Danh mục

Tác động của chính sách thuế đến đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình phát triển bền vững: Nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia ASEAN và khuyến nghị cho Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 431.14 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Tác động của chính sách thuế đến đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình phát triển bền vững: Nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia ASEAN và khuyến nghị cho Việt Nam phân tích tác động của chính sách thuế trong quá trình thu hút FDI gắn với phát triển bền vững tại 6 quốc gia ASEAN (Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) giai đoạn 2000 - 2017.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của chính sách thuế đến đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình phát triển bền vững: Nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia ASEAN và khuyến nghị cho Việt Nam TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC QUỐC GIA ASEAN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Kim Chi Trường Đại học Tài chính Marketing Tóm tắt Bài báo nhằm phân tích tác động của chính sách thuế trong quá trình thu hút FDI gắn với phát triển bền vững tại 6 quốc gia ASEAN (Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) giai đoạn 2000 - 2017. Bằng việc xem xét dưới tác động của thuế thu nhập, thuế gián thu, và quản lý thuế thông qua chỉ số giờ nộp thuế, sử dụng phương pháp ước lượng GLS, kết quả thực nghiệm cho thấy, chính sách thuế có tác động tích cực đến FDI. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số gợi ý chính sách về thuế để thu hút FDI trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam. Từ khóa: Chính sách thuế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển bền vững, Việt Nam 1. GIỚI THIỆU Phát triển bền vững là một cách tiếp cận ở tầm chính sách vĩ mô và cũng là định hướng chiến lược của các quốc gia trên thế giới trong thời đại cách mạng khoa học - công nghệ, cũng như trong bối cảnh của quá trình toàn cầu hóa. Mục tiêu cơ bản của phát triển bền vững đã được nêu trong các Hội nghị thượng đỉnh Rio - 92 và Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc tại Johannesburg năm 2002 và có những đặc điểm sau: (i) Tính bền vững về kinh tế, phát triển kinh tế nhanh và an toàn. Tức là sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh nền kinh tế phải đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống, nâng cao đời sống người dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, nhất là tình trạng nợ nần, biến nó thành di chứng cho thế hệ sau. (ii) Tính bền vững về xã hội, công bằng xã hội và phát triển con người, lấy chỉ số HDI làm thước đo cao nhất cho sự phát triển xã hội. (iii) Tính bền vững về môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và không ngừng cải thiện chất lượng môi trường sống theo hướng tích cực. Ba mục tiêu của phát triển bền vững trên đây gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển liên tục của xã hội và được Ngân hàng Thế giới (WB) lấy làm căn cứ để xây dựng nên mô hình phát triển bền vững. Để đảm bảo các nguồn tài chính nhằm thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs), các quốc gia luôn tìm cách quản lý tốt hơn mối quan hệ tương tác giữa các nguồn tài chính cho phát triển, đồng thời tăng cường hiệu quả điều phối và hiệp lực giữa các nguồn tài chính khác nhau (công, tư, trong nước và quốc tế). Trong 91 đó, do nguồn tài chính công hầu hết bị giới hạn, nên nhiều quốc gia thường lựa chọn nguồn vốn tư nhân thông qua việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). FDI được xem là công cụ quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế đối với nhiều quốc gia (Wang, 2009); FDI có thể giúp họ vượt qua sự trì trệ trong phát triển kinh tế và giải quyết nạn đói nghèo (Brooks & ctg., 2010). Theo Bwalya (2006), FDI có thể hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế thông qua 3 kênh: (i) hỗ trợ vốn (không liên quan đến nợ nần) nhằm tài trợ đầu tư cho nước thu hút; (ii) nâng cao trình độ kỹ thuật của nước thu hút và (iii) chuyển giao công nghệ mới cho các doanh nghiệp trong các nước này. Vì vậy, các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển luôn luôn cố gắng điều chỉnh các chính sách và thể chế phù hợp để thu hút các dòng vốn FDI. Trong tất cả các nhóm yếu tố này, đều đề cập đến chính sách thuế. Chẳng hạn, chính sách thuế thu nhập trong nhóm khung chính sách, chính sách thuế xuất, nhập khẩu trong nhóm yếu tố kinh tế, những ưu đãi thuế và cải cách thuế trong nhóm yếu tố tạo điều kiện kinh doanh… Vì vậy, việc nghiên cứu tác động của chính sách thuế có ý nghĩa rất lớn trong quá trình thu hút FDI của các quốc gia ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trong quá trình phát triển bền vững. 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Hầu hết các nhà kinh tế đều thống nhất rằng: thuế là một khoản đóng góp bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân, được nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp luật. Trên phạm vi quốc gia, để tham gia vào nền kinh tế thế giới một cách hiệu quả, hầu hết các nước phải điều chỉnh chính sách thuế và pháp luật thuế cho phù hợp với những quy định quốc tế. Trên phạm vi quốc tế, dưới tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, các nước trở nên phụ thuộc lẫn nhau ở mức độ sâu và rộng hơn, nảy sinh những vấn đề như đánh thuế trùng giữa các nước, hoặc cạnh tranh thuế giữa các nước. Để thu hút FDI, các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển luôn luôn cố gắng điều chỉnh các chính sách và thể chế phù hợp để thu hút các dòng vốn FDI. Điều này cũng được đề nghị bởi UNCTAD - Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (thành lập năm 1964).Trên cơ sở khung lý thuyết OLI của Dunning, tổ chức UNCTAD (1998) đã đưa ra ba nhóm yếu tố ảnh hưởng môi trường đầu tư của nước sở tại, trong đó bao gồm: nhóm yếu tố khung chính sách cho đầu tư nước ngoài; nhóm yếu tố kinh tế và nhóm yếu tố thứ ba là tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi. Có thể thấy, tất cả các nhóm yếu tố đều đề cập đến chính sách thuế, bao gồm thuế thu nhập (doanh nghiệp), và thuế gián thu (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu…), và cả chất lượng quản lý thuế (tham nhũng, bộ máy…). Do đó, khi nghiên cứu về chính sách thuế nhằm thu hút FDI, các tác giả tập trung về chính sách thuế trong mối quan hệ của mỗi nhóm yếu tố, hoặc lồng ghép chính sách thuế với nhiều nhóm yếu tố trên. Trong các nghiên cứu về chính sách thuế của các quốc gia, thuế thường được phân loại theo th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: