Tác động của quản lý nguồn nhân lực bền vững đến hiệu quả công việc của nhân viên
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 347.33 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu phân tích tác động của quản lý nguồn nhân lực bền vững (bao gồm quản lý nguồn nhân lực có trách nhiệm xã hội và quản lý nguồn nhân lực xanh) với hiệu quả công việc của nhân viên. Sử dụng phương pháp định lượng, với sự hỗ trợ của phần mềm Smart PLS phiên bản 4.0.8.5. Ứng dụng google biểu mẫu, nhóm tác giả đã điều tra và thu về 254 phiếu khảo sát hợp lệ từ người lao động làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của quản lý nguồn nhân lực bền vững đến hiệu quả công việc của nhân viên TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC BỀN VỮNG ĐẾN HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN ThS. Phạm Văn Thiệu Trường Đại học Lao động - Xã hội ThS. Phạm Thị Hằng Cơ sở 2, Trường Đại học Lao động - Xã hội Email: thieupv.ulsa@gmail.comTóm tắt: Nghiên cứu phân tích tác động của quản lý nguồn nhân lực bền vững (bao gồmquản lý nguồn nhân lực có trách nhiệm xã hội và quản lý nguồn nhân lực xanh) với hiệuquả công việc của nhân viên. Sử dụng phương pháp định lượng, với sự hỗ trợ của phầnmềm Smart PLS phiên bản 4.0.8.5. Ứng dụng google biểu mẫu, nhóm tác giả đã điều travà thu về 254 phiếu khảo sát hợp lệ từ người lao động làm việc trong các doanh nghiệptrên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, các thành phần của quản lý nguồnnhân lực bền vững, bao gồm quản lý nguồn nhân lực có trách nhiệm xã hội và quản lýnguồn nhân lực xanh có tác động tích cực đến hiệu quả công việc của nhân viên. Một sốkiến nghị được nhóm tác giả đề xuất nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công việcnhân viên thông qua quản lý nguồn nhân lực bền vững.Từ khóa: Quản lý nguồn nhân lực bền vững, hiệu quả công việc của nhân viên, quản lý nguồnnhân lực xanh, quản lý nguồn nhân lực có trách nhiệm xã hội. IMPACT OF SUSTAINABLE HUMAN RESOURCES MANAGEMENT ON EMPLOYEE’S JOB PERFORMANCEAbstract: The study analyzes the impact of sustainable human resource management(including socially responsible human resource management and green human resourcemanagement) on employee performance. Using quantitative method, with the support ofSmart PLS software version 4.0.8.5. Using google forms, the author team investigated andcollected 254 valid questionnaires from employees working in businesses in Ho Chi MinhCity. The results show that the components of sustainable human resource management,including socially responsible human resource management and green human resourcemanagement, have a positive impact on employee performance. Some recommendationsare proposed by the authors to help businesses improve employee performance throughsustainable human resource management..Keywords: Sustainable human resource management, employee’s job performance, greenhuman resource management, socially responsible human resource management.1. Đặt vấn đề Bất chấp những nỗ lực đã được thực hiện trong những năm gần đây để bảo vệ vàcải thiện môi trường, thì ô nhiễm môi trường vẫn là một vấn đề lớn và gây ra rủi ro cho con 805người. Với các nước đang phát triển, nơi các nguồn ô nhiễm truyền thống như: khí thảicông nghiệp, quản lý chất thải không đầy đủ, nguồn cung cấp nước bị ô nhiễm … ảnhhưởng nghiêm trọng tới cuộc sống người dân (Briggs, 2003). Trước thực trạng đó, các mối quan tâm và áp lực về vấn đề môi trường toàn cầu đãlàm cho các doanh nghiệp (đối tượng sử dụng yếu tố đầu vào chủ yếu từ môi trường tựnhiên) phải có ý thức hơn trong việc nỗ lực quản lý môi trường của họ. Các doanh nghiệphiện đang chịu áp lực thường xuyên để trở lên xanh bằng cách áp dụng các chính sách vàthực hành thân thiện với môi trường (Chaudhary, 2019). Một trong những giải pháp để vượt qua áp lức trên là doanh nghiệp cần thực hiệnquản lý nguồn nhân lực bền vững thay vì quản lý nguồn nhân lực truyền thống. Quản lýnguồn nhân lực bền vững là một khái niệm mới nổi, vẫn đang trong giai đoạn tiên phongvà phản ánh những nỗ lực liên kết sự bền vững với quản lý nguồn nhân lực (Manzoor vàcộng sự, 2019), vì vậy hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Một trong những địnhnghĩa được thừa nhận rộng rãi cho rằng “quản lý nguồn nhân lực bền vững là việc áp dụngcác chiến lược và thực hành quản lý nguồn nhân lực cho phép đạt các mục tiêu tài chính,xã hội và môi trường, với các tác động bên trong và bên ngoài tổ chức và trong thời giandài hạn, đồng thời kiểm soát các tác động phụ tiêu cực không mong muốn” (Ehnert vàcộng sự, 2016, trang 90). Quản lý nguồn nhân lực bền vững đóng vai trò trung gian đạt được mục tiêu kinhtế, môi trường và xã hội thay vì chỉ đối với hiệu quả kinh tế và tài chính của tổ chức(Jeronimo và cộng sự, 2020). Thông qua quản lý nguồn nhân lực bền vững giúp cho doanhnghiệp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực (Ehnert, 2009) nâng cao sự hài lòng của kháchhàng (Wikhamn, 2019), ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của công ty (bao gồmcả hiệu quả tài chính) (Renwick và cộng sự, 2013), giúp cho người lao động cảm thấy côngviệc mình đang làm có ý nghĩa hơn (Albrecht và cộng sự, 2015), từ đó dẫn đến sự tham giavào công việc của nhân viên và do đó cải thiện hiệu quả làm việc (Jeronimo và cộng sự,2020). Thành phố Hồ Chí Minh được ví như đàu tàu kinh tế của cả nước (tính tới thờiđiểm tháng 5 năm 2022, so với toàn Việt Nam thì thành phố chiếm 0,6% diện tích, 8,34%dân số nhưng đóng góp 20,5% tổng sản phẩm GDP, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp,37,9% dự án nước ngoài. Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động chiếm 31%) (Đặng ĐứcThành, 2022), ngược lại, cũng sẽ có nguy cơ cao gây ra những tác động tiêu cực đến môitrường nếu các hoạt động quản trị doanh nghiệp không được giám sát, quan tâm đúngmức. Để các doanh nghiệp chủ động ứng phó với các vấn đề môi trường, cần có nhữngbằng chứng nghiên cứu khoa học thông qua việc ứng dụng quản lý nguồn nhân lực bềnvững trong quản trị doanh nghiệp giúp doanh nghiệp không những đạt được mục tiêu vềkinh tế, mà còn đạt được các mục tiêu môi trường và xã hội. Tuy nhiên, số lượng nghiêncứu về quản lý nguồn nhân lực ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của quản lý nguồn nhân lực bền vững đến hiệu quả công việc của nhân viên TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC BỀN VỮNG ĐẾN HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN ThS. Phạm Văn Thiệu Trường Đại học Lao động - Xã hội ThS. Phạm Thị Hằng Cơ sở 2, Trường Đại học Lao động - Xã hội Email: thieupv.ulsa@gmail.comTóm tắt: Nghiên cứu phân tích tác động của quản lý nguồn nhân lực bền vững (bao gồmquản lý nguồn nhân lực có trách nhiệm xã hội và quản lý nguồn nhân lực xanh) với hiệuquả công việc của nhân viên. Sử dụng phương pháp định lượng, với sự hỗ trợ của phầnmềm Smart PLS phiên bản 4.0.8.5. Ứng dụng google biểu mẫu, nhóm tác giả đã điều travà thu về 254 phiếu khảo sát hợp lệ từ người lao động làm việc trong các doanh nghiệptrên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, các thành phần của quản lý nguồnnhân lực bền vững, bao gồm quản lý nguồn nhân lực có trách nhiệm xã hội và quản lýnguồn nhân lực xanh có tác động tích cực đến hiệu quả công việc của nhân viên. Một sốkiến nghị được nhóm tác giả đề xuất nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công việcnhân viên thông qua quản lý nguồn nhân lực bền vững.Từ khóa: Quản lý nguồn nhân lực bền vững, hiệu quả công việc của nhân viên, quản lý nguồnnhân lực xanh, quản lý nguồn nhân lực có trách nhiệm xã hội. IMPACT OF SUSTAINABLE HUMAN RESOURCES MANAGEMENT ON EMPLOYEE’S JOB PERFORMANCEAbstract: The study analyzes the impact of sustainable human resource management(including socially responsible human resource management and green human resourcemanagement) on employee performance. Using quantitative method, with the support ofSmart PLS software version 4.0.8.5. Using google forms, the author team investigated andcollected 254 valid questionnaires from employees working in businesses in Ho Chi MinhCity. The results show that the components of sustainable human resource management,including socially responsible human resource management and green human resourcemanagement, have a positive impact on employee performance. Some recommendationsare proposed by the authors to help businesses improve employee performance throughsustainable human resource management..Keywords: Sustainable human resource management, employee’s job performance, greenhuman resource management, socially responsible human resource management.1. Đặt vấn đề Bất chấp những nỗ lực đã được thực hiện trong những năm gần đây để bảo vệ vàcải thiện môi trường, thì ô nhiễm môi trường vẫn là một vấn đề lớn và gây ra rủi ro cho con 805người. Với các nước đang phát triển, nơi các nguồn ô nhiễm truyền thống như: khí thảicông nghiệp, quản lý chất thải không đầy đủ, nguồn cung cấp nước bị ô nhiễm … ảnhhưởng nghiêm trọng tới cuộc sống người dân (Briggs, 2003). Trước thực trạng đó, các mối quan tâm và áp lực về vấn đề môi trường toàn cầu đãlàm cho các doanh nghiệp (đối tượng sử dụng yếu tố đầu vào chủ yếu từ môi trường tựnhiên) phải có ý thức hơn trong việc nỗ lực quản lý môi trường của họ. Các doanh nghiệphiện đang chịu áp lực thường xuyên để trở lên xanh bằng cách áp dụng các chính sách vàthực hành thân thiện với môi trường (Chaudhary, 2019). Một trong những giải pháp để vượt qua áp lức trên là doanh nghiệp cần thực hiệnquản lý nguồn nhân lực bền vững thay vì quản lý nguồn nhân lực truyền thống. Quản lýnguồn nhân lực bền vững là một khái niệm mới nổi, vẫn đang trong giai đoạn tiên phongvà phản ánh những nỗ lực liên kết sự bền vững với quản lý nguồn nhân lực (Manzoor vàcộng sự, 2019), vì vậy hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Một trong những địnhnghĩa được thừa nhận rộng rãi cho rằng “quản lý nguồn nhân lực bền vững là việc áp dụngcác chiến lược và thực hành quản lý nguồn nhân lực cho phép đạt các mục tiêu tài chính,xã hội và môi trường, với các tác động bên trong và bên ngoài tổ chức và trong thời giandài hạn, đồng thời kiểm soát các tác động phụ tiêu cực không mong muốn” (Ehnert vàcộng sự, 2016, trang 90). Quản lý nguồn nhân lực bền vững đóng vai trò trung gian đạt được mục tiêu kinhtế, môi trường và xã hội thay vì chỉ đối với hiệu quả kinh tế và tài chính của tổ chức(Jeronimo và cộng sự, 2020). Thông qua quản lý nguồn nhân lực bền vững giúp cho doanhnghiệp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực (Ehnert, 2009) nâng cao sự hài lòng của kháchhàng (Wikhamn, 2019), ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của công ty (bao gồmcả hiệu quả tài chính) (Renwick và cộng sự, 2013), giúp cho người lao động cảm thấy côngviệc mình đang làm có ý nghĩa hơn (Albrecht và cộng sự, 2015), từ đó dẫn đến sự tham giavào công việc của nhân viên và do đó cải thiện hiệu quả làm việc (Jeronimo và cộng sự,2020). Thành phố Hồ Chí Minh được ví như đàu tàu kinh tế của cả nước (tính tới thờiđiểm tháng 5 năm 2022, so với toàn Việt Nam thì thành phố chiếm 0,6% diện tích, 8,34%dân số nhưng đóng góp 20,5% tổng sản phẩm GDP, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp,37,9% dự án nước ngoài. Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động chiếm 31%) (Đặng ĐứcThành, 2022), ngược lại, cũng sẽ có nguy cơ cao gây ra những tác động tiêu cực đến môitrường nếu các hoạt động quản trị doanh nghiệp không được giám sát, quan tâm đúngmức. Để các doanh nghiệp chủ động ứng phó với các vấn đề môi trường, cần có nhữngbằng chứng nghiên cứu khoa học thông qua việc ứng dụng quản lý nguồn nhân lực bềnvững trong quản trị doanh nghiệp giúp doanh nghiệp không những đạt được mục tiêu vềkinh tế, mà còn đạt được các mục tiêu môi trường và xã hội. Tuy nhiên, số lượng nghiêncứu về quản lý nguồn nhân lực ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Kinh tế xanh Phát triển kinh tế xanh Quản lý nguồn nhân lực Quản lý nguồn nhân lực bền vững Quản lý nguồn nhân lực xanhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 434 1 0 -
Giáo trình Quản lý dự án phần mềm: Phần 2 - Phạm Ngọc Hùng
216 trang 413 0 0 -
25 trang 193 1 0
-
Tiểu luận: Sự thay đổi văn hóa của Nhật Bản và Matsushita
15 trang 170 0 0 -
8 trang 103 0 0
-
1032 trang 100 0 0
-
1074 trang 100 0 0
-
Một số mô hình quản lý chiến lược nguồn nhân lực
6 trang 91 0 0 -
Giải pháp tăng trưởng xanh về hiệu quả kinh tế trong phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Long An
15 trang 81 0 0 -
9 trang 78 0 0