Thông tin tài liệu:
Trinh nữ hoàng cung Cây Trinh Nữ Hoàng Cung tên khoa học: Crinum latifolium L., thuộc họ Thủy tiên Amaryllidaceae, cùng họ với Cây Náng. Cây Hành tây, Cây tỏi lõi. Cây Đại Tướng Quân, Thập Bát Học Sĩ, Tây Nam Vân Châu Lan, Tỏi Thái Lan (theo sách biên khảo của Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi) Hình dáng: Trinh Nữ Hoàng Cung là một loại cỏ, thân đường kính 10-15cm, rộng 3-8 cm, bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả lá mỏng có thể dài 80-100cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung Tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung Trinh nữ hoàng cung Cây Trinh Nữ Hoàng Cung tên khoa học: Crinum latifolium L.,thuộc họ Thủy tiên Amaryllidaceae, cùng họ với Cây Náng. CâyHành tây, Cây tỏi lõi.Cây Đại Tướng Quân, Thập Bát Học Sĩ, Tây Nam Vân ChâuLan, Tỏi Thái Lan (theo sách biên khảo của Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi)Hình dáng:Trinh Nữ Hoàng Cung là một loại cỏ, thân đường kính 10-15cm,rộng 3-8 cm, bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả lá mỏng cóthể dài 80-100cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song,mặt trên lá lõm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ,đáy bẹ lá nơi sát đất có màu tím.Hoa mọc thành tán từ 6-18 hoa, trên một cán hoa dài 20-60c.Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ, từ thân hành mọc rấtnhiều củ con có thể tách ra để trồng riêng một cách dễ dàng .Thành phần hóa học:Năm 1984, Ghosal ở Ấn Độ đã phân lập và xác định từ cán hoaTNHC một Glucosealkaloid có tên là Latisolin. Thủy phân bằngenzyme thu được chất Aglycon. Ghosal và Shibnath còn phânlập được từ thân hành lúc cây đang ra hoa hai chất pratorimin vàpratosin là chất alkaloid pỷrrolophennanthrindon mới cùng vớinhững chất đã được biết như Pratorimin, Ambelin và Lycorin.Năm 1986, ông công bố tách được từ TNHC một số dẫn chấtalkaloid có tác dụng chống ung thư.Năm 1989, Ghosal còn chiết được từ dịch ép của cán hoa TNHCthêm hai alkaloid mới có nhân pyrrolophennanthridin làepilycorin và epipancrassidin.Một số nhà khoa học Nhật Bản như Kobayashi Shigenru,Tomoda và Masashi củng tìm thấy một số alkaloid khác từ câyTNHC.Theo dược sĩ Đỗ Tất Lợi, tên Trinh Nữ Hoàng Cung do cây nàyđược dùng để trị bệnh cho những phụ nữ còn trinh tiết đượctuyển chọn vào cung nhưng không được vua chiếu cố vì haremquá dư thừa (Cung Oán Ngâm Khúc), nên mắc một số bệnhriêng của những cung phi sống cùng hoàn cảnh không được vuaghé xe dê. Lý do đó tôi đảo lộn tên lại là cây Cung Nữ HoànTrinh(?)