Danh mục

Tách chiết, phân lập Cephalotaxine và Homoharringtonine từ cây Cephalotaxus

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 155.40 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này nhằm mục đích để tách chiết, phân lập cephalotaxine và homoharingtonine từ cây Cephalotaxus harringtonia bằng cách sử dụng kết hợp các phương pháp sắc ký cột và phương pháp phân tích hiện đại HPLC. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tách chiết, phân lập Cephalotaxine và Homoharringtonine từ cây Cephalotaxus Tách chiết, phân lập Cephalotaxine và Homoharringtonine từ cây Cephalotaxus Trịnh Thái Hà Trường Đại học Khoa học Tư nhiênLuận văn ThS. Chuyên ngành: Hóa hữu cơ; Mã số: 60 44 01 14 Người hướng dẫn: GS.TSKH. Lưu Văn Bôi Năm bảo vệ: 2013Abstract: Nghiên cứu này nhằm mục đích để tách chiết, phân lập cephalotaxine vàhomoharingtonine từ cây Cephalotaxus harringtonia bằng cách sử dụng kết hợp các phương phápsắc ký cột và phương pháp phân tích hiện đại HPLC. Thứ nhất, nghiên cứu để đưa ra được quytrình tách chiết alkaloid thô và làm giàu các chất có hoạt tính sinh học từ cây Cephalotaxusharringtonia. Thứ hai, nghiên cứu để đưa ra chương trình HPLC để tách hiệu quảhomoharringtonine và cephalotaxine trong mẫu thực vật. Thứ ba, nghiên cứu để định lượng đượchàm lượng của các alkaloid nói trên trong thành phần của cây Cephalotaxus harringtonia.Keywords: Hóa hữu cơ; Hoạt tính sinh học; Thực vậtContent MỞ ĐẦU Cephalotaxaceae là một họ các loài cây lá kim, với 3 chi và khoảng 20 loài.Cephalotaxaceae được phân bố nhiều ở các nước Đông Á, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam,Thái Lan , ... Theo Sách đỏ Việt Nam, loài Cephalotaxaceae thường được tìm thấy ở Việt Namlà các cây lâu năm, phân bố chủ yếu ở khu vực miền núi của tỉnh Hà Tây (Ba Vì), Thanh Hóa(Lũng Văn), …. Các nghiên cứu trên toàn thế giới đã chỉ ra một số alkaloid có hoạt tính chốngung thư được tìm thấy trong các cây thuộc họ này, Cephalotaxus harringtonia, Cephalotaxushainanensis, Cephalotaxus wilsoniana ... Cephalotaxine là chất đứng đầu của nhóm alkaloid chiết xuất từ Cephalotaxus, đượcphân lập từ Cephalotaxus harringtonia. Nhóm này được quan tâm nhờ có hoạt tính sinh học đadạng chống lại bệnh bạch cầu, kháng u và HIV. Các alkaloid tách từ cây Cephalotaxus, như làhomoharringtonine và isohomo-harringtonine, đã được chứng minh rằng có tính chất ức chế sựkhởi đầu của quá trình tổng hợp protein. Bên cạnh đó, homoharringtonine đã được nghiên cứutrong điều trị bệnh sốt rét và trong nhãn khoa. Một số quy trình tổng hợp các hợp chất này đãđược đưa ra, tuy nhiên, chúng có nhược điểm là bao gồm nhiều bước và hiệu suất thấp. Do đó,việc tách chiết và phân lập các hoạt chất nói trên từ nguyên liệu thực vật và bán tổng hợp có ýnghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng. Nghiên cứu này nhằm mục đích để tách chiết, phân lập cephalotaxine vàhomoharingtonine từ cây Cephalotaxus harringtonia bằng cách sử dụng kết hợp các phươngpháp sắc ký cột và phương pháp phân tích hiện đại HPLC. Thứ nhất, nghiên cứu để đưa rađược quy trình tách chiết alkaloid thô và làm giàu các chất có hoạt tính sinh học từ câyCephalotaxus harringtonia. Thứ hai, nghiên cứu để đưa ra chương trình HPLC để tách hiệuquả homoharringtonine và cephalotaxine trong mẫu thực vật. Thứ ba, nghiên cứu để địnhlượng được hàm lượng của các alkaloid nói trên trong thành phần của cây Cephalotaxusharringtonia. Luận văn được hoàn thành tại Phòng thí nghiệm Hóa học hữu cơ III, Khoa Hóa học,Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và khoa Công nghệ hóa học,Trường Đại học Osaka Prefecture Nhật Bản). Công trình được sự hỗ trợ kinh phí từ đề tài Nghị định thư Việt – Pháp, mã số42/2011/HĐ-NĐT của Bộ KH&CN.ReferencesTiếng Việt1. Đặng Trường, Phan Văn Thăng (2012), “Phát hiện quần thể cây lá kim quý hiếm ở Khu BTTN Xuân Nha”, (http://www.thiennhien.net/2012/12/31/phat-hien-quan-the-cay-la-kim- quy-hiem-o-khu-bttn-xuan-nha/)2. Lê Trần Chấn, Trần Ngọc Ninh (2008), “Thêm hai loài thực vật quý hiếm lần đầu tiên phát hiện ở xã Thài Phìn Tủng (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang)”, (http://dongvan.apps.vn/a/news?t=71&id=1010278)3. Lưu Tường Bách (2012), “Một số thông tin về dự án Xác lập khu bảo tồn loài hạt trần quý hiếm tại xã Nam Động, huyện Quan Hóa”, (http://vienbaovecongtrinh.vn/vi-Vn/Tin- tuc/15789/Mot-so-thong-tin-ve-du-an-Xac-lap-khu-bao-ton-loai/ 221.html)4. Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Nguyễn Đức Tố Lưu et al. (2008), “Thông Việt Nam, nghiên cứu hiện trạng và bảo tồn”, (http://botanyvn.com/cnt.asp? param=news&newsid=802).5. Sách đỏ Việt Nam (Phần II. thực vật)(2007), NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, tr. 497.6. Trịnh Duy Hưng (2011), “Phát hiện được quần thể cây hạt trần quý hiếm”, (http://www.vietnamplus.vn/phat-hien-duoc-quan-the-cay-hat-tran-quy-hiem/ 113314.vnp)7. Website Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), “Sơn La: Phát hiện loài cây quý hiếm tại khu vực rừng dưới chân núi Pha Luông”, (http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&CateID=24&ID=124223&Code=N ESB124223).Tiếng Anh8. Aweinreb, S. (1975) ...

Tài liệu được xem nhiều: