Danh mục

Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến ngập lụt giao thông thành phố Đà Nẵng

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 86.43 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo sẽ phân tích đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến ngập lụt giao thông của thành phố Đà Nẵng. Đà Nẵng là một thành phố ven biển, các thành phần kinh tế - xã hội đang đứng trước nhiều tắc động và dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Hệ thống giao thông cũng dễ bị tổn thương trước những tác động của biến đổi khí hậu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến ngập lụt giao thông thành phố Đà Nẵng NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NGẬP LỤT GIAO THÔNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Trần Duy Hiền(1), Hoàng Văn Đại(2), Lê Thị Kim Ngân (2) và Mai Kim Liên (3) (1) Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2) Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (3) Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu M ạng lưới giao thông là một phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng. Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng đang tăng theo đó mật độ giao thông ngày một phát triển và mở rộng. Đà Nẵng là một thành phố ven biển, các thành phần kinh tế - xã hội đang đứng trước nhiều tắc động và dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Hệ thống giao thông cũng dễ bị tổn thương trước những tác động của biến đổi khí hâu (ví dụ như sự gia tăng ngập lụt, và các hiện tượng thời tiết các đoan gây phá hoại các công trình, phương tiện giao thông, và gia tăng chi phí giao thông). Bài báo sẽ phân tích đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến ngập lụt giao thông của thành phố Đà Nẵng. Từ khóa: Ngập lụt giao thông, nước biển dâng. 1. Mở đầu Biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng (NBD) đang là một vấn đề được toàn cầu quan tâm. Theo Stern [6] và bản báo cáo năm 2007 của IPCC [2], tác động và thiệt hại của BĐKH đến các lĩnh vực khác nhau như tài nguyên nước, nông nghiệp, sức khỏe, bảo hiểm,… Tuy nhiên, giao thông cũng là một một lĩnh vực cần được quan tâm và cũng có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Mark J. Koetse và Piet Rietveld [7] đã tổng kết những kinh nghiệm về tác động của BĐKH và thời tiết lên giao thông. Syke [4] đã xác định thách thức của BĐKH đối với hệ thống giao thông tại Phần Lan. Những tác động tiềm tàng do BĐKH lên hệ thống giao thông của Mỹ cũng được NRC [3] đánh giá một cách chi tiết. Những tác động của BĐKH đến hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt do Françoise Nemry và Hande Demirel [5] nghiên cứu một cách khá toàn diện. Có nhiều cách để đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến giao thông, một trong số đó là so sánh hệ thống giao thông trong các điều kiện khí hậu khác nhau, tính toán thiệt hại theo các kịch bản BĐKH và NBD. Kết quả của việc đánh giá sẽ phục vụ cho quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Bài bào này sẽ tập trung về 56 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Số tháng 10 - 2015 đánh giá tác động của BĐKH và NBD đến ngập lụt giao thông của thành phố Đà Nẵng. 2. Giao thông trong thành phố Đà Nẵng và tính dễ bị tổn thương trước BĐKH và NBD Mạng lưới giao thông ngày càng trở nên quan trọng trong hệ thống giao thông của Đà Nẵng, thành phố nằm ở trung độ của trục giao thông Bắc - Nam và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và nước Lào. Hệ thống giao thông Đà Nẵng có đầy đủ các loại hình giao thông bao gồm: đường bộ (tổng chiều dài là 508,564km, trong đó có 69,326 km quốc lộ, đường liên tỉnh 99,916 km và đường đô thị 339,322 km); đường sắt: xuyên Việt đi qua Đà Nẵng với chiều dài 42km; hàng không: sân bay Đà Nẵng là một trong ba sân bay lớn nhất Việt Nam, đường thủy: 6 cảng lớn nhỏ gồm cảng Tiên Sa và cảng sông Hàn là cảng tổng hợp quốc gia, cảng Nguyễn Văn Trỗi là cảng tổng hợp của địa phương, cảng Mỹ Khê, Nại Hiên, Hải Vân, Liên Chiểu là các cảng chuyên dụng [2]. Với một hệ thống giao thông lớn, nên có nhiều nhân tố khí tượng tác động đến hệ thống giao thông như: nhiệt độ, mưa, gió, độ ẩm và các hệ quả các thiên tai khác như ngập lụt [4]. Có một vài nhân tố tác động trực tiếp lên hệ thống Người đọc phản biện: PGS. TS. Nguyễn Viết Lành NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI giao thông như ngập lụt gây tắc đường, phá hoại cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông. Nhưng cũng có nhân tố tác động gián tiếp lên hệ thống giao thông như biến đổi nhiệt độ, mưa, gió, độ ẩm,... làm giảm tuổi thọ của công trình giao thông. 3. Tác động của BĐKH và NBD đến ngập lụt giao thông thành phố Đà Nẵng 3.1. Kịch bản BĐKH và NBD cho thành phố Đà Nẵng Trên cơ sở số liệu kịch bản BĐKH và NBD [1], nghiên cứu này đã thu thập, tính toán kịch bản BĐKH và NBD cho Đà Nẵng như sau: Nhiệt độ: Theo các kịch bản BĐKH (B1, B2, A2), nhiệt độ có xu hướng tăng trong cả thế kỷ 21 ở Đà Nẵng. Trong đó, tăng chậm hơn theo kịch bản thấp (B1) và tăng nhanh hơn theo kịch bản cao (A2); tăng chậm vào những năm đầu thế kỷ và tăng nhanh hơn vào cuối thế kỷ 21; các tháng mùa xuân có mức tăng nhanh nhất và các tháng mùa hè có mức tăng chậm nhất. Đến giữa thế kỷ 21, mức tăng nhiệt độ trung bình năm vào khoảng từ 1,2 (B1) đến 1,40C (A2). Đến cuối thế kỷ 21, mức tăng nhiệt độ trung bình năm vào khoảng từ 1,6 (B1) đến 3,40C (A2). Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm có xu thế tăng trong cả thế kỷ 21. Trong đó, kịch bản thấp (B1) tăng chậm nhất và kịch ban cao (A2) tăng nhanh nhất. Lượng mưa có xu thế giảm trong các tháng đông và mùa xuân, tuy nhiên các tháng mùa hè và mùa thu lại có xu thế tăng nhanh hơn. Đến giữa thế kỷ 21, tổng lượng mưa trung bình năm tăng trong kh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: