Danh mục

Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.03 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này phân tích cơ cấu, tính chất và xu hướng tài chính phát triển và các nguồn đầu tư cho phát triển ở Việt Nam, so sánh với một số nước ASEAN, trong giai đoạn 2000-2016. Các phân tích chỉ ra rằng sự gia tăng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam và việc mở rộng nguồn tài chính tư nhân trong nước là ưu tiên hàng đầu giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu tài chính để thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs). Mở rộng cơ sở thuế như là một nguồn thu ngân sách thường xuyên hơn, tăng nguồn thu ngân sách từ việc quản lý tốt hơn các tài sản nhà nước trong khi nâng cao hiệu quả chi tiêu chính phủ và đầu tư công, cùng với nỗ lực quản lý tốt nợ công, sẽ có vai trò then chốt để bảo đảm các nguồn tài chính công đóng góp có hiệu quả vào việc thực hiện thành công các SDGs. Ngoài ra, bài viết cũng nêu bật sự cần thiết phải bảo đảm quá trình chuyển tiếp thông suốt ra khỏi giai đoạn tiếp nhận Trợ giúp phát triển chính thức (ODA), quản lý tốt hơn mối quan hệ tương tác giữa các nguồn tài chính cho phát triển cũng như khắc phục tình trạng phân mảnh và các vấn đề trong công tác phối hợp gắn liền với chủ trương phân cấp quản lý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ KHU ẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Hồ Đình Bảo Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân Email: hodinhbao@yahoo.com Nguyễn Phúc Hải Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân Email: hainp@neu.edu.vn Tóm tắt Bài viết này phân tích cơ cấu, tính chất và xu hướng tài chính phát triển và các nguồn đầu tư cho phát triển ở Việt Nam, so sánh với một số nước ASEAN, trong giai đoạn 2000-2016. Các phân tích chỉ ra rằng sự gia tăng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam và việc mở rộng nguồn tài chính tư nhân trong nước là ưu tiên hàng đầu giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu tài chính để thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs). Mở rộng cơ sở thuế như là một nguồn thu ngân sách thường xuyên hơn, tăng nguồn thu ngân sách từ việc quản lý tốt hơn các tài sản nhà nước trong khi nâng cao hiệu quả chi tiêu chính phủ và đầu tư công, cùng với nỗ lực quản lý tốt nợ công, sẽ có vai trò then chốt để bảo đảm các nguồn tài chính công đóng góp có hiệu quả vào việc thực hiện thành công các SDGs. Ngoài ra, bài viết cũng nêu bật sự cần thiết phải bảo đảm quá trình chuyển tiếp thông suốt ra khỏi giai đoạn tiếp nhận Trợ giúp phát triển chính thức (ODA), quản lý tốt hơn mối quan hệ tương tác giữa các nguồn tài chính cho phát triển cũng như khắc phục tình trạng phân mảnh và các vấn đề trong công tác phối hợp gắn liền với chủ trương phân cấp quản lý. Từ khóa: Tài chính phát triển; Nguồn thu chính phủ; Nợ công; Viện trợ nƣớc ngoài 1. Dẫn nhập Việt Nam đã bƣớc vào một giai đoạn phát triển mới với tƣ cách là nƣớc có mức thu nhập trung bình thấp trong khi bức tranh tài chính cho phát triển thay đổi nhanh chóng, do đó đòi hỏi phải có một sự thay đổi trong chiến lƣợc huy động và sử dụng các nguồn tài chính cho sự nghiệp phát triển của đất nƣớc. Nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn tổng quan về những thay đổi trong bức tranh tài chính cho phát triển ở Việt Nam, các phân tích về đặc tính và xu hƣớng của các nguồn lực tài chính, so sánh với các nƣớc ASEAN và đƣa ra các khuyến nghị. Những phân tích này sẽ giúp Việt Nam nhìn nhận một cách có phê 205 phán và tƣ duy lại cách thức huy động các nguồn lực tài chính cho phát triển và quản lý tốt hơn mối liên kết giữa các nguồn lực đó, nhằm bảo đảm tất cả các nguồn lực đƣợc sử dụng một cách tích hợp và có hiệu quả cho việc thực hiện những mục tiêu phát triển bền vững (SDG) đầy tham vọng của mình. 2. Tổng quan về thực trạng tài chính cho phát triển của Việt Nam 2.1. Các nguồn tài chính cho phát triển Tất cả các nguồn tài chính phát triển ở Việt Nam đã gia tăng về quy mô và tạo dựng đƣợc một cơ sở vững chắc cho đầu tƣ và chi tiêu, thúc đẩy kinh tế tăng trƣởng tƣơng đối nhanh trong giai đoạn nghiên cứu. Tỷ trọng tổng nguồn tài chính phát triển so với GDP ở Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng trong các năm 2000-2007, đạt đến đỉnh cao vào năm 2007 và sau đó giảm dần. Tỷ trọng này, mặc dù có sự gia tăng nhẹ năm 2010, vẫn tiếp tục sụt giảm trong các năm 2011- 2013 và phục hồi phần nào năm 2014 và 2015 (Hình 1). Hình 1: Tỷ trọng các nguồn tài chính cho phát triển so với GDP ở Việt Nam Nguồn: Sáng kiến Phát triển (2012, 2015, 2017) Nghiên cứu kĩ hơn các hợp phần chính của nguồn tài chính phát triển ở Việt Nam cho thấy vai trò của các hợp phần này trong xu hƣớng chung. Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tỷ trọng FDI so với GDP đã sụt giảm nghiêm trọng trong hai năm 2008 và 2009, phục hồi nhẹ năm 2010, nhƣng tiếp tục sụt giảm trong các năm 2011-2013. Tỷ trọng này phục hồi nhẹ trong hai năm 2014-2015 nhƣng chỉ ở mức cao hơn chút ít so với mức thấp nhất là 11,7% năm 2009. Tỷ trọng tài chính tƣ nhân trong nƣớc so với GDP cũng theo xu hƣớng tƣơng tự, với mức dao động ít hơn so với tỷ trọng đầu tƣ nƣớc ngoài so 206 với GDP. Nguồn thu ngân sách từ dầu thô giảm mạnh trong các năm 2007-2010 và 2012-2015 (do giảm giá dầu thô trên thế giới) và hoạt động xuất-nhập khẩu giảm đáng kể trong các năm 2012 và 2013. Những yếu tố này có tác động đáng kể đến sự sụt giảm tổng các nguồn tài chính cho phát triển trong các năm 2007- 2015. Mặc dù chính phủ đã cố gắng bù đắp cho sự sụt giảm ba nguồn lực này, nhƣng mức tăng nguồn thu chính phủ từ thuế, phí, lệ phí và vay nợ chính phủ (đặc biệt là vay nội địa) vẫn không đủ để đảo ngƣợc tỷ trọng giảm sút của nguồn tài chính phát triển so với GDP. Sau năm 2010, do sức ép của lạm phát, giảm giá dầu thô thế giới và giảm tỷ lệ tăng trƣởng, tỷ trọng tài chính công so với GDP cũng sụt giảm tƣơng ứng, cũng nhƣ tỷ trọng tài chính tƣ nhân trong nƣớc và quốc tế so với GDP. Điều đó có thể báo hiệu sự suy yếu sức mạnh ngƣợc chu kỳ của tài chính công (bảo đảm tăng trƣởng ổn định chống lại các cú sốc). Trong cả bốn nguồn tài chính, kiều hối ngày càng trở nên quan trọng hơn, khi tỷ trọng kiều hối so với GDP tăng lên và trong năm 2015 đạt mức 6,9% GDP (Hình 1), khi kiều hối chiếm đến 11,7% tổng nguồn tài chính cho phát triển ở Việt Nam. Hình 2: Tỷ trọng tài chính phát triển so với GDP của các nƣớc ASEAN Đơn vị: % GDP. Nguồn: Sáng kiến Phát triển (2012, 2015, 2017) Mặc dù tỷ trọng tổng nguồn tài chính phát triển so với GDP của Việt Nam sụt giảm trong những năm gần đây (so với mức cao trong các năm 2007-2010), tỷ trọng này vẫn là tƣơng đối cao so với các nƣớc ASEAN khác (Hình 2). Đến năm 2015, tỷ trọng tài chính phát triển so với GDP của ...

Tài liệu được xem nhiều: