Danh mục

Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia đang phát triển

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 537.03 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này tập trung phân tích tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế của 72 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2016. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ bộ dữ liệu các chỉ số kinh tế vĩ mô của Ngân hàng Thế giới (World Bank). Dựa trên phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ ngược chiều giữa nợ công và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở 72 quốc gia thuộc mẫu này trong giai đoạn nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia đang phát triển Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN THE IMPACT OF PUBLIC DEBT ON ECONOMIC GROWTH: AN EMPIRICAL RESEARCH ON DEVELOPING COUNTRIES Hoàng Dương Việt Anh, Nguyễn Thành Đạt Khoa Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Nghiên cứu này tập trung phân tích tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế của 72 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2016. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ bộ dữ liệu các chỉ số kinh tế vĩ mô của Ngân hàng Thế giới (World Bank). Dựa trên phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ ngược chiều giữa nợ công và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở 72 quốc gia thuộc mẫu này trong giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể là khi tỷ lệ nợ công trên GDP tăng lên thì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người giảm. Từ việc phân tích tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế, bài nghiên cứu đã đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công đồng thời giảm bớt gánh nặng vay nợ của chính phủ các quốc gia đang phát triển và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam. Từ khóa: Nợ công, Tăng trưởng kinh tế, Quốc gia đang phát triển ABSTRACT This study empirically examines the effects of public debt on economic growth using a comprehensive sample of developing countries reported by the World Bank over the period from 2000 to 2016. Employing panel data regression analysis, the empirical results show that there is a a reverse relationship between public debt and economic growth in the 72 sample countries during the studied period. In particular, when the ratio of public debt to GDP increases, growth of GDP per capita decreases. Based on the analysis of the impact of public debt on economic growth, this study suggests some policy implications to improve the efficiency of public debt and reduce the burden of public debt in developing countries. Keywords: Public debt, Economic growth, Developing countries 1. Giới thiệu Nợ công luôn là chủ đề học thuật nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. Các quốc gia thường sử dụng nợ công như là một kênh huy động vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư cho các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, khuyến khích phát triển sản xuất, góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, nợ công còn nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách do sự sụt giảm nguồn thu từ thuế; góp phần kích thích tiêu dùng, tăng sản lượng, việc làm, tăng tổng sản phẩm quốc dân trong ngắn hạn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong dài hạn, một khoản nợ chính phủ lớn cũng là nguyên nhân khiến cho lãi suất tăng, đầu tư giảm, và khuyến khích luồng vốn từ nước ngoài chảy vào (từ đó “chèn ép” đầu tư trong nước); từ đó sản lượng tiềm năng quốc gia tăng trưởng chậm lại. Nợ công tăng cao, vượt quá giới hạn an toàn còn khiến cho nền kinh tế dễ bị tổn thương và chịu nhiều sức ép từ bên trong lẫn bên ngoài quốc gia, thậm chí còn dẫn đến nguy cơ quốc gia rơi vào tình trạng “vỡ nợ”. Như vậy, ngay cả khi nợ công có hiệu quả trong ngắn hạn, các chính sách tài khóa mở rộng làm tăng mức nợ công có thể làm giảm tăng trưởng dài hạn, và do đó đã một phần (hoặc hoàn toàn) phủ nhận những tác động tích cực của chính sách kích thích tài khóa. Hầu hết các nhà hoạch 381 Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 định chính sách thường cho rằng nợ công cao làm giảm tăng trưởng kinh tế dài hạn (Cottarelli, 2011; Panizza & Presbitero, 2014). Trong những năm gần đây, vấn đề nợ công lại càng trở nên nóng bỏng và thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận thế giới, các nhà làm chính sách và các nhà nghiên cứu. Không chỉ ở riêng Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản mà nhiều nước đang phát triển cũng đang phải đối mặt với vấn đề nợ công, trong đó có cả Việt Nam. Do vậy, một câu hỏi quan trọng được đặt ra là liệu tỷ nợ công tăng cao có làm giảm tăng trưởng kinh tế. Thực tế cho thấy, việc thiếu kinh nghiệm định hướng phát triển kinh tế của các quốc gia dẫn đến vấn đề gánh nặng nợ công ngày càng tăng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế; thậm chí còn làm cho các nước “con nợ” khó có thể thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Hiện nay, nợ công đang đe dọa đến sự phục hồi và sự ổn định của nền kinh tế toàn thế giới và đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển, viễn cảnh của cuộc tái suy thoái kinh tế toàn cầu cũng đã được đặt ra. Như vậy, đối với các nước đang phát triển, liệu gia tăng nợ vay để bù đắp thiếu hụt ngân sách và đáp ứng nhu cầu chi tiêu công ngày càng cao sẽ có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế? Bài báo sẽ trả lời câu hỏi này bằng cách lượng hóa tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển. Kết quả thực nghiệm từ nghiên cứu này là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách ban hành các chính sách kinh tế hợp lý nhằm khai thác tối đa nguồn vốn vay và hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực của nợ công đến tăng trưởng kinh tế. 2. Cơ sở lý thuyết Tại hầu hết các nước trên thế giới, nợ công được xác định bao gồm nợ của chính phủ và nợ được chính phủ bảo lãnh. Nợ công còn bao gồm nợ của chính quyền địa phương, nợ của doanh nghiệp nhà nước phi lợi nhuận. Nợ công cũng có thể hiểu là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay hoặc bảo lãnh vay. Bàn v ...

Tài liệu được xem nhiều: