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và có đặcđiểm địa hình biến đổi lớn nên thảm thực vật,rừng ở LVSĐN khá đa dạng. Thượng nguồn lưuvực là vùng núi cao trên 1.500 m so với mựcnước biển, thuộc cao nguyên Liangbian có nhiềuđặc trưng của rừng á ôn đới, thảm thực vật rừngthưa chủ yếu là rừng thông. Từ cao trình 1.500 mtrở xuống có thảm thực vật, rừng mang đầy đủđặc trưng của rừng nhiệt đới, thảm thực vật rừngdày với nhiều loại cây và dây leo phong phú vàcũng là nơi cư trú của nhiều loại động vật.2.2 Phương pháp nghiên cứuTrong nghiên cứu này, mô hình SWAT đượcsử dụng để mô phỏng quá trình dòng chảy và quátrình bùn cát. Đây là mô hình có độ tin cậy caovà được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam [6, 7, 8].Dữ liệu khí tượng của mô hình toàn cầu GFDLCM 2.1 được chọn do có sự phù hợp về phânphối dòng chảy trong năm [9].2.2.1. Mô hình SWATSWAT được phát triển để dự báo những tácđộng của hoạt động sử dụng đất lên nước, bùncát và sản lượng hóa học nông nghiệp trên mộtlưu vực lớn với sự thay đổi của thổ nhưỡng, thảmphủ và các điều kiện quản lý [10] . Mô hìnhSWAT chia lưu vực thành các lưu vực con, mỗilưu vực con được chia thành các nhóm tương tựnhau về thổ nhưỡng và thảm phủ gọi là các đơnvị thủy văn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: