Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ngành ngân hàng
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 277.41 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đánh giá tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến nhân lực ngành ngân hàng, gồm 4 phần: Tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến khu vực ngân hàng, Vai trò của nguồn nhân lực và định hướng phát triển nhân sự ngành ngân hàng, Thực trạng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ngành ngân hàng Một số khuyến nghị về đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân sự ngành ngân hàng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ngành ngân hàng 7. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NGÂN HÀNG ThS. Trần Thị Tuyết Mai - Khoa QTKD – UFM Tóm tắt Thế giới đang chứng kiến cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) với việc áp dụng ngày càng nhiều các tiến bộ khoa học công nghệ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với nền kinh tế. Đối với thị trường lao động, cuộc cách mạng này làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu lao động khi tự động hóa dần thay thế con người. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, để có thể vận hành và làm chủ công nghệ, thì nhu cầu về chất lượng nhân lực lại gia tăng. Đặc biệt, lĩnh vực ngân hàng là một trong những lĩnh vực tiên phong trong việc áp dụng các công nghệ mới. Con người vốn vẫn luôn là yếu tố then chốt quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Với bài toán nhân sự mà ngành ngân hàng phải đối mặt chính là xây dựng một đội ngũ nhân lực có năng lực không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà đòi hỏi có sự am hiểu về công nghệ thông tin và các kỹ năng mềm khác. Bài viết đánh giá tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến nhân lực ngành ngân hàng, gồm 4 phần: (i) Tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến khu vực ngân hàng, (ii) Vai trò của nguồn nhân lực và định hướng phát triển nhân sự ngành ngân hàng, (iii) Thực trạng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ngành ngân hàng (iv) Một số khuyến nghị về đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân sự ngành ngân hàng Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu đào tạo nhân lực, ngành ngân hàng 1. Tác động của CMCN 4.0 đến nhu cầu nhân lực ngành ngân hàng Cách mạng 4.0 gắn với những đột phá về công nghệ, internet, kỹ thuật số… sẽ thay đổi hoàn toàn cách mà con người sống, làm việc, sản xuất; đặc biệt trong lĩnh vực lao động khi máy móc dần thay thế con người. Tự động hóa sẽ tác động sâu sắc đến lực lượng lao động, làm giảm số lượng việc làm, đặc biệt đối với lao động trình độ thấp và trung bình bởi sự thay thế của máy móc. Theo dự báo của Liên hợp quốc, sẽ có khoảng 75% lao động trên thế giới có thể bị mất việc làm trong vài thập niên tới. Còn một nghiên cứu khác của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khoảng 56% số lao động tại 5 quốc gia Đông Nam Á đứng trước nguy cơ mất việc vì robot. Trong đó, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ CMCN 4.0. Trong tương lai, một số ngành nghề ở Việt Nam sẽ biến mất do tác động của cuộc CMCN 4.0. Tuy nhiên, ở chiều hướng khác, tích cực hơn, CMCN 4.0 sẽ tạo thêm ngành nghề, việc làm mới mà người máy hay robot không thể đáp ứng được, điều đó đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng, trình độ cao mới có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội. 57 Tuy nhiên, mức độ công nghệ thay thế cho con người phụ thuộc vào tốc độ phát triển và sự chấp nhận của con người, tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng nhu cầu công việc. Đối với thị trường lao động, công nghệ tự động hóa sẽ gây ra sự suy giảm trong một số ngành nghề. Theo nghiên cứu của Manpower Group (2017), hiện nay có đến 45% công việc con người làm có thể được tự động hóa. Các ngành chịu tác động nhiều nhất từ công nghệ và tự động hóa phải kể đến là IT (26%), nhân sự (20%) và dịch vụ khách hàng (15%). Ngành bán lẻ và ngành tài chính là ngành chịu tác động rất lớn với 47% các hoạt động mà nhân viên bán hàng làm hằng ngày có thể được tự động hóa bằng công nghệ và tỷ lệ này lên đến 86% đối với công việc kế toán, ghi sổ cũng như các công việc xử lý dữ liệu khác. Lĩnh vực ngân hàng là một trong những lĩnh vực đi đầu trong áp dụng thành tựu số hoá, tiêu biểu, việc ứng dụng các thành tựu công nghệ đã bắt đầu có những tác động đáng kể trong hàng loạt hoạt động của ngân hàng, như thanh toán, phân tích dữ liệu, tương tác với khách hàng. Các vị trí nhân sự đơn thuần như: giao dịch viên, lễ tân, nhân viên thống kê, nhập liệu, quản lý giấy tờ… dần dần sẽ không còn nhiều công việc do máy móc, hệ thống giao dịch trực tuyến và thực tế ảo thay thế. Với xu hướng ngân hàng số phát triển mạnh mẽ, tác nghiệp ngân hàng truyền thống sẽ dần bị thay thế, khởi đầu bằng sự thu hẹp của các văn phòng giao dịch, chi nhánh, kéo theo sự sụt giảm của một số vị trí như giao dịch viên, bán lẻ, nhân viên tổng đài,...Khi hàng loạt các công việc chuyên môn được đưa vào quy trình tự động hoá, các ngân hàng sẽ bắt đầu quá trình thay đổi nhân lực bằng việc cắt giảm số lượng lao động. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, máy móc không thể thay thế hoàn toàn con người được, đặc biệt ở một số khâu như kiểm soát. Trên thế giới, dưới tác động của công nghệ, nhiều ngân hàng phải đóng cửa một số chi nhánh và chuyển sang hệ thống sử dụng ít nhân lực hơn. Các ngân hàng tập trung mạnh vào các sản phẩm và dịch vụ kết hợp kỹ thuật mới như ngân hàng điện tử (internet banking) và ngân hàng qua điện thoại di động (mobile banking), những sản phẩm/dịch vụ không đòi hỏi phát triển mạng lưới khách hàng thông qua các chi nhánh. Sự phát triển của các dịch vụ trực tuyến đang ngày càng phổ biến khiến nhu cầu nhân lực ngành ngân hàng giảm, và dự báo xu hướng này sẽ còn tiếp tục tăng tốc trong thời gian tới. 58 Nguồn: Minh, T. (2020) Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ như hiện nay, công nghệ là yếu tố quan trọng đối với mọi ngành, lĩnh vực. Nhưng riêng với hoạt động ngân hàng, nguồn nhân lực mới là yếu tố quyết định, ngân hàng nào có nguồn nhân lực tốt, đáp ứng được nhu cầu thay đổi của công nghệ, dùng công nghệ để giải quyết các thách thức của mình thì sẽ có lợi thế trong cạnh tranh. Tình hình hiện nay các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc bồi dưỡng và đào tạo lại để đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành ngân hàng có đủ trình độ vận hành, làm chủ cô ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ngành ngân hàng 7. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NGÂN HÀNG ThS. Trần Thị Tuyết Mai - Khoa QTKD – UFM Tóm tắt Thế giới đang chứng kiến cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) với việc áp dụng ngày càng nhiều các tiến bộ khoa học công nghệ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với nền kinh tế. Đối với thị trường lao động, cuộc cách mạng này làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu lao động khi tự động hóa dần thay thế con người. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, để có thể vận hành và làm chủ công nghệ, thì nhu cầu về chất lượng nhân lực lại gia tăng. Đặc biệt, lĩnh vực ngân hàng là một trong những lĩnh vực tiên phong trong việc áp dụng các công nghệ mới. Con người vốn vẫn luôn là yếu tố then chốt quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Với bài toán nhân sự mà ngành ngân hàng phải đối mặt chính là xây dựng một đội ngũ nhân lực có năng lực không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà đòi hỏi có sự am hiểu về công nghệ thông tin và các kỹ năng mềm khác. Bài viết đánh giá tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến nhân lực ngành ngân hàng, gồm 4 phần: (i) Tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến khu vực ngân hàng, (ii) Vai trò của nguồn nhân lực và định hướng phát triển nhân sự ngành ngân hàng, (iii) Thực trạng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ngành ngân hàng (iv) Một số khuyến nghị về đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân sự ngành ngân hàng Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu đào tạo nhân lực, ngành ngân hàng 1. Tác động của CMCN 4.0 đến nhu cầu nhân lực ngành ngân hàng Cách mạng 4.0 gắn với những đột phá về công nghệ, internet, kỹ thuật số… sẽ thay đổi hoàn toàn cách mà con người sống, làm việc, sản xuất; đặc biệt trong lĩnh vực lao động khi máy móc dần thay thế con người. Tự động hóa sẽ tác động sâu sắc đến lực lượng lao động, làm giảm số lượng việc làm, đặc biệt đối với lao động trình độ thấp và trung bình bởi sự thay thế của máy móc. Theo dự báo của Liên hợp quốc, sẽ có khoảng 75% lao động trên thế giới có thể bị mất việc làm trong vài thập niên tới. Còn một nghiên cứu khác của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khoảng 56% số lao động tại 5 quốc gia Đông Nam Á đứng trước nguy cơ mất việc vì robot. Trong đó, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ CMCN 4.0. Trong tương lai, một số ngành nghề ở Việt Nam sẽ biến mất do tác động của cuộc CMCN 4.0. Tuy nhiên, ở chiều hướng khác, tích cực hơn, CMCN 4.0 sẽ tạo thêm ngành nghề, việc làm mới mà người máy hay robot không thể đáp ứng được, điều đó đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng, trình độ cao mới có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội. 57 Tuy nhiên, mức độ công nghệ thay thế cho con người phụ thuộc vào tốc độ phát triển và sự chấp nhận của con người, tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng nhu cầu công việc. Đối với thị trường lao động, công nghệ tự động hóa sẽ gây ra sự suy giảm trong một số ngành nghề. Theo nghiên cứu của Manpower Group (2017), hiện nay có đến 45% công việc con người làm có thể được tự động hóa. Các ngành chịu tác động nhiều nhất từ công nghệ và tự động hóa phải kể đến là IT (26%), nhân sự (20%) và dịch vụ khách hàng (15%). Ngành bán lẻ và ngành tài chính là ngành chịu tác động rất lớn với 47% các hoạt động mà nhân viên bán hàng làm hằng ngày có thể được tự động hóa bằng công nghệ và tỷ lệ này lên đến 86% đối với công việc kế toán, ghi sổ cũng như các công việc xử lý dữ liệu khác. Lĩnh vực ngân hàng là một trong những lĩnh vực đi đầu trong áp dụng thành tựu số hoá, tiêu biểu, việc ứng dụng các thành tựu công nghệ đã bắt đầu có những tác động đáng kể trong hàng loạt hoạt động của ngân hàng, như thanh toán, phân tích dữ liệu, tương tác với khách hàng. Các vị trí nhân sự đơn thuần như: giao dịch viên, lễ tân, nhân viên thống kê, nhập liệu, quản lý giấy tờ… dần dần sẽ không còn nhiều công việc do máy móc, hệ thống giao dịch trực tuyến và thực tế ảo thay thế. Với xu hướng ngân hàng số phát triển mạnh mẽ, tác nghiệp ngân hàng truyền thống sẽ dần bị thay thế, khởi đầu bằng sự thu hẹp của các văn phòng giao dịch, chi nhánh, kéo theo sự sụt giảm của một số vị trí như giao dịch viên, bán lẻ, nhân viên tổng đài,...Khi hàng loạt các công việc chuyên môn được đưa vào quy trình tự động hoá, các ngân hàng sẽ bắt đầu quá trình thay đổi nhân lực bằng việc cắt giảm số lượng lao động. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, máy móc không thể thay thế hoàn toàn con người được, đặc biệt ở một số khâu như kiểm soát. Trên thế giới, dưới tác động của công nghệ, nhiều ngân hàng phải đóng cửa một số chi nhánh và chuyển sang hệ thống sử dụng ít nhân lực hơn. Các ngân hàng tập trung mạnh vào các sản phẩm và dịch vụ kết hợp kỹ thuật mới như ngân hàng điện tử (internet banking) và ngân hàng qua điện thoại di động (mobile banking), những sản phẩm/dịch vụ không đòi hỏi phát triển mạng lưới khách hàng thông qua các chi nhánh. Sự phát triển của các dịch vụ trực tuyến đang ngày càng phổ biến khiến nhu cầu nhân lực ngành ngân hàng giảm, và dự báo xu hướng này sẽ còn tiếp tục tăng tốc trong thời gian tới. 58 Nguồn: Minh, T. (2020) Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ như hiện nay, công nghệ là yếu tố quan trọng đối với mọi ngành, lĩnh vực. Nhưng riêng với hoạt động ngân hàng, nguồn nhân lực mới là yếu tố quyết định, ngân hàng nào có nguồn nhân lực tốt, đáp ứng được nhu cầu thay đổi của công nghệ, dùng công nghệ để giải quyết các thách thức của mình thì sẽ có lợi thế trong cạnh tranh. Tình hình hiện nay các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc bồi dưỡng và đào tạo lại để đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành ngân hàng có đủ trình độ vận hành, làm chủ cô ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính ngân hàng Cách mạng công nghiệp 4.0 Đào tạo nguồn nhân lực ngân hàng Công tác quản trị nguồn nhân lực Định hướng phát triển nhân sựGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 434 1 0 -
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 385 1 0 -
174 trang 332 0 0
-
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 317 0 0 -
102 trang 307 0 0
-
Hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam
12 trang 302 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 292 0 0 -
7 trang 277 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 221 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 221 0 0