Danh mục

Tài chính cho các hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện Quốc gia

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 172.77 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo này cung cấp một cái nhìn tổng quan về một số cơ chế tài chính và các tiêu chí để có thể huy động nguồn vốn đầu tư vào các dự án giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Do NAMA có tiềm năng nhận được hỗ trợ tài chính quốc tế, do đó, việc xây dựng một NAMA đòi hỏi phải tích hợp các hành động chính sách khí hậu, mục tiêu phát triển bền vững, và các cơ chế tài chính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài chính cho các hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện Quốc giaNGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔITÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢM NHẸ KHÍ NHÀ KÍNHPHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN QUỐC GIAPGS. TS. Huỳnh Thị Lan Hương - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trườngác hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính (KNK) phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA) đã bắt đầuđược các nước đang phát triển quan tâm đến để đạt mục tiêu giảm phát thải KNK trong điều kiệnphát triển bền vững quốc gia. Do NAMA có tiềm năng nhận được hỗ trợ tài chính quốc tế, do đó,việc xây dựng một NAMA đòi hỏi phải tích hợp các hành động chính sách khí hậu, mục tiêu phát triển bền vững,và các cơ chế tài chính. Bài báo này cung cấp một cái nhìn tổng quan về một số cơ chế tài chính và các tiêu chíđể có thể huy động nguồn vốn đầu tư vào các dự án giảm nhẹ biến đổi khí hậu.CMở đầuTại Hội nghị các bên của Công ước khung củaLiên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) lầnthứ 16, các nước phát triển đã cam kết hỗ trợ chocác nước đang phát triển cho các hoạt động thíchứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu (BĐKH) và đượcchia thành hai gian đọan: 30 tỷ USD trong giai đoạn2010-2012, được gọi là “fast start finance” và sẽ tănglên thành 100 tỷ đô la đến năm 2020. Tuy nhiên,hiện chưa có cơ chế tài chính nào chính thức choNAMA, bởi vậy, để chuyển những ý tưởng về NAMAthành chương trình hành động, rất cần một cơ chếtài chính rõ ràng để các nước đang phát triển có thểsớm nhận được tài trợ để thực thi các dự án NAMA.1. Các nguồn tài chính cho NAMATheo cơ chế tài chính, NAMA có thể phân thành3 loại NAMA: loại thứ nhất là NAMA đơn phương,thứ hai là NAMA được hỗ trợ, và loại thứ ba là NAMAtạo tín chỉ. Mỗi loại NAMA sẽ có một cơ chế tàichính và những kênh tài chính riêng. NAMA đơnphương là các NAMA nhận được hỗ trợ về tài chínhtừ chính quốc gia thực hiện NAMA và không có cáchỗ trợ khác từ quốc tế. Nguồn tài chính của NAMAđơn phương thường từ ngân sách quốc gia. NAMAđược hỗ trợ là NAMA được hỗ trợ về tài chính từquốc tế (các tổ chức quốc tế, các quỹ, các ngânhàng quốc tế và từ chính phủ của các nước pháttriển...). NAMA tạo tín chỉ hoạt động dựa trên cơ chếcủa thị trường các-bon, tuy nhiên hiện nay, loạiNAMA này vẫn đang được tranh luận và chưa đi đếnquyết định, hay sẽ có một cơ chế khác thay thế.Để triển khai thực hiện NAMA ở Việt Nam có thểtiếp cận các nguồn tài chính sau đây:Người đọc phản biện: PGS.TS. Dương Hồng Sơna. Nguồn ngân sách chính phủChính phủ Việt Nam đã cam kết nguồn tài chínhcho các hoạt động ứng phó với BĐKH tới năm 2015là gần 1.800 tỷ VND. Trong đó, 850 tỷ là nguồn vốnquốc tế và số còn lại là từ ngân sách trung ương, cácđịa phương và các nguồn khác. Số tiền này sẽ đượcdùng để hỗ trợ cho các hoạt động về thích ứng vàgiảm nhẹ BĐKH (giảm nhẹ phát thải KNK). Các lĩnhvực được ưu tiên trong chương trình giảm nhẹ là:lĩnh vực năng lượng, lĩnh vực nông nghiệp và thayđổi sử dụng đất và lĩnh vực xử lý chất thải.b. Các nguồn vốn song phương và đa phươngvề giảm nhẹ phát thải KNK ở Việt NamTại thời điểm hiện tại, các quỹ song phương vàđa phương đang là nguồn tài chính chủ yếu cho cácNAMA được hỗ trợ (hình 1).1) Quỹ đầu tư (nguồn tài chính) song phương ởViệt NamCác quỹ đầu tư song phương đến từ nguồn vốntrực tiếp của một nước khác. Các quỹ này có thể kểđến từ các tổ chức như: JICA, AUSAID…. Hiện tạichưa có quỹ nào có chương trình riêng để hỗ trợNAMA. Song một số quỹ có hỗ trợ kinh phí cho cáchoạt động giảm nhẹ phát thải KNK. Các dự ánNAMA có thể sẽ được phân bổ nguồn tài chínhthông qua các chương trình của các quỹ này.2) Quỹ đầu tư (nguồn tài chính) đa phương ở ViệtNam• Quỹ Đầu tư khí hậu (Climate Investment Fund- CIF): CIF được thành lập trên cơ sở liên kết với cácngân hàng phát triển vùng để thúc đẩy các hoạtđộng hợp tác quốc tế về BĐKH và hỗ trợ cho tiếnTẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 01 - 201425NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔItrình hướng đến mục tiêu ổn định hệ thống khí hậutoàn cầu.• Quỹ công nghệ sạch (Clean Technology Fund- CTF) do các nước công nghiệp phát triển thànhlập, nhằm trợ giúp các nước kém và đang phát triểnbị ảnh hưởng nặng nề do BĐKH gây ra.• Quỹ Môi trường toàn cầu (Global EnvironmentFacility - GEF): hỗ trợ hoạt động thực hiện UNFCCC;Công ước về đa dạng sinh học; Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy;Các công ước môi trường toàn cầu.• Quỹ Khí hậu xanh (Green Climate Fund - GCF):quỹ này được kì vọng là quỹ lớn nhất thế giới dànhcho các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ BĐKHdành cho các nước đang phát triển.c. Nguồn tài chính tư nhânNguồn tài chính công đóng vai trò rất quantrọng của các nguồn vốn BĐKH. Tuy nhiên, để đạtmục tiêu đề ra là giữ nhiệt độ trái đất tăng dưới 20C,thì chỉ nguồn tài chính công là chưa đủ. Bởi vậy, sựtham gia của các nguồn vốn khác như vốn của tưnhân là rất cần thiết. Để các nguồn vốn tư nhân cóthể tham gia vào việc giảm nhẹ BĐKH nói riêng vàcác hoạt động ứng phó với BĐKH nói chung ở cá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: