Danh mục

Tác động của trí tuệ xúc cảm đến kết quả học tập của sinh viên: Một nghiên cứu ở khu vực Hà Nội

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 476.41 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày tác động của trí tuệ xúc cảm đến kết quả học tập của sinh viên. Với mục tiêu xác định các yếu tố trong trí tuệ xúc cảm có tác động đến hoạt động học tập và rèn luyện của người học, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát một số người học trên địa bàn Hà Nội kết hợp mô hình trí tuệ xúc cảm để đưa ra một số nhân tố tác động đến trí tuệ xúc cảm của người học và các hàm ý để phát triển được trí tuệ xúc cảm của người học bậc đại học và trung học chuyên nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của trí tuệ xúc cảm đến kết quả học tập của sinh viên: Một nghiên cứu ở khu vực Hà Nội PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ TUỆ XÚC CẢM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN: MỘT NGHIÊN CỨU Ở KHU VỰC HÀ NỘI Nguyễn Thị Hội, Lê Thị Vân Anh Vũ Thị Thúy An Trường Đại học Thương mại Email: hoint@tmu.edu.vn Tóm tắt: Ngày nay, sự ảnh hướng của các thiết bị công nghệ và nền tảng số đã làm chovai trò trí tuệ xúc cảm thêm phần quan trọng trong đời sống hàng ngày, đặc biệt trong học tậpvà rèn luyện của người học bậc đại học và trung học chuyên nghiệp. Với mục tiêu xác địnhđược tác động của trí tuệ xúc cảm đối với quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên bậc đạihọc và trung học chuyên nghiệp, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định lượng dựatrên mô hình trí tuệ xúc cảm để đưa ra các yếu tố ảnh hưởng của trí tuệ xúc cảm đến kết quảhọc tập và rèn luyện của các bạn sinh viên tại một số Trường Đại học trên địa bàn thành phốHà Nội. Từ kết quả phân tích cho thấy yếu tố tính đa cảm, tự kiểm soát, tính hòa đồng và hạnhphúc đều ảnh hưởng đến kết quả học tập và nghiên cứu của sinh viên cả các khối ngành kinh tếvà khối ngành kỹ thuật. Trong đó, tính tự kiểm soát và hạnh phúc có ảnh hưởng lớn nhất, tínhđa cảm và tính hòa đồng có ảnh hưởng ít hơn. Dựa trên kết quả của nghiên cứu, nhóm đưa ramột số hàm ý nhằm tăng cường trí tuệ xúc cảm, hỗ trợ nâng cao hiệu quả học tập cũng như tăngthêm trạng thái hạnh phúc cho sinh viên trong cuộc sống nhiều áp lực và tác động bởi thiết bịcông nghệ trong đời sống hiện nay. Từ khóa: Trí tuệ, xúc cảm, trí tuệ xúc cảm, hiệu quả học tập 1. Giới thiệu Trong các nghiên cứu về phát triển các chương trình đào tạo bậc đại học và phương phápdạy học, nhiều người nghĩ rằng xúc cảm chỉ đóng vai trò trong những mối quan hệ yêu đươnghay kích động mọi người tăng kích thích, tăng sự bùng nổ. Tuy nhiên, theo Goleman (2008),Abdolrezapour và Tavakoli, (2012) thì các xúc cảm xuất hiện ở mọi nơi và chúng tham gia vàoviệc định hình trong các quyết định của mỗi cá nhân, giúp con người cảm nhận thế giới, vàđóng vai trò quan trọng trong bất cứ tương tác nào của cá nhân với mọi người xung quanh họ.Theo nhà tâm lý học Feht Russell (1996) thì xúc cảm là thứ mà mọi người đều biết nhưng khôngthể định nghĩa được. Theo (Howard, 1999; Goleman, 2008; Bar-On, 2006) thì trí tuệ là nănglực thích ứng của cá nhân, cũng có thể nói: Trí tuệ là thuộc tính nhận thức tương đối độc lậpcủa cá nhân mà cốt lõi là khả năng tư duy trừu tượng của cá nhân đó; Trí tuệ chịu sự tác độngmạnh mẽ của của các điều kiện văn hóa – lịch sử nơi cá nhân sinh ra, lớn lên và sinh sống; Có rất nhiều tranh luận về định nghĩa của trí tuệ xúc cảm, theo nghiên cứu của (Saloveyvà Mayer, 1990; Goleman, 1995, 2008, 2014) thì trí tuệ xúc cảm ảnh hưởng đến mọi mặt củatâm lý con người và có thể phân loại vào các nhóm như dùng để: Thấu hiểu mọi xúc cảm cánhân; Hỗ trợ làm chủ xúc cảm cá nhân; Tạo động lực cho bản thân; Nhận biết xúc cảm của cánhân khác; Làm chủ các mối quan hệ, v.v. 425 PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Hiện nay, các nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc rất được coi trọng bởi chúng ta đang sốngtrong một kỷ nguyên công nghệ, với áp lực công việc cao, sự thay đổi trong các mối quan hệxã hội dẫn tới nhu cầu về xúc cảm ngày càng tăng. Ở Việt nam đã có một số nghiên cứu như:Phan Trọng Nam (2010) nghiên cứu về trí tuệ xúc cảm của sinh viên. Nghiên cứu của ĐoànVăn Điều (2014), về trí tuệ xúc cảm của sinh viên cho thấy, khả năng hay mức độ TTXC củasinh viên có thể hỗ trợ các khả năng thực hiện các trách nhiệm xã hội, v.v. Trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu về trí tuệ xúc cảm đối với các hoạt động củasinh viên hay người học bậc đại học. Nghiên cứu của (Chang & Tsai, 2022) về ảnh hưởng củatrí tuệ xúc cảm, động lực học tập và sự tự tin vào thành tích học tập của sinh viên đại học khảosát trong đối với các khóa học ngoại ngữ trực tuyến; Nghiên cứu của (Hamdy và cộng sự, 2014)về mối quan hệ giữa áp lực nghề nghiệp, trí tuệ xúc cảm và năng lực bản thân giữa các giảngviên trong Trường về y tế; (Ngui & Lay, 2020) nghiên cứu về ảnh hưởng của trí tuệ xúc cảm,năng lực bản thân, sức khỏe chủ quan và khả năng phục hồi đối với áp lực trong học tập, v.v. Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu và đánh giá vai trò của trí tuệ xúc cảm trong học tập,công tác, trong các mối quan hệ xã hội hiện nay chưa đúng mức. Trong khi sự phát triển củaKhoa học công nghệ và áp lực cao trong xã hội hiện đại, trí tuệ xúc cảm cần được quan tâm vànghiên cứu nhiều hơn, đặc biệt trong giáo dục bậc đại học và trung học chuyên nghiệp. Bởi trítuệ xúc cảm có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập, đặc biệt thể hiện ở thái độ học tập củangười học. Với mục tiêu xác định các yếu tố trong trí tuệ xúc cảm có tác động đến hoạt động học tậpvà rèn luyện của người học, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát một số người học trên địa bànHà Nội kết hợp mô hình trí tuệ xúc cảm để đưa ra một số nhân tố tác động đến trí tuệ xúc cảmcủa người học và các hàm ý để phát triển được trí tuệ xúc cảm của người học bậc đại học vàtrung học chuyên nghiệp. Bài viết được chia thành 04 phần chính, bao gồm: Đặt vấn đề, phương pháp nghiên cứu,kết quả thực nghiệm và thảo luận, kết luận và một số hàm ý. 2. Tổng quan nghiên cứu và mô hình nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Các nghiên cứu về trí tuệ xúc cảm hầu hết đều dựa trên nhóm Lý thuyết dựa trên nănglực; Lý thuyết đặc tính cá nhân hoặc là sự kết hợp giữa các nhóm lý ...

Tài liệu được xem nhiều: