Tác động xã hội của đổi mới ở các thành phố Việt Nam - Trịnh Duy Luân
Số trang: 0
Loại file: pdf
Dung lượng: 247.05 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Tác động xã hội của đổi mới ở các thành phố Việt Nam" giới thiệu đến các bạn bối cảnh kinh tế xã hội quá độ, quá trình thị dân hóa kết cấu xã hội của cư dân đô thị, sự thay đổi trong lối sống, định hướng giá trị và mô hình ứng xử của con người đô thị,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động xã hội của đổi mới ở các thành phố Việt Nam - Trịnh Duy Luân Xã hội học số 1 (45), 1994 14 Tác động xã hội của đổi mới ở các thành phố Việt Nam TRỊNH DUY LUÂN 1. Một bối cảnh kinh tế - xã hội quá độ Bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay ở Việt Nam thực chất là một sự quá độ. Tuy nhiên, từ nay ít được dùng so với cụm từ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong những năm trước đây. Sự thực thì không có gì khác nhau nhiều trong nghĩa của sự quá độ. Đó là thời kỳ chuyển tiếp, vừa có cả cái cũ đang mất đi hoặc chuyển thể, vừa có cái mới đang hình thành. Khác chăng là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hàm ý về một sự quá độ ,hình thái kinh tế - xã hội, còn quá độ thời Đổi mới, trước hết là quá độ tới kinh tế thị trường, các lĩnh vực như cơ cấu xã hội, cơ cấu chính trị, quyền lực tạm thời chưa được đề cập tới Kinh tế thị trường, chỉ sau vài năm khởi động đã đến gõ cửa mỗi nhà, bao vây mỗi con người. Kinh tế thị trường tựa như một dòng chảy bị ngăn lại, giờ đây khi cửa cống đã mở, dòng nước tuôn chảy và nó có thể len lỏi, thấm vào mọi khe kẽ, mọi tế bào của xã hội bằng các mao mạch tinh vi. Trong đời sống kinh tế - xã hội ở các đô thị lớn, kinh tế thị trường càng có sức thẩm thấu nhanh mạnh hơn gấp bội. Tác động của nó được biểu hiện trong diện mạo sống động của phố phường ngày hôm nay, sự sầm uất phong phú của hàng hóa, phương tiện sinh hoạt. Sâu xa hơn là những biến đổi trong kết cấu nghề nghiệp - xã hội của dân cư, mức sống vật chất và tinh thần, lối sống và khuôn mẫu hành vi ứng xử của các nhóm xã hội, trên cả 2 mặt tích cực và tiêu cực. Sự quá độ tới kinh tế thị trường quả thật đang tạo ra những biến đổi to lớn, nhanh chóng chưa từng thấy ở các đô thị lớn nước ta trong vòng 4 đến 5 năm gần đây . 2. Quá trình thị dân hóa kết cấu xá hội của dân cư đô thị. Theo nhận xét của một nhà sử học, trong lịch sử của đời sống đô thị Việt Nam, chưa bao giờ yếu tố thị trở thành yếu tố chủ đạo, so với vai trò của yếu tố đô, thành, xã, trấn tức là vai trò của chức năng hành chính. Với việc chuyển sang cơ chế thị trường, đã có đất cho yếu tố thị được phát triển và đề cao, thường được diễn đạt rất hình tượng bằng từ bung ra. Đó cũng là lý do quan trọng dẫn đến cái gọi là quá trình thị dân hóa kết cấu xã hội đô thị. Hãy lấy thủ đô Hà Nội làm thí dụ. Dưới thời bao cấp, đó đã là thành phố của công nhân viên chức Nhà nước (hơn 80% lực lượng lao động). Việc chuyển sang kinh tế thị trường đang làm gia tăng tỷ lệ dân cư làm việc trong khu vực ngoài quốc doanh. Họ là ai? theo những tên gọi cũ, có thể đó là tầng lớp tư sản, tiểu tư sản hay dân nghèo thành thị, tùy Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Trịnh Duy Luân 15 thuộc vào thu nhập, tài sản, nghề nghiệp, học vấn... của họ. Đó là những người thị dân theo nghĩa đời sống, thu nhập của họ gắn với thị trường. Họ từ đâu tới. Trừ một bộ phận nhỏ có sẵn từ thời bao cấp (thợ thủ công cá thể và buôn bán nhỏ) phần đông họ được đi chuyển từ các thành phần kinh tế quốc doanh. ở các thành phố lớn, những năm vừa qua đã quan sát thấy những dòng chảy lao động từ khu vực quốc doanh sang khu vực tư nhân dưới nhiều dạng thức, nhiều con đường (tự nguyện hoặc bắt buộc). Các chỉ thị 217 và 276 của chính phủ về tinh giản biên chế trong khu vực quốc doanh là một tác nhân quan trọng của dòng chảy lao động vừa nói. Chỉ tính riêng ở thủ đô Hà Nội, đến nay đã có khoảng 7 vạn lao động chuyển từ khu vực sản xuất Nhà nước sang khu vực tư nhân. Một nghiên cứu mẫu năm 1992 cho thấy: khoảng 10% các gia đình được khảo sát có ít nhất một lao động di chuyển từ khu vực Nhà nước sang khu vực tư nhân. Nếu tính riêng trong số các gia đình có lao động di chuyển thì tỷ lệ này là 20% . Lực lượng lao động từ thành phần kinh tế tập thể (các hợp tác xã) cũng lần lượt trở thành thị dân do sự giải thể các hợp tác xã. Như vậy, mặc dù chưa diễn ra quá trình tư nhân hóa mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế nhà nước, các chính sách kinh tế của đổi mới đã tạo ra quá trình thị dân hóa trong một chừng mực nào đó là tư nhân hóa lực lượng lao động và kết cấu xã hội dân cư đô thị. Phân tích kết cấu nghề nghiệp của hơn 800 hộ gia đình được khảo sát mẫu tại Hà Nội năm 1992 cho thấy tính chất đa thành phần và xu hướng thị dân hóa cơ cấu xã hội của người thành thị hiện nay. Trong mầu nghiên cứu đã tách ra 8 loại hộ gia đình, trong đó có 2 loại gia đình hoặc là cả 2 vợ chồng đều làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh (gia đình thị dân) hoặc là 1/2 quốc doanh, 1/2 thị dân. Tổng số 2 loại gia đình này chiếm 47% trong mẫu. Đó là chưa tính bộ phận các thành viên khác trong tất cả các loại gia đình cũng đang hoạt động trong khu vực ngoài quốc doanh. Khi phân loại các hộ gia đình theo nguồn thu nhập cũng thấy một tỷ lệ tương tự (47% ) các hộ gia đình có nguồn thu nhập gắn hoàn toàn hay một phần vào kinh tế th ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động xã hội của đổi mới ở các thành phố Việt Nam - Trịnh Duy Luân Xã hội học số 1 (45), 1994 14 Tác động xã hội của đổi mới ở các thành phố Việt Nam TRỊNH DUY LUÂN 1. Một bối cảnh kinh tế - xã hội quá độ Bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay ở Việt Nam thực chất là một sự quá độ. Tuy nhiên, từ nay ít được dùng so với cụm từ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong những năm trước đây. Sự thực thì không có gì khác nhau nhiều trong nghĩa của sự quá độ. Đó là thời kỳ chuyển tiếp, vừa có cả cái cũ đang mất đi hoặc chuyển thể, vừa có cái mới đang hình thành. Khác chăng là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hàm ý về một sự quá độ ,hình thái kinh tế - xã hội, còn quá độ thời Đổi mới, trước hết là quá độ tới kinh tế thị trường, các lĩnh vực như cơ cấu xã hội, cơ cấu chính trị, quyền lực tạm thời chưa được đề cập tới Kinh tế thị trường, chỉ sau vài năm khởi động đã đến gõ cửa mỗi nhà, bao vây mỗi con người. Kinh tế thị trường tựa như một dòng chảy bị ngăn lại, giờ đây khi cửa cống đã mở, dòng nước tuôn chảy và nó có thể len lỏi, thấm vào mọi khe kẽ, mọi tế bào của xã hội bằng các mao mạch tinh vi. Trong đời sống kinh tế - xã hội ở các đô thị lớn, kinh tế thị trường càng có sức thẩm thấu nhanh mạnh hơn gấp bội. Tác động của nó được biểu hiện trong diện mạo sống động của phố phường ngày hôm nay, sự sầm uất phong phú của hàng hóa, phương tiện sinh hoạt. Sâu xa hơn là những biến đổi trong kết cấu nghề nghiệp - xã hội của dân cư, mức sống vật chất và tinh thần, lối sống và khuôn mẫu hành vi ứng xử của các nhóm xã hội, trên cả 2 mặt tích cực và tiêu cực. Sự quá độ tới kinh tế thị trường quả thật đang tạo ra những biến đổi to lớn, nhanh chóng chưa từng thấy ở các đô thị lớn nước ta trong vòng 4 đến 5 năm gần đây . 2. Quá trình thị dân hóa kết cấu xá hội của dân cư đô thị. Theo nhận xét của một nhà sử học, trong lịch sử của đời sống đô thị Việt Nam, chưa bao giờ yếu tố thị trở thành yếu tố chủ đạo, so với vai trò của yếu tố đô, thành, xã, trấn tức là vai trò của chức năng hành chính. Với việc chuyển sang cơ chế thị trường, đã có đất cho yếu tố thị được phát triển và đề cao, thường được diễn đạt rất hình tượng bằng từ bung ra. Đó cũng là lý do quan trọng dẫn đến cái gọi là quá trình thị dân hóa kết cấu xã hội đô thị. Hãy lấy thủ đô Hà Nội làm thí dụ. Dưới thời bao cấp, đó đã là thành phố của công nhân viên chức Nhà nước (hơn 80% lực lượng lao động). Việc chuyển sang kinh tế thị trường đang làm gia tăng tỷ lệ dân cư làm việc trong khu vực ngoài quốc doanh. Họ là ai? theo những tên gọi cũ, có thể đó là tầng lớp tư sản, tiểu tư sản hay dân nghèo thành thị, tùy Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Trịnh Duy Luân 15 thuộc vào thu nhập, tài sản, nghề nghiệp, học vấn... của họ. Đó là những người thị dân theo nghĩa đời sống, thu nhập của họ gắn với thị trường. Họ từ đâu tới. Trừ một bộ phận nhỏ có sẵn từ thời bao cấp (thợ thủ công cá thể và buôn bán nhỏ) phần đông họ được đi chuyển từ các thành phần kinh tế quốc doanh. ở các thành phố lớn, những năm vừa qua đã quan sát thấy những dòng chảy lao động từ khu vực quốc doanh sang khu vực tư nhân dưới nhiều dạng thức, nhiều con đường (tự nguyện hoặc bắt buộc). Các chỉ thị 217 và 276 của chính phủ về tinh giản biên chế trong khu vực quốc doanh là một tác nhân quan trọng của dòng chảy lao động vừa nói. Chỉ tính riêng ở thủ đô Hà Nội, đến nay đã có khoảng 7 vạn lao động chuyển từ khu vực sản xuất Nhà nước sang khu vực tư nhân. Một nghiên cứu mẫu năm 1992 cho thấy: khoảng 10% các gia đình được khảo sát có ít nhất một lao động di chuyển từ khu vực Nhà nước sang khu vực tư nhân. Nếu tính riêng trong số các gia đình có lao động di chuyển thì tỷ lệ này là 20% . Lực lượng lao động từ thành phần kinh tế tập thể (các hợp tác xã) cũng lần lượt trở thành thị dân do sự giải thể các hợp tác xã. Như vậy, mặc dù chưa diễn ra quá trình tư nhân hóa mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế nhà nước, các chính sách kinh tế của đổi mới đã tạo ra quá trình thị dân hóa trong một chừng mực nào đó là tư nhân hóa lực lượng lao động và kết cấu xã hội dân cư đô thị. Phân tích kết cấu nghề nghiệp của hơn 800 hộ gia đình được khảo sát mẫu tại Hà Nội năm 1992 cho thấy tính chất đa thành phần và xu hướng thị dân hóa cơ cấu xã hội của người thành thị hiện nay. Trong mầu nghiên cứu đã tách ra 8 loại hộ gia đình, trong đó có 2 loại gia đình hoặc là cả 2 vợ chồng đều làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh (gia đình thị dân) hoặc là 1/2 quốc doanh, 1/2 thị dân. Tổng số 2 loại gia đình này chiếm 47% trong mẫu. Đó là chưa tính bộ phận các thành viên khác trong tất cả các loại gia đình cũng đang hoạt động trong khu vực ngoài quốc doanh. Khi phân loại các hộ gia đình theo nguồn thu nhập cũng thấy một tỷ lệ tương tự (47% ) các hộ gia đình có nguồn thu nhập gắn hoàn toàn hay một phần vào kinh tế th ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xã hội học Tác động xã hội Xã hội đổi mới Kinh tế xã hội quá độ Quá trình thị dân hóa Cư dân đô thịGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 446 11 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 248 0 0 -
Tiểu luận 'Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội'
20 trang 169 0 0 -
Giới thiệu lý thuyết xã hội học Curriculum - Nguyễn Khánh Trung
0 trang 157 0 0 -
Giáo trình Nhập môn xã hội học: Phần 1 - TS. Trần Thị Kim Xuyến
137 trang 148 1 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 114 0 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu khái quát về điều tra xã hội học
42 trang 106 0 0 -
195 trang 98 0 0
-
Một số đặc điểm của Giáo phận Thái Bình
17 trang 95 0 0 -
0 trang 77 0 0