Tác động của biến đổi khí hậu lên sản xuất lúa: Phần 2
Số trang: 53
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.68 MB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp tục phần 1, phần 2 của sách có nội dung chương 3: Tác động của biến đổi khí hậu lên sản xuất lúa, Sơ đồ chuỗi tác động của biến đổi khí hậu, Thay đổi năng suất và sản lượng lúa qua các mô hình phỏng đoán, Một số phỏng đoán và đánh giá tác động BĐKH lên sản xuất lúa vùng ĐBSCL. Chương 4 :ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất lúa :Chiến lược tổng quát, Một số dự án nghiên cứu sản xuất lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của biến đổi khí hậu lên sản xuất lúa: Phần 2 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN SẢN XUẤT LÚA ================================================================= Chương 3. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN SẢN XUẤT LÚA 3.1 Sơ đồ chuỗi tác động của biến đổi khí hậu Nhiều nhà khoa học đã công bố các báo cáo nghiên cứu liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu lên sản xuất lúa ở từng quốc gia, vùng lãnh thổ cũng như tổng quát trên toàn thế giới (Kropff et al., 1993; Aggarwal et al., 1997, 2006; Saseendran et al., 2000; Cline, 2007; De Silva et al., 2007; Yao et al., 2007; Easterling et al., 2007; Rosegrant, 2010; Basak et al., 2011; Bala et al., 2011, …). Các nghiên cứu thực nghiệm đã tiến hành song song với việc hình thành và cải tiến liên tục các mô hình toán học nhằm mô phỏng và dự đoán các thay đổi về năng suất và sản lượng lượng thực nói chung hay của lúa nói riêng trong tương lai theo các kịch bản biến đổi khí hậu của IPCC đề xuất. Các nghiên cứu này phần lớn khảo sát sự thay đổi khí hậu, mùa vụ và các yếu tố ảnh hưởng đến canh tác lúa như quản lý nước nội đồng, cày bừa, giống lúa, bón phân, kiểm soát cỏ dại và dịch bệnh trên cây trồng và chăm sóc. Một số nghiên cứu tập trung vào các giống lúa mới có khả năng thích ứng tốt hơn với sự thay đổi thời tiết trong tương lại, bảo vệ tài nguyên di truyền, điều chỉnh ưu tiên nghiên cứu nông nghiệp, các biện pháp giảm thiểu nguy cơ an ninh lương thực, tăng cường khuyến nông và hệ thống cảnh báo thiên tai, chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp và nâng cao nhận thức trong cộng đồng về ứng phó với biến đổi khí hậu. Phần lớn các nhà làm mô hình đã tổng hợp nhiều phần mềm khác nhau, lấy kết quả đầu ra của mô hình này làm thông số cho đầu vào của mô hình tiếp theo. Các phỏng đoán các kịch bản biến đổi khí hậu thường được biết qua từ tính toán của Phòng Thí nghiệm Động lực học Chất lưu Tổng quát (the General Fluid Dynamics Laboratory – GFDL), Viện Nghiên cứu Không gian Goddard (the Goddard Institute of Space Studies – GISS) và Mô hình Luân chuyển Tổng quát (the General Circulation Models – GCMs) của Cục Khí tượng Vương quốc Anh (the United Kingdom Meteorological Office – UKMO). Yoshino (1991) đã cho rằng, từ những thập niên 1960s đến nay, chính hoạt động của con người trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp cũng như trong công nghiệp đã nên sự thay đổi môi trường toàn cầu, cộng thêm sự gia tăng dân số, như làm thay đổi cán cân phân phối nước, mở rộng các vùng đất khô hạn gây hiện tượng sa mạc hoá, suy giảm lớp phủ thực vật, thay đổi cơ cấu sử dụng đất và làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên mà hệ quả là đóng góp một phần lớn tạo ra hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. Yoshino gọi đây là “Sự thay đổi Môi trường 1”. Hệ quả của sự nóng lên toàn cầu làm gia tăng hiện tượng quang hợp, thay đổi cân bằng nhiệt, nguồn nước, đặc tính môi trường đại dương và môi trường đất, được gọi là “Sự thay đổi Môi trường 2”. Tất cả gây nên sự tác động lên sản xuất nông, lâm và ngư nghiệp. Đây là một chuỗi tác động qua lại khá phức tạp và thường xuyên thay đổi thành phần, số lượng và tính chất. Hình 3.1 là sơ đồ các chuỗi tác động này. Đánh giá chung về các tác động của của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên sản xuất lúa, có thể tổng quát hoá từ các nghiên cứu khác nhau như ở bảng 3.1 và các sơ đồ tác động dây chuyền của chuỗi các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp do sự gia tăng nhiệt độ, biến động mưa bất thường, nước biển dâng và các yếu tố thiên tai và thời tiết cực đoan khác lần lượt thể hiện ở các hình 3.2, hình 3.3, hình 3.4, hình 3.5 và hình 3.6. =============================== 51 =============================== Lê Anh Tuấn TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN SẢN XUẤT LÚA ================================================================= Hình 3.1: Dòng tác động của sự thay đổi môi trường trong nông lâm và ngư nghiệp (Nguồn: Yoshino, 1991) =============================== 52 =============================== Lê Anh Tuấn TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN SẢN XUẤT LÚA ================================================================= Bảng 3.1: Phỏng đoán sự thay đổi các yếu tố khí hậu, khả năng gây rủi ro và các tác động lên sản xuất lúa vùng Châu Á vào thập niên 2030 - 2050 Các yếu tố Phỏng đoán* sự Mức độ Tác động Tác động khí hậu biến đổi khí hậu rủi ro tích cực tiêu cực đến 2030 - 2050 o Tăng bốc thoát hơi • Mùa vụ rút o Cây trồng bị stress nhiệt ngắn hơn Nhiệt độ Tăng từ 1 - 2 °C ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của biến đổi khí hậu lên sản xuất lúa: Phần 2 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN SẢN XUẤT LÚA ================================================================= Chương 3. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN SẢN XUẤT LÚA 3.1 Sơ đồ chuỗi tác động của biến đổi khí hậu Nhiều nhà khoa học đã công bố các báo cáo nghiên cứu liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu lên sản xuất lúa ở từng quốc gia, vùng lãnh thổ cũng như tổng quát trên toàn thế giới (Kropff et al., 1993; Aggarwal et al., 1997, 2006; Saseendran et al., 2000; Cline, 2007; De Silva et al., 2007; Yao et al., 2007; Easterling et al., 2007; Rosegrant, 2010; Basak et al., 2011; Bala et al., 2011, …). Các nghiên cứu thực nghiệm đã tiến hành song song với việc hình thành và cải tiến liên tục các mô hình toán học nhằm mô phỏng và dự đoán các thay đổi về năng suất và sản lượng lượng thực nói chung hay của lúa nói riêng trong tương lai theo các kịch bản biến đổi khí hậu của IPCC đề xuất. Các nghiên cứu này phần lớn khảo sát sự thay đổi khí hậu, mùa vụ và các yếu tố ảnh hưởng đến canh tác lúa như quản lý nước nội đồng, cày bừa, giống lúa, bón phân, kiểm soát cỏ dại và dịch bệnh trên cây trồng và chăm sóc. Một số nghiên cứu tập trung vào các giống lúa mới có khả năng thích ứng tốt hơn với sự thay đổi thời tiết trong tương lại, bảo vệ tài nguyên di truyền, điều chỉnh ưu tiên nghiên cứu nông nghiệp, các biện pháp giảm thiểu nguy cơ an ninh lương thực, tăng cường khuyến nông và hệ thống cảnh báo thiên tai, chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp và nâng cao nhận thức trong cộng đồng về ứng phó với biến đổi khí hậu. Phần lớn các nhà làm mô hình đã tổng hợp nhiều phần mềm khác nhau, lấy kết quả đầu ra của mô hình này làm thông số cho đầu vào của mô hình tiếp theo. Các phỏng đoán các kịch bản biến đổi khí hậu thường được biết qua từ tính toán của Phòng Thí nghiệm Động lực học Chất lưu Tổng quát (the General Fluid Dynamics Laboratory – GFDL), Viện Nghiên cứu Không gian Goddard (the Goddard Institute of Space Studies – GISS) và Mô hình Luân chuyển Tổng quát (the General Circulation Models – GCMs) của Cục Khí tượng Vương quốc Anh (the United Kingdom Meteorological Office – UKMO). Yoshino (1991) đã cho rằng, từ những thập niên 1960s đến nay, chính hoạt động của con người trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp cũng như trong công nghiệp đã nên sự thay đổi môi trường toàn cầu, cộng thêm sự gia tăng dân số, như làm thay đổi cán cân phân phối nước, mở rộng các vùng đất khô hạn gây hiện tượng sa mạc hoá, suy giảm lớp phủ thực vật, thay đổi cơ cấu sử dụng đất và làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên mà hệ quả là đóng góp một phần lớn tạo ra hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. Yoshino gọi đây là “Sự thay đổi Môi trường 1”. Hệ quả của sự nóng lên toàn cầu làm gia tăng hiện tượng quang hợp, thay đổi cân bằng nhiệt, nguồn nước, đặc tính môi trường đại dương và môi trường đất, được gọi là “Sự thay đổi Môi trường 2”. Tất cả gây nên sự tác động lên sản xuất nông, lâm và ngư nghiệp. Đây là một chuỗi tác động qua lại khá phức tạp và thường xuyên thay đổi thành phần, số lượng và tính chất. Hình 3.1 là sơ đồ các chuỗi tác động này. Đánh giá chung về các tác động của của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên sản xuất lúa, có thể tổng quát hoá từ các nghiên cứu khác nhau như ở bảng 3.1 và các sơ đồ tác động dây chuyền của chuỗi các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp do sự gia tăng nhiệt độ, biến động mưa bất thường, nước biển dâng và các yếu tố thiên tai và thời tiết cực đoan khác lần lượt thể hiện ở các hình 3.2, hình 3.3, hình 3.4, hình 3.5 và hình 3.6. =============================== 51 =============================== Lê Anh Tuấn TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN SẢN XUẤT LÚA ================================================================= Hình 3.1: Dòng tác động của sự thay đổi môi trường trong nông lâm và ngư nghiệp (Nguồn: Yoshino, 1991) =============================== 52 =============================== Lê Anh Tuấn TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN SẢN XUẤT LÚA ================================================================= Bảng 3.1: Phỏng đoán sự thay đổi các yếu tố khí hậu, khả năng gây rủi ro và các tác động lên sản xuất lúa vùng Châu Á vào thập niên 2030 - 2050 Các yếu tố Phỏng đoán* sự Mức độ Tác động Tác động khí hậu biến đổi khí hậu rủi ro tích cực tiêu cực đến 2030 - 2050 o Tăng bốc thoát hơi • Mùa vụ rút o Cây trồng bị stress nhiệt ngắn hơn Nhiệt độ Tăng từ 1 - 2 °C ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Biến đổi khí hậu Sản xuất lúa Nghiên cứu sản xuất lúa Thay đổi năng suất lúa Thay đổi sản lượng lúaTài liệu liên quan:
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 290 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 231 1 0 -
13 trang 210 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 194 0 0 -
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 186 0 0 -
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 181 0 0 -
161 trang 180 0 0
-
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 167 0 0 -
15 trang 142 0 0
-
Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản và đề xuất giải pháp thích ứng
62 trang 136 0 0