Danh mục

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè 2017 môn Thể dục

Số trang: 60      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.41 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè 2017 môn Thể dục với chuyên đề là phòng chống đuối nước và tai nạn thương tích cho học sinh THCS. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè 2017 môn Thể dục SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠMTÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN HÈ 2017 MÔN: THỂ DỤC Chuyên đề:PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC VÀ TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO HỌC SINH THCS Nguyễn Văn Dương Phạm Thế Chính Pleiku – Tháng 7/20172 PHẦN 1: PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH THCS Nguyễn Văn Dương Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai Nhằm cung cấp những hiểu biết, kỹ năng cần thiết cho trẻ em, cho gia đìnhvà cộng đồng về việc phòng, chống, sơ cấp cứu tai nạn đuối nước góp phầngiảm thiểu những tai nạn tử vong do đuối nước gây ra. *. Mục tiêu:1. Đối với trẻ em (học sinh) Giúp các em biết được và hình thành ý thức về nguy cơ đuối nước đangrình rập đến sức khỏe, tính mạng của mình trước những thói quen hành động hếtsức bình thường diễn ra thường xuyên trong cuộc sống, từ đó hình thành ý thứcbiết tự đề phòng, cảnh giác, có những kỹ năng cần thiết tự bảo vệ mình và bảovệ bạn bè, hình thành nhu cầu tập luyện và phát triển kỹ năng bơi lội.2. Đối với gia đình và cộng đồng Nhận thức được những nguy cơ dẫn đến đuối nước đối với trẻ em, từ đógia đình và cộng đồng có những hành động thiết thực để giám sát, bảo vệ trẻ emmột cách đầy đủ, thay đổi, cải tạo môi trường sống an toàn hơn. Bên cạnh đó,giúp cha mẹ các em, thầy cô giáo và các lực lượng chăm sóc, bảo vệ trẻ em kháccó những kỹ năng cần thiết để có thể ứng phó cứu người không may bị tai nạnđuối nước một cách có hiệu quả và an toàn cho bản thân. 3 Bài 1 THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐUỐI NƯỚCKhái niệm đuối nước:Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan, đặcbiệt là não bị thiếu ôxi và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động.1.Thực trạng tai nạn đuối nước ở nước ta Theo thống kê của Bộ GDĐT năm 2012, có khoảng 1.700 em tử vong vìđuối nước trong tổng số 2.769 ca tử vong do tai nạn thương tích. Ngay trong sáutháng đầu năm đã có khoảng 700 em tử vong do đuối nước. Thực tiễn ghi nhậnđuối nước là nguyên nhân bao trùm các trường hợp tử vong có liên quan đến tainạn thương tích cho tất cả các nhóm tuổi, đặc biệt từ lứa tuổi sơ sinh cho đến lứatuổi dậy thì và vượt xa các nguyên nhân khác. Tai nạn đuối nước xảy ra khácnhau giữa các vùng miền. Tai nạn này thường gây nên khi trẻ em chơi đùa, tắmlội ở các sông, suối, ao, hồ có thủy vực sâu. Đối với trẻ em ở lứa tuổi lớn hơn từ6 đến 15 tuổi thì tai nạn đuối nước lại thường hay xảy ra vào dịp nghỉ hè. Ở nước ta, 10 tỉnh có tỉ lệ trẻ em đuối nước cao gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình,Thái Bình và Thanh Hóa. Việt Nam là nước có tỷ lệ tử vong do đuối nước caonhất trong khu vực. Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em nước ta cao gấp 10 lầncác nước phát triển. Mặc dù Gia Lai chúng ta không nằm trong Top 10 tỉnh có tai nạn đuốinước trẻ em, nhưng tai nạn đuối nước xảy ra cũng không phải là ít. Trước thực trạng đó, tất cả các cấp, các ngành trên cả nước đã và đang hếtsức chú trọng đến công tác phòng tránh đuối nước cho trẻ em.2. Nguyên nhân cơ bản Tai nạn đuối nước xảy ra do những nguyên nhân cơ bản như: nhận thứccủa trẻ em về tai nạn đuối nước còn thấp, thiếu sự giám sát đầy đủ của ngườilớn, trẻ em thiếu kỹ năng bơi lội, môi trường sống không an toàn, phương tiệnvận tải đường thủy không bảo đảm yêu cầu, hay do bị chuột rút khi bơi…2.1. Nhận thức về tai nạn đuối nước của trẻ em còn thấp Phần lớn các em không nhận thức được độ nguy hiểm và thường hay chơiđùa ở gần ao hồ, sông suối hay tắm lội ở các sông suối, ao hồ gần trường hoặcgần nhà. Nên đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây nên tử vong cho nhómtuổi trẻ em và lứa tuổi vị thành niên từ 2 đến 16 tuổi. Vì vậy, Gia đình, trườnghọc chính là nơi giúp trẻ em nâng cao nhận thức về tai nạn đuối nước để phòngngừa một cách có hiệu quả nhất.42.2. Thiếu sự giám sát đầy đủ của người lớn Một trong những yếu tố chính dẫn đến tai nạn đuối nước chiếm tỷ lệ cao ởtrẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ nhỏ do thiếu sự trông nom, giám sát chặt chẽ, đầy đủcủa người lớn. Trẻ nhỏ chỉ cần thiếu sự giám sát của người lớn trong mộtkhoảnh khắc ngắn từ 1 đến 2 phút, tai nạn đuối nước nói riêng và các tai nạnthương tích khác nói chung đã có thể xảy ra một cách thương tâm. Đối với nhómhọc sinh lứa tuổi tiểu học, hầu hết các em không có được sự giám sát thườngxuyên của người lớn, đặc biệt trong các kỳ nghỉ hè do phụ huynh, người lớntrong gia đình bận công việc. Thời gian cao điểm thường xảy ra tai nạn đuốinước trẻ em là thời gian có khí hậu nóng bức vào mùa nghỉ hè, các em thích đibơi, tắm sông suối, ao hồ, bể bơi... vì không tìm được các hoạt động vui chơigiải trí khác phù hợp.2.3 Thiếu kỹ năng bơi lội Các cuộc điều tra, khảo sát ở nước ta ghi nhận hầu hết trẻ em bị tai nạnđuối nước do không biết bơi. Tuy vậy phần lớn các em thường hay chơi đùa,tắm lội ở gần ao hồ, sông suối gần trường hoặc gần nhà. Vấn đề này là yếu tốnguy cơ cao gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em. Khảo sát thực tế cũng cho thấy cha mẹ, phụ huynh của các em đa phầnbiết bơi lội nhưng không có thời gian dạy bảo, hướng dẫn cho con em mình bơivì quá bận rộn và sợ con em mình có thể bị tai nạn đuối nước khi được dạy bơirồi tự ý đi tắm ở các ao hồ, sông suối. Suy nghỉ đó là sai lầm, vì không biết bơicác em vẩn tắm, chơi đua với nước. 52.4. Môi trường sống không an toàn Nước ta có bờ biển khá dài(3.260 km), hệ thống ao hồ, sông suối, kênhrạch nhiều và chằng chịt(Nội thuỷ: hơn 4.20 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: