Tác động của biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp và đề xuất một số hoạt động giảm thiểu và thích ứng
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 371.96 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Tác động của biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp và đề xuất một số hoạt động giảm thiểu và thích ứng trình bày về tác động của biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp; những nỗ lực nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp; kế hoạch phòng tránh, khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp và đề xuất một số hoạt động giảm thiểu và thích ứng Hội thảo lần 1: Xây dựng Kế hoạch phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó và giảm nhẹ tác động do biến đổi khí hậu, Đồ Sơn, ngày 14-15/8/2008 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIẢM THIỂU VÀ THÍCH ỨNG ThS.Phạm Minh Thoa, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp TS. Phạm Mạnh Cường, Chuyên viên Cục Lâm nghiệp 1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp 1.1 Giới thiệu chung về lĩnh vực lâm nghiệp Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù có vị trí kinh tế, xã hội và môi trường rất quan trọng, là một phần không thể tách rời khỏi nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam. Hiện tại ngành lâm nghiệp quản lý sử dụng hơn một nửa lãnh thổ đất nước, liên quan trực tiếp đến đời sống của khoảng 25 triệu đồng bào, trong đó có 7 triệu đồng bào dân tộc thiểu số. Nói đến lâm nghiệp là nói đến rừng và nghề rừng. Lâm nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các khâu, từ trồng, chăm sóc, bảo vệ, xúc tiến tái sinh tự nhiên đến khai thác, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, vv…Rừng là yếu tố cơ bản của môi trường tự nhiên, góp phần quan trọng vào phát triển bền vững đất nước, vào sự tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và an ninh quốc phòng. Rừng đóng một vai trò không thể thiếu trong việc cung cấp các sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và xã hội, bảo vệ môi trường sống, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý bền vững cảnh quan và góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, tạo việc làm cho nhân dân, nhất là người dân miền núi, góp phần xoá đói giảm nghèo. Nếu như trong sự nghiệp bảo vệ đất nước, rừng là căn cứ địa kháng chiến, là vành đai bảo vệ biên giới, thì trong công cuộc xây dựng đất nước, rừng là vành đai phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, là tư liệu sản xuất chính trong lâm nghiệp, là công cụ chống ô nhiễm, bảo vệ môi sinh, là nguồn sinh thủy cho sản xuất và phục vụ đời sống. Tài nguyên rừng ở Việt Nam rất phong phú đa dạng. Việt Nam có 11.373 loài thực vật thuộc 2.524 chi và 378 họ (30% trong số này là loài đặc hữu), 224 loài thú, 838 loài chim và 258 loài bò sát. Các hệ sinh thái rừng của Việt Nam rất đa dạng với nhiều kiểu rừng, đầm lầy và sông suối, vv…tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú trên toàn cầu. Nhiều loài động, thực vật độc đáo chỉ tìm thấy ở Việt Nam. Việt Nam là quê hương của 3% các loài hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu. Do đó, Việt Nam là một trong các quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới, được công nhận là một quốc gia cần được ưu tiên cao cho bảo tồn toàn cầu. Tính đến tháng 12 năm 2006, sau hơn 8 năm thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã trồng mới được 1,64 triệu ha, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và trồng bổ sung 1,04 ha, khoán chăm sóc bảo vệ trung bình mỗi năm là 2,471 ha, trồng được tổng số 1,6 tỷ cây phân tán, giải quyết việc làm cho 470.874 hộ gia đình. Trong giai đoạn 1996-2007, kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ của Việt Nam đã liên tục tăng từ 61 triệu USD năm 1996 lên gần 2,5 tỷ USD năm 2007. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì độ che phủ của rừng đã bị suy giảm nghiêm trọng từ 43,7 % (14,3 triệu ha) năm 1943 xuống còn 28 % (9,3 triệu ha) vào năm 1993. Sau nhiều nỗ lực, tính đến thời 1 Hội thảo lần 1: Xây dựng Kế hoạch phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó và giảm nhẹ tác động do biến đổi khí hậu, Đồ Sơn, ngày 14-15/8/2008 điểm 31/12/2007, độ che phủ của rừng đạt 38,2% (tương ứng với diện tích rừng là 12,87 triệu ha) trong đó có 10,28 triệu ha rừng tự nhiên và 2,55 triệu ha rừng trồng (Bộ NN và PTNT, 2008). Diện tích rừng bình quân trên đầu người ở Việt Nam hiện là 0,15 ha/người. Mặc dù diện tích rừng tăng lên từ năm 1995 đến 2007 về số lượng nhưng trữ lượng và chất lượng rừng nhìn chung giảm, nhiều cánh rừng tự nhiên trở thành rừng nghèo. Theo số liệu báo cáo của Chương trình Điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc chu kỳ III (2001-2005) thì hiện nay rừng tự nhiên chỉ có 9% là rừng giàu (trữ lượng trên 150 m3/ha), 33% rừng trung bình (trữ lượng 80-150 m3/ha) và khoảng 58% rừng nghèo (trữ lượng dưới 80 m3/ha). Rừng tự nhiên giàu và trung bình chủ yếu chỉ còn ở vùng núi cao, địa hình hiểm trở, giáp biên giới Việt - Lào thuộc vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Trung Bộ. Đa dạng sinh học và các chức năng dịch vụ môi trường của rừng bị đe dọa. Mặc dù số lượng loài còn tương đối cao, nhưng tổng số cá thể của nhiều loài lại rất thấp, thậm chí có nguy cơ bị tuyệt chủng. Rừng và nghề rừng chưa thực sự phát huy hết vai trò quan trọng vốn có của nó, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn sản xuất và đời sống. Theo thống kê, hiện nay 80% nguyên liệu gỗ phục vụ cho công nghiệp chế biến lâm sản vẫn còn phải nhập từ nước ngoài. Hệ thống chính sách tuy đã khá đủ nhưng còn nhiều bất cập, mâu thuẫn, chưa phù hợp với thực tiễn rất đa dạng ở các vùng miền, chưa thật sự tạo động lực ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp và đề xuất một số hoạt động giảm thiểu và thích ứng Hội thảo lần 1: Xây dựng Kế hoạch phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó và giảm nhẹ tác động do biến đổi khí hậu, Đồ Sơn, ngày 14-15/8/2008 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIẢM THIỂU VÀ THÍCH ỨNG ThS.Phạm Minh Thoa, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp TS. Phạm Mạnh Cường, Chuyên viên Cục Lâm nghiệp 1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp 1.1 Giới thiệu chung về lĩnh vực lâm nghiệp Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù có vị trí kinh tế, xã hội và môi trường rất quan trọng, là một phần không thể tách rời khỏi nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam. Hiện tại ngành lâm nghiệp quản lý sử dụng hơn một nửa lãnh thổ đất nước, liên quan trực tiếp đến đời sống của khoảng 25 triệu đồng bào, trong đó có 7 triệu đồng bào dân tộc thiểu số. Nói đến lâm nghiệp là nói đến rừng và nghề rừng. Lâm nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các khâu, từ trồng, chăm sóc, bảo vệ, xúc tiến tái sinh tự nhiên đến khai thác, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, vv…Rừng là yếu tố cơ bản của môi trường tự nhiên, góp phần quan trọng vào phát triển bền vững đất nước, vào sự tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và an ninh quốc phòng. Rừng đóng một vai trò không thể thiếu trong việc cung cấp các sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và xã hội, bảo vệ môi trường sống, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý bền vững cảnh quan và góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, tạo việc làm cho nhân dân, nhất là người dân miền núi, góp phần xoá đói giảm nghèo. Nếu như trong sự nghiệp bảo vệ đất nước, rừng là căn cứ địa kháng chiến, là vành đai bảo vệ biên giới, thì trong công cuộc xây dựng đất nước, rừng là vành đai phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, là tư liệu sản xuất chính trong lâm nghiệp, là công cụ chống ô nhiễm, bảo vệ môi sinh, là nguồn sinh thủy cho sản xuất và phục vụ đời sống. Tài nguyên rừng ở Việt Nam rất phong phú đa dạng. Việt Nam có 11.373 loài thực vật thuộc 2.524 chi và 378 họ (30% trong số này là loài đặc hữu), 224 loài thú, 838 loài chim và 258 loài bò sát. Các hệ sinh thái rừng của Việt Nam rất đa dạng với nhiều kiểu rừng, đầm lầy và sông suối, vv…tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú trên toàn cầu. Nhiều loài động, thực vật độc đáo chỉ tìm thấy ở Việt Nam. Việt Nam là quê hương của 3% các loài hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu. Do đó, Việt Nam là một trong các quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới, được công nhận là một quốc gia cần được ưu tiên cao cho bảo tồn toàn cầu. Tính đến tháng 12 năm 2006, sau hơn 8 năm thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã trồng mới được 1,64 triệu ha, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và trồng bổ sung 1,04 ha, khoán chăm sóc bảo vệ trung bình mỗi năm là 2,471 ha, trồng được tổng số 1,6 tỷ cây phân tán, giải quyết việc làm cho 470.874 hộ gia đình. Trong giai đoạn 1996-2007, kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ của Việt Nam đã liên tục tăng từ 61 triệu USD năm 1996 lên gần 2,5 tỷ USD năm 2007. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì độ che phủ của rừng đã bị suy giảm nghiêm trọng từ 43,7 % (14,3 triệu ha) năm 1943 xuống còn 28 % (9,3 triệu ha) vào năm 1993. Sau nhiều nỗ lực, tính đến thời 1 Hội thảo lần 1: Xây dựng Kế hoạch phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó và giảm nhẹ tác động do biến đổi khí hậu, Đồ Sơn, ngày 14-15/8/2008 điểm 31/12/2007, độ che phủ của rừng đạt 38,2% (tương ứng với diện tích rừng là 12,87 triệu ha) trong đó có 10,28 triệu ha rừng tự nhiên và 2,55 triệu ha rừng trồng (Bộ NN và PTNT, 2008). Diện tích rừng bình quân trên đầu người ở Việt Nam hiện là 0,15 ha/người. Mặc dù diện tích rừng tăng lên từ năm 1995 đến 2007 về số lượng nhưng trữ lượng và chất lượng rừng nhìn chung giảm, nhiều cánh rừng tự nhiên trở thành rừng nghèo. Theo số liệu báo cáo của Chương trình Điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc chu kỳ III (2001-2005) thì hiện nay rừng tự nhiên chỉ có 9% là rừng giàu (trữ lượng trên 150 m3/ha), 33% rừng trung bình (trữ lượng 80-150 m3/ha) và khoảng 58% rừng nghèo (trữ lượng dưới 80 m3/ha). Rừng tự nhiên giàu và trung bình chủ yếu chỉ còn ở vùng núi cao, địa hình hiểm trở, giáp biên giới Việt - Lào thuộc vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Trung Bộ. Đa dạng sinh học và các chức năng dịch vụ môi trường của rừng bị đe dọa. Mặc dù số lượng loài còn tương đối cao, nhưng tổng số cá thể của nhiều loài lại rất thấp, thậm chí có nguy cơ bị tuyệt chủng. Rừng và nghề rừng chưa thực sự phát huy hết vai trò quan trọng vốn có của nó, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn sản xuất và đời sống. Theo thống kê, hiện nay 80% nguyên liệu gỗ phục vụ cho công nghiệp chế biến lâm sản vẫn còn phải nhập từ nước ngoài. Hệ thống chính sách tuy đã khá đủ nhưng còn nhiều bất cập, mâu thuẫn, chưa phù hợp với thực tiễn rất đa dạng ở các vùng miền, chưa thật sự tạo động lực ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Biến đổi khí hậu Tác động của biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu với lâm nghiệp Thích ứng biến đổi khí hậu Khắc phục hậu quả biến đổi khí hậu Phòng tránh biến đổi khí hậuGợi ý tài liệu liên quan:
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 287 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 231 1 0 -
13 trang 209 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 193 0 0 -
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 179 0 0 -
161 trang 179 0 0
-
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 176 0 0 -
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 163 0 0 -
15 trang 141 0 0
-
Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản và đề xuất giải pháp thích ứng
62 trang 135 0 0