Danh mục

Tác động của di dân quốc tế đến thu nhập hộ gia đình ở Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 339.37 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Tác động của di dân quốc tế đến thu nhập hộ gia đình ở Việt Nam" y nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát về các tác động kinh tế của di cư quốc tế đặc biệt tập trung vào tác động của di cư đối với thu nhập hộ gia đình Việt Nam bằng cách sử dụng bộ dữ liệu mới về di cư thông qua thực hiện khảo sát hộ gia đình. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của di dân quốc tế đến thu nhập hộ gia đình ở Việt Nam TÁC ĐỘNG CỦA DI DÂN QUỐC TẾ ĐẾN THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM TS. Hoàng Anh Tuấn Bộ môn Kinh tế học, Đại học Thương Mại Tóm tắt Di cư đến và rời Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây và hiện đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của cả các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu, tuy nhiên, vẫn còn thiếu thông tin định lượng toàn diện về di cư quốc tế và tác động của nó đối với sự phát triển. Bài nghiên cứu này cung cấp bằng chứng về tác động kinh tế của di cư quốc tế từ Việt Nam, đặc biệt tập trung vào tác động của di cư đối với thu nhập hộ gia đình. Các phát hiện thực nghiệm từ nghiên cứu này cũng phù hợp với một số nghiên cứu quốc tế đáng kể cho thấy di cư quốc tế có tác động tích cực đáng kể đến thu nhập hộ gia đình. Cụ thể, sau khi kiểm soát các yếu tố khác, các hộ có kinh nghiệm di cư có thu nhập bình quân đầu người cao hơn khoảng 50% so với các hộ không có kinh nghiệm di cư. Các hộ gia đình sống ở thành thị và nông thôn có người di cư có thu nhập cao hơn so với các hộ không có người di cư. Kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt về mức thu nhập giữa các hộ gia đình sống ở nông thôn so với những hộ sống ở thành thị. Tất cả những phát hiện đó khẳng định rằng di cư quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Từ khóa: Di dân quốc tế, xóa đói giảm nghèo, thu nhập hộ gia đình I. Đặt vấn đề Di dân quốc tế đang ngày càng thu hút sự quan tâm của cả chính phủ và các cơ quan quốc tế. Nhiều nghiên cứu đã xem xét các tác động khác nhau của di dân quốc tế đối với sự phát triển kinh tế. Ở Việt Nam, di dân quốc tế thời gian qua đã mở rộng với tốc độ nhanh và nhiều loại hình di cư, trở thành một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự thay đổi của bối cảnh kinh tế, xã hội trong nước. Có bốn loại hình di cư chính từ Việt Nam: di cư tị nạn đến các nước phát triển trong giai đoạn 1975-1995, di cư lao động Việt Nam, di cư học tập và di cư kết hôn7. Dân số đông cộng với lịch sử chiến tranh tạo ra áp lực đáng kể của việc di cư lao động. Nhìn chung, yếu tố “cầu - kéo” của chênh lệch thu nhập và yếu tố “cung - đẩy” của dư thừa lao động có tác động thúc đẩy di cư lao động khỏi Việt Nam. Kể từ năm 2000, chính phủ Việt Nam đã tuyên bố đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những nỗ lực chính nhằm giải quyết các vấn đề việc làm, đặc biệt là đối với thanh niên. Chính phủ đã ban hành Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 phê duyệt Dự án Hỗ trợ các huyện nghèo thúc đẩy xuất khẩu lao động để xóa nghèo bền vững (mục tiêu của dự án này là cải thiện chất lượng đội ngũ lao động và tăng số lượng lao động ở các huyện nghèo tham gia xuất khẩu lao động, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững). Cùng với các chính sách 7 “Vietnam Migration Profile 2016” (2017), Published by International Organization for Migration (IOM), IOM Mission Office in Ha Noi, Vietnam. 85 được cải thiện đối với Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, điều này cho thấy cam kết nghiêm túc của chính phủ đối với vấn đề di cư quốc tế như một cách quan trọng để giải quyết vấn đề nghèo đói và thất nghiệp, cải thiện mức sống ở Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng liệu di dân quốc tế có thực sự góp phần cải thiện mức sống ở Việt Nam hay không. Nhiều nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau đã chỉ ra rằng di cư quốc tế đã đóng một vai trò quan trọng đối với kinh tế và xã hội (McKenzie and all, 2007; Viet Cuong, N. and Mont, D. 2012; De Haas, H. 2019). Kiều hối từ người di cư quốc tế có thể cung cấp thu nhập đầy đủ để cải thiện mức sống của gia đình người di cư, sử dụng vào hàng tiêu dùng, giáo dục trẻ em và nhà ở tốt hơn (Huguet, 2005; Lucas, 1998; Rodriguez, 1998). Tuy nhiên, chưa có đánh giá nào được thực hiện về tác động của di cư quốc tế và kiều hối đối với thu nhập hộ gia đình ở Việt Nam. Thông tin và dữ liệu hạn chế cũng làm tăng thêm khó khăn trong việc đánh giá tác động tích cực của di cư quốc tế đối với việc cải thiện mức sống. Hơn nữa, việc thiếu các nghiên cứu về di cư quốc tế ở Việt Nam khiến chính phủ gặp nhiều thách thức hơn trong việc đưa ra các chính sách đầy đủ và hiệu quả về di cư. II. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát về các tác động kinh tế của di cư quốc tế đặc biệt tập trung vào tác động của di cư đối với thu nhập hộ gia đình Việt Nam bằng cách sử dụng bộ dữ liệu mới về di cư thông qua thực hiện khảo sát hộ gia đình. Những phát hiện của bài báo này sẽ cung cấp bằng chứng về việc liệu di cư quốc tế có thực sự tác động tích cực đến mức sống ở Việt Nam như mong đợi hay không. III. Phương pháp nghiên cứu 1. Dữ liệu Dữ liệu của nghiên cứu này là một trong những sản phẩm chính của dự án “phát triển di động: Đo lường và tối ưu hóa tác động Kinh tế và Xã hội của Di dân”. Phát triển di động là một dự án hợp tác giữa Mạng Phát triển Toàn cầu (GDN), trụ sở tại New Delhi, Ấn Độ - là mạng lưới lớn nhất thế giới của các nhà nghiên cứu và các tổ chức nghiên cứu chính sách phục vụ cho việc đẩy mạnh các nghiên cứu phù hợp về chính sách cho mục tiêu phát triển và Viện Nghiên cứu Chính sách Công (ippr) – là tổ chức nghiên cứu tư vấn độc lập lớn nhất của Vương quốc Anh. Phát triển di động là một dự án nghiên cứu đột phá toàn cầu thu thập số liệu định tính và định lượng về các tác động đến phát triển của di dân quốc tế. Dự án nhằm đánh giá toàn diện tác động đến phát triển của di dân quốc tế tại nhiều quốc gia trên thế giới, và các vấn đề chính sách nhằm tối đa các lợi ích phát triển của di dân và tối thiểu chi phí. Các nghiên cứu thống nhất được thực hiện tại 7 quốc gia trên các lục địa khác nhau bao gồm Colombia, F ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: