Tác động của mưa axit tới hệ thống cây trồng nông nghiệp của Việt Nam và châu Á
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 251.09 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này mong muốn đưa ra một bức tranh tổng quan về tác động của mưa axit tới hệ thống cây trồng nông nghiệp ở Châu Á và Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp (chính sách và kỹ thuật) thích ứng cho cây trồng nông nghiệp trước tác động của mưa axit ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của mưa axit tới hệ thống cây trồng nông nghiệp của Việt Nam và châu Á Tác động của mưa axit tới hệ thống cây trồng nông nghiệp của Việt Nam và châu Á Phạm Thị Thu Hà Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nhiều thập kỷ gần đây, bên cạnh sự phát triển không ngừng của công nghiệp hóa và đô thị hóa thì tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí và những hệ quả của nó đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Cùng với biến đổi khí hậu, mưa axit cũng là một trong những vấn đề môi trường được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm hiện nay, đặc biệt các quốc gia khu vực châu Á bởi không chỉ vì sự ảnh hưởng mạnh mẽ của mưa axit đến cuộc sống của con người và các hệ sinh thái mà còn vì quy mô tác động của chúng đã vượt ra khỏi phạm vi kiểm soát của mỗi quốc gia.. Mưa axit được Ducros ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1845. Đến năm 1872, nhà hóa học người Anh Robert Angus Smith đã tiếp tục mô tả và thực hiện các nghiên cứu tiên phong về nguồn gốc của mưa axit và bước đầu quan sát về những tác động môi trường nguy hiểm của nó tại thành phố công nghiệp Manchester, Vương quốc Anh. Hiện tượng này nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, đặc biệt là các nhà môi trường. Mưa axit được tạo thành trong điều kiện khí quyển bị ô nhiễm do sự phát thải quá mức các khí SO2, NOx từ các nguồn thải công nghiệp và có khả năng lan xa tới hàng trăm, hàng ngàn dặm. Theo định nghĩa của Ủy ban kinh tế Châu Âu (ECE- United Nations Economic Commission for Europe) thì mưa có chứa các axit H2 SO4 và HNO3 với pH ≤ 5,5 là mưa axit; ở Mỹ quy định mưa axit là những trận mưa có pH ≤ 5,0; còn tại một số nước như Ấn Độ, Inđônêxia, Hàn Quốc, Thái Lan,.. thì với pH thiên nhiên cho thấy mưa axít đã gây nhiều tác động tiêu cực đến thảm thực vật, hệ động vật, hệ thống cây trồng nông nghiệp, công trình kiến trúc và sức khỏe con người. Ở Việt nam, số liệu quan trắc từ mạng lưới quan trắc quốc gia cho thấy rằng mưa axít đã xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước và ngày càng tăng về chất (pH) và về lượng (tổng nồng độ ion). Hơn nữa, Việt nam nằm sát với khu vực có tiềm năng gây mưa axít rất lớn đó là toàn bộ vùng duyên hải Trung Quốc. Tuy nhiên, nghiên cứu mưa axít ở nước ta mới chỉ bắt đầu và rất sơ bộ từ những năm đầu của thập kỷ 90, giám sát lắng đọng axít được bắt đầu chậm hơn vào khoảng năm 1996. Các nghiên cứu trong những năm qua phần nhiều tập trung chủ yếu vào việc đánh giá hiện trạng mưa axít (lắng ướt) và các nghiên cứu này được thực hiện ở quy mô khác nhau. Các nghiên cứu về tác động mưa axit gây ra đối với hệ sinh thái, vật liệu - công trình kiến trúc hay sức khỏe con người còn rất hạn chế do các nhà nghiên cứu gặp khó khăn về phương pháp luận, sự thiếu hụt số liệu quan trắc,... Nhìn chung, số lượng các nghiên cứu và đối tượng của các nghiên cứu liên quan đến mưa axit là ít, kết quả của các nghiên cứu về đánh giá ảnh hưởng của mưa axít tới môi trường và hệ sinh thái vẫn còn là khá khiêm tốn. Chính vì vậy, những hiểu biết về ảnh hưởng của mưa axit ở Việt Nam, đặc biệt đối với hệ thống cây trồng nông nghiệp còn hạn chế và nhiều vấn đề còn đang bỏ ngỏ. Nghiên cứu này mong muốn đưa ra một bức tranh tổng quan về tác động của mưa axit tới hệ thống cây trồng nông nghiệp ở Châu Á và Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp (chính sách và kỹ thuật) thích ứng cho cây trồng nông nghiệp trước tác động của mưa axit ở Việt Nam. 1. TÁC ĐỘNG CỦA MƯA AXIT TỚI HỆ THỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP Ở CHÂU Á Hiện tượng mưa axít thường xảy ra ở các khu vực có mức độ công nghiệp hoá cao như Châu Âu, Bắc Mỹ và trong gần 2 thập kỷ qua phạm vi tác động của nó đã ghi nhận rệt ở khu vực Châu Á. Các nghiên cứu thường tập trung thảo luận xoay quanh các vấn đề như các khu vực bị mưa axít, nguồn và lượng phát thải khí gây mưa axít, quy mô tác động và ảnh hưởng của mưa axít tới môi trường tự nhiên và cuộc sống của con người, cũng như giải pháp cho vấn đề này (Likens và Butler, 1981; Takashi, 1994; Welpdale, 1983). Trên thế giới, các nghiên cứu về tác động của mưa axít 427 đã được thực hiện từ nhiều thập kỷ qua thông qua các thực nghiệm và các quan sát trong thiên nhiên cho thấy mưa axít gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của như làm hư hại mùa màng, giảm năng suất cây trồng, phá hủy các rừng cây, làm thay đổi tính chất đất, đe dọa cuộc sống của các loài sinh vật ở dưới nước và trên cạn, phá hoại các công trình kiến trúc, xây dựng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người (Anita và cộng sự, 2008). Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy mưa axít gây axít hóa đất, làm gia tăng sự trao đổi giữa các ion H+ và các cation dinh dưỡng như Kali (K), Magie (Mg) và Canxi (Ca); làm tăng độ độc của những dạng kim loại nặng như Al, Fe, Mn, Pb, Ni,... trong đất; làm bão hòa khả năng hấp thu SO42- dẫn đến sự hòa tan sunfat, kèm theo ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của mưa axit tới hệ thống cây trồng nông nghiệp của Việt Nam và châu Á Tác động của mưa axit tới hệ thống cây trồng nông nghiệp của Việt Nam và châu Á Phạm Thị Thu Hà Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nhiều thập kỷ gần đây, bên cạnh sự phát triển không ngừng của công nghiệp hóa và đô thị hóa thì tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí và những hệ quả của nó đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Cùng với biến đổi khí hậu, mưa axit cũng là một trong những vấn đề môi trường được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm hiện nay, đặc biệt các quốc gia khu vực châu Á bởi không chỉ vì sự ảnh hưởng mạnh mẽ của mưa axit đến cuộc sống của con người và các hệ sinh thái mà còn vì quy mô tác động của chúng đã vượt ra khỏi phạm vi kiểm soát của mỗi quốc gia.. Mưa axit được Ducros ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1845. Đến năm 1872, nhà hóa học người Anh Robert Angus Smith đã tiếp tục mô tả và thực hiện các nghiên cứu tiên phong về nguồn gốc của mưa axit và bước đầu quan sát về những tác động môi trường nguy hiểm của nó tại thành phố công nghiệp Manchester, Vương quốc Anh. Hiện tượng này nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, đặc biệt là các nhà môi trường. Mưa axit được tạo thành trong điều kiện khí quyển bị ô nhiễm do sự phát thải quá mức các khí SO2, NOx từ các nguồn thải công nghiệp và có khả năng lan xa tới hàng trăm, hàng ngàn dặm. Theo định nghĩa của Ủy ban kinh tế Châu Âu (ECE- United Nations Economic Commission for Europe) thì mưa có chứa các axit H2 SO4 và HNO3 với pH ≤ 5,5 là mưa axit; ở Mỹ quy định mưa axit là những trận mưa có pH ≤ 5,0; còn tại một số nước như Ấn Độ, Inđônêxia, Hàn Quốc, Thái Lan,.. thì với pH thiên nhiên cho thấy mưa axít đã gây nhiều tác động tiêu cực đến thảm thực vật, hệ động vật, hệ thống cây trồng nông nghiệp, công trình kiến trúc và sức khỏe con người. Ở Việt nam, số liệu quan trắc từ mạng lưới quan trắc quốc gia cho thấy rằng mưa axít đã xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước và ngày càng tăng về chất (pH) và về lượng (tổng nồng độ ion). Hơn nữa, Việt nam nằm sát với khu vực có tiềm năng gây mưa axít rất lớn đó là toàn bộ vùng duyên hải Trung Quốc. Tuy nhiên, nghiên cứu mưa axít ở nước ta mới chỉ bắt đầu và rất sơ bộ từ những năm đầu của thập kỷ 90, giám sát lắng đọng axít được bắt đầu chậm hơn vào khoảng năm 1996. Các nghiên cứu trong những năm qua phần nhiều tập trung chủ yếu vào việc đánh giá hiện trạng mưa axít (lắng ướt) và các nghiên cứu này được thực hiện ở quy mô khác nhau. Các nghiên cứu về tác động mưa axit gây ra đối với hệ sinh thái, vật liệu - công trình kiến trúc hay sức khỏe con người còn rất hạn chế do các nhà nghiên cứu gặp khó khăn về phương pháp luận, sự thiếu hụt số liệu quan trắc,... Nhìn chung, số lượng các nghiên cứu và đối tượng của các nghiên cứu liên quan đến mưa axit là ít, kết quả của các nghiên cứu về đánh giá ảnh hưởng của mưa axít tới môi trường và hệ sinh thái vẫn còn là khá khiêm tốn. Chính vì vậy, những hiểu biết về ảnh hưởng của mưa axit ở Việt Nam, đặc biệt đối với hệ thống cây trồng nông nghiệp còn hạn chế và nhiều vấn đề còn đang bỏ ngỏ. Nghiên cứu này mong muốn đưa ra một bức tranh tổng quan về tác động của mưa axit tới hệ thống cây trồng nông nghiệp ở Châu Á và Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp (chính sách và kỹ thuật) thích ứng cho cây trồng nông nghiệp trước tác động của mưa axit ở Việt Nam. 1. TÁC ĐỘNG CỦA MƯA AXIT TỚI HỆ THỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP Ở CHÂU Á Hiện tượng mưa axít thường xảy ra ở các khu vực có mức độ công nghiệp hoá cao như Châu Âu, Bắc Mỹ và trong gần 2 thập kỷ qua phạm vi tác động của nó đã ghi nhận rệt ở khu vực Châu Á. Các nghiên cứu thường tập trung thảo luận xoay quanh các vấn đề như các khu vực bị mưa axít, nguồn và lượng phát thải khí gây mưa axít, quy mô tác động và ảnh hưởng của mưa axít tới môi trường tự nhiên và cuộc sống của con người, cũng như giải pháp cho vấn đề này (Likens và Butler, 1981; Takashi, 1994; Welpdale, 1983). Trên thế giới, các nghiên cứu về tác động của mưa axít 427 đã được thực hiện từ nhiều thập kỷ qua thông qua các thực nghiệm và các quan sát trong thiên nhiên cho thấy mưa axít gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của như làm hư hại mùa màng, giảm năng suất cây trồng, phá hủy các rừng cây, làm thay đổi tính chất đất, đe dọa cuộc sống của các loài sinh vật ở dưới nước và trên cạn, phá hoại các công trình kiến trúc, xây dựng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người (Anita và cộng sự, 2008). Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy mưa axít gây axít hóa đất, làm gia tăng sự trao đổi giữa các ion H+ và các cation dinh dưỡng như Kali (K), Magie (Mg) và Canxi (Ca); làm tăng độ độc của những dạng kim loại nặng như Al, Fe, Mn, Pb, Ni,... trong đất; làm bão hòa khả năng hấp thu SO42- dẫn đến sự hòa tan sunfat, kèm theo ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hệ thống cây trồng nông nghiệp Mạng lưới giám sát lắng đọng axít Giải pháp kiểm soát mưa axít Biến đổi khí hậu Phân bón vi sinh.Gợi ý tài liệu liên quan:
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 288 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 231 1 0 -
13 trang 209 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 193 0 0 -
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 180 0 0 -
161 trang 179 0 0
-
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 177 0 0 -
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 163 0 0 -
15 trang 141 0 0
-
Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản và đề xuất giải pháp thích ứng
62 trang 135 0 0