Tái định cư trong phát triển đô thị và một số vấn đề xã hội - Trịnh Duy Luân
Số trang: 0
Loại file: pdf
Dung lượng: 164.36 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Tái định cư trong phát triển đô thị và một số vấn đề xã hội" trình bày những nguyên tắc đối với sự cơ động, chuyển đổi nơi ở trong điều kiện tái định cư, quan hệ kinh tế, các quan hệ xã hội đặt ra những vấn đề gì cho nhà ở tái định cư,... Với các bạn chuyên ngành Xã hội học thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tái định cư trong phát triển đô thị và một số vấn đề xã hội - Trịnh Duy Luân 13 Xã hội học, số 3 - 2009 TÁI ĐỊNH CƯ TRONG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRỊNH DUY LUÂN * F 0 P Tái định cư không chỉ là một hoạt động dịch chuyển đơn thuần, mà là một bài toán phức tạp với nhiều chiều cạnh khác nhau của cuộc sống, nhằm bảo đảm sự đồng thuận xã hội và phát triển đô thị bền vững. Để đạt được điều đó, cùng với việc xây nhà ở tái định cư, còn là việc giải quyết tốt những vấn đề về kinh tế - xã hội, để đời sống của dân tái định cư phát triển ổn định và hiệu quả. Dưới tác động của quá trình đô thị hoá và toàn cầu hoá, đời sống đô thị hiện đại đang biến đổi rất nhanh chóng với nhiều đặc trưng mới về cấu trúc xã hội, về văn hoá và lối sống. Trong những đặc trưng lối sống, nổi lên tính cơ động xã hội của con người đô thị. Đặc tính này thể hiện sự vận động, linh hoạt và thích ứng nhanh với hoàn cảnh, điều kiện sống đang biến đổi của con người. Trong sự cơ động về nơi ở và loại hình nhà ở lại có nhiều phương thức thực hiện sự cơ động này, tuỳ thuộc vào các điều kiện kinh tế, xã hội, tâm lý và đặc biệt, liên quan đến các chính sách, các quyết định quản lý và hành chính. Có những sự cơ động chỗ ở là do chính người dân quyết định (một cách tự nguyện). Song cũng có những sự di chuyển, thực hiện sự cơ động nơi ở một cách không tự nguyện, mà là dưới sức ép (bắt buộc) của các quyết định quản lý, hành chính ở đô thị. Tái định cư có thể xếp vào loại cơ động xã hội về nơi ở mang tính bắt buộc này. Những nguyên tắc đối với sự cơ động, chuyển đổi nơi ở trong điều kiện tái định cư Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá hiện đại tất yếu đòi hỏi phải tiến hành nhiều hoạt động nhằm mở rộng, phát triển, nâng cấp và chỉnh trang các đô thị. Có những dự án phát triển đô thị trên đất nông nghiệp hay phi nông nghiệp. Song cũng có nhiều dự án, đặc biệt là các dự án nâng cấp, chỉnh trang đô thị sẽ phải tiến hành trên các khu vực cư dân đã và đang sinh sống ở đấy lâu đời. Việc di dời họ đến nơi ở mới, nhường đất lại cho thành phố, doanh nghiệp hay nhà đầu tư, để xây dựng và phát triển các công trình phúc lợi, dân sinh hay dịch vụ đô thị,… chính là quá trình tái định cư. Như vậy, tái định cư là một dạng của cơ động xã hội về nơi ở, nhà ở, dưới hình thức bắt buộc. Và do vậy, nó thường đòi hỏi những chủ thể quản lý phải có những chính sách, những quy tắc và cách ửng xử khác biệt so với các loại hình cơ động xã hội khác. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, những vấn đề liên quan đến tái định cư ở đô thị đang gặp nhiều thách thức, rất phức tạp, do có sự đan xen của nhiều vấn đề về thể chế, chính sách, thị trường, quy hoạch và các yêu cầu xã hội khác (như công bằng, công khai minh bạch, đảm bảo an sinh xã hội). * GS.TS, Viện Xã hội học Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 14 Tái định cư trong phát triển đô thị... Từ kinh nghiệm thực tiễn của quốc tế, một số nguyên tắc chính trong việc xây dựng và bảo đảm nhà ở cho người dân tái định cư đã được xác lập và đã được ghi nhận trong các văn bản pháp lý và được biết đến khá rộng rãi, như: − Nhà ở cho dân tái định cư phải tốt hơn (hoặc ít nhất bằng) nhà ở cũ của họ (trước hết là phải tốt hơn về mặt kết cấu vật chất - kỹ thuật của một chỗ ở). − Nhà ở tái định cư phải đảm bảo có sự đồng bộ giữa nhà ở và cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Điều này thực ra là yêu cầu chung của mọi khu nhà ở đô thị hiện nay, không riêng gì cho nhà ở tái định cư. Nhưng trên thực tế, yêu cầu này thường bị bỏ qua, kể cả nhà nước lẫn doanh nghiệp, nhà đầu tư và chưa hề ngã ngũ trách nhiệm thuộc về ai! − Đảm bảo sự đồng thuận, tự nguyện và tham gia của người dân trong quá trình thực hiện tái định cư. − Một yêu cầu khác cũng còn ít được quan tâm: đó là việc theo dõi và hỗ trợ sau tái định cư. Đúng như ý kiến người dân đã phản ánh trên các phương tiện truyền thông đại chúng: dường như các dự án, các chủ đầu tư cứ “xây nhà tái định cư, giao cho người dân tái định cư - thế là xong!”, “đem con bỏ chợ”,…. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề tái định cư vẫn còn nhiều bất cập. Vậy ở đây, trong việc xây dựng mô hình nhà ở tái định cư, có những mối quan hệ nào cần được giải quyết? Dưới đây chỉ đề cập tới 2 loại hình quan hệ vốn có liên hệ mật thiết với nhau: quan hệ kinh tế và quan hệ xã hội. Quan hệ kinh tế Để giải bài toán nhà ở nói chung và nhà ở tái định cư nói riêng, cần chú ý tới đặc điểm quan trọng nhất là chúng ta đang trong quá trình vận hành nền kinh tế thị trườ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tái định cư trong phát triển đô thị và một số vấn đề xã hội - Trịnh Duy Luân 13 Xã hội học, số 3 - 2009 TÁI ĐỊNH CƯ TRONG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRỊNH DUY LUÂN * F 0 P Tái định cư không chỉ là một hoạt động dịch chuyển đơn thuần, mà là một bài toán phức tạp với nhiều chiều cạnh khác nhau của cuộc sống, nhằm bảo đảm sự đồng thuận xã hội và phát triển đô thị bền vững. Để đạt được điều đó, cùng với việc xây nhà ở tái định cư, còn là việc giải quyết tốt những vấn đề về kinh tế - xã hội, để đời sống của dân tái định cư phát triển ổn định và hiệu quả. Dưới tác động của quá trình đô thị hoá và toàn cầu hoá, đời sống đô thị hiện đại đang biến đổi rất nhanh chóng với nhiều đặc trưng mới về cấu trúc xã hội, về văn hoá và lối sống. Trong những đặc trưng lối sống, nổi lên tính cơ động xã hội của con người đô thị. Đặc tính này thể hiện sự vận động, linh hoạt và thích ứng nhanh với hoàn cảnh, điều kiện sống đang biến đổi của con người. Trong sự cơ động về nơi ở và loại hình nhà ở lại có nhiều phương thức thực hiện sự cơ động này, tuỳ thuộc vào các điều kiện kinh tế, xã hội, tâm lý và đặc biệt, liên quan đến các chính sách, các quyết định quản lý và hành chính. Có những sự cơ động chỗ ở là do chính người dân quyết định (một cách tự nguyện). Song cũng có những sự di chuyển, thực hiện sự cơ động nơi ở một cách không tự nguyện, mà là dưới sức ép (bắt buộc) của các quyết định quản lý, hành chính ở đô thị. Tái định cư có thể xếp vào loại cơ động xã hội về nơi ở mang tính bắt buộc này. Những nguyên tắc đối với sự cơ động, chuyển đổi nơi ở trong điều kiện tái định cư Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá hiện đại tất yếu đòi hỏi phải tiến hành nhiều hoạt động nhằm mở rộng, phát triển, nâng cấp và chỉnh trang các đô thị. Có những dự án phát triển đô thị trên đất nông nghiệp hay phi nông nghiệp. Song cũng có nhiều dự án, đặc biệt là các dự án nâng cấp, chỉnh trang đô thị sẽ phải tiến hành trên các khu vực cư dân đã và đang sinh sống ở đấy lâu đời. Việc di dời họ đến nơi ở mới, nhường đất lại cho thành phố, doanh nghiệp hay nhà đầu tư, để xây dựng và phát triển các công trình phúc lợi, dân sinh hay dịch vụ đô thị,… chính là quá trình tái định cư. Như vậy, tái định cư là một dạng của cơ động xã hội về nơi ở, nhà ở, dưới hình thức bắt buộc. Và do vậy, nó thường đòi hỏi những chủ thể quản lý phải có những chính sách, những quy tắc và cách ửng xử khác biệt so với các loại hình cơ động xã hội khác. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, những vấn đề liên quan đến tái định cư ở đô thị đang gặp nhiều thách thức, rất phức tạp, do có sự đan xen của nhiều vấn đề về thể chế, chính sách, thị trường, quy hoạch và các yêu cầu xã hội khác (như công bằng, công khai minh bạch, đảm bảo an sinh xã hội). * GS.TS, Viện Xã hội học Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 14 Tái định cư trong phát triển đô thị... Từ kinh nghiệm thực tiễn của quốc tế, một số nguyên tắc chính trong việc xây dựng và bảo đảm nhà ở cho người dân tái định cư đã được xác lập và đã được ghi nhận trong các văn bản pháp lý và được biết đến khá rộng rãi, như: − Nhà ở cho dân tái định cư phải tốt hơn (hoặc ít nhất bằng) nhà ở cũ của họ (trước hết là phải tốt hơn về mặt kết cấu vật chất - kỹ thuật của một chỗ ở). − Nhà ở tái định cư phải đảm bảo có sự đồng bộ giữa nhà ở và cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Điều này thực ra là yêu cầu chung của mọi khu nhà ở đô thị hiện nay, không riêng gì cho nhà ở tái định cư. Nhưng trên thực tế, yêu cầu này thường bị bỏ qua, kể cả nhà nước lẫn doanh nghiệp, nhà đầu tư và chưa hề ngã ngũ trách nhiệm thuộc về ai! − Đảm bảo sự đồng thuận, tự nguyện và tham gia của người dân trong quá trình thực hiện tái định cư. − Một yêu cầu khác cũng còn ít được quan tâm: đó là việc theo dõi và hỗ trợ sau tái định cư. Đúng như ý kiến người dân đã phản ánh trên các phương tiện truyền thông đại chúng: dường như các dự án, các chủ đầu tư cứ “xây nhà tái định cư, giao cho người dân tái định cư - thế là xong!”, “đem con bỏ chợ”,…. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề tái định cư vẫn còn nhiều bất cập. Vậy ở đây, trong việc xây dựng mô hình nhà ở tái định cư, có những mối quan hệ nào cần được giải quyết? Dưới đây chỉ đề cập tới 2 loại hình quan hệ vốn có liên hệ mật thiết với nhau: quan hệ kinh tế và quan hệ xã hội. Quan hệ kinh tế Để giải bài toán nhà ở nói chung và nhà ở tái định cư nói riêng, cần chú ý tới đặc điểm quan trọng nhất là chúng ta đang trong quá trình vận hành nền kinh tế thị trườ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xã hội học Tái định cư Phát triển đô thị Một số vấn đề xã hội Vấn đề xã hội Vấn đề phát triển đô thịTài liệu liên quan:
-
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 464 11 0 -
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
32 trang 384 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 266 0 0 -
Tiểu luận 'Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội'
20 trang 182 0 0 -
Giới thiệu lý thuyết xã hội học Curriculum - Nguyễn Khánh Trung
0 trang 174 0 0 -
Giáo trình Nhập môn xã hội học: Phần 1 - TS. Trần Thị Kim Xuyến
137 trang 150 1 0 -
Quy trình bồi thường và tái định cư
11 trang 128 0 0 -
6 trang 125 0 0
-
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 117 0 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu khái quát về điều tra xã hội học
42 trang 115 0 0