Danh mục

Tài liệu Hồ sơ bệnh nhân và cách ghi chép

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.25 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hồ sơ bệnh nhân là các giấy tờ có liên quan đến quá trình điều trị của người bệnh tại một cơ sở y tế trong một thời gian, mỗi loại có nội dung và tầm quan trọng riêng của nó. Hồ sơ được ghi chép đầy đủ, chính xác, có hệ thống sẽ giúp cho công tác chẩn đoán, điều trị phòng bệnh, nghiên cứu khoa học và đào tạo đạt kết quả cao, nó cũng giúp cho việc đánh giá chất lượng về điều trị, tinh thần trách nhiệm và khả năng của cán bộ. Vì vậy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu Hồ sơ bệnh nhân và cách ghi chép Hồ sơ bệnh nhân và cách ghi chép* Hồ sơ bệnh nhân là các giấy tờ có liên quan đến quá trình điều trị củangười bệnh tại một cơ sở y tế trong một thời gian, mỗi loại có nội dung vàtầm quan trọng riêng của nó.Hồ sơ được ghi chép đầy đủ, chính xác, có hệ thống sẽ giúp cho công tácchẩn đoán, điều trị phòng bệnh, nghiên cứu khoa học và đào tạo đạt kết quảcao, nó cũng giúp cho việc đánh giá chất lượng về điều trị, tinh thần tráchnhiệm và khả năng của cán bộ.Vì vậy mỗi nhân viên y tế cần phải hiểu và thực hiện tốt việc sử dụng và ghichép hồ sơ.I.Mục đích và nguyên tắc.1.Mục đích:- Phục vụ cho chẩn đoán: phân biệt, nguyên nhân, quyết định.- Theo dõi diễn biến của bệnh nhân và dự đoán các biến chứng.- Theo dõi quá trình điều trị được liên tục nhằm rút kinh nghiệm bổ sungđiều chỉnh về phương pháp điều trị và phòng bệnh.- Giúp việc thống kê, nghiên cứu khoa học và công tác huấn luyện- Ðánh giá chất lượng điều trị, tinh thần trách nhiệm, khả năng của cán bộ.- Theo dõi về hành chính và pháp lý.2.Nguyên tắc chung:Tất cả hồ sơ cần ghi rõ ràng, chữ viết dễ đọc, dễ xem.Mỗi bệnh viện có thể có những quy định riêng nhưng đều phải tuân theonhững nguyên tắc chung.a.Nguyên tắc sử dụng và ghi chép hồ sơ- Tất cả các tiêu đề trong hồ sơ bệnh nhân phải được ghi chép chính xác,hoàn chỉnh (họ tên bệnh nhân, địa chỉ, khoa điều trị).- Chỉ ghi vào hồ sơ những công việc điều trị chăm sóc thuốc men do chínhmình thực hiện.- Chỉ sao chép những chỉ định dùng thuốc và điều trị của bác sĩ khi đã đượcghi vào hồ sơ bệnh nhân.- Tất cả các thông số theo dõi phải được ghi vào phiếu theo dõi bệnh nhânhàng ngày, mô tả tình trạng bệnh nhân càng cụ thể càng tốt.- Không ghi những câu văn chung chung (bình thường, không có gì phànnàn...).- Cần có những nhận xét, so sánh về sự tiến triển cửa bệnh nhân sáng, chiềutrong ngày.- Bệnh nhân nặng, bệnh nhân sau mổ cần có phiếu theo dõi đặc biệt liên tụcsuốt 24 giờ.- Chỉ dùng ký hiệu chữ viết tắt phổ thông khi thật cần thiết.- Bệnh nhân từ chối sự chăm sóc cần ghi rõ lý do từ chối.- Bệnh nhân mổ hay làm các thủ thuật phải có giấy cam đoan của bệnh nhânhoặc thân nhân, có chữ ký ghi rõ họ tên và địa chỉ.b.Nguyên tắc bảo quản hồ sơ.- Trong trường hợp phải sao chép lại hồ sơ (do bị hỏng, rách) phải dán kèmbản gốc vào cuối hồ sơ để đảm bảo tính hợp pháp.- Hồ sơ bệnh nhân phải được bảo quản chu đáo, không để lẫn lộn, thất lạc,- Không được cho bệnh nhân tự xem hồ s ơ và biết các điều bí mật chuyênmôn.- Khi bệnh nhân xuất viện, hồ sơ bệnh nhân phải được hoàn chỉnh đầy đủ vàgửi về phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện để lưu trữ.II.Các loại giấy tờ, hồ sơ bệnh nhân và cách ghi chép điều duỡng.1.Các loại hồ sơ giấy tờ:- Bệnh án- Phiếu theo dõi bệnh nhân.- Bảng kế hoạch chăm sóc.- Các loại phiếu theo dõi khác.2.Cách theo dõi và ghi chép:a.Bệnh án.* Bệnh án là hồ sơ chuyên môn chủ yếu của bệnh nhân qua đó thầy thuốcqua đó thầy thuốc có thể hiểu được về hoàn cảnh gia đình, tình hình tưtưởng, bệnh tật, quá trình phòng bệnh, chữa bệnh, sự diễn biến bệnh tình củabệnh nhân.* Bệnh án gồm hai phần chính sau:a) Phần hành chính:Họ tên tuổi bệnh nhân, giới tính, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, nơi ở, địachỉ cơ quan, họ tên người thân và địa chỉ khi cần liên lạc, số hồ sơ.b) Phần chuyên môn: bác sĩ ghi chép.b.Bảng theo dõi mạch nhiệt độ:Dùng kết hợp với Phiếu theo dõi chăm sóc bệnh nhân, hoặc Bảng kế hoạchchăm sóc.a) Thủ tục hành chính.- Ðiều dưỡng viên khi tiếp nhận bệnh nhân vào viện, mỗi bệnh án kèm theomột bảng theo dõi mạch nhiệt,- Người điều dưỡng phải ghi đầy đủ vào các phần. Bệnh viện, khoa, phòng,giường, họ tên bệnh nhân, tuổi, giới, chẩn đoán.b) Cách ghi và kẻ trên bảng:- Ghi rõ: ngày, tháng, sáng, chiều- Mạch: Dùng ký hiệu dấu chấm màu đỏ (.) trên biểu đồ, đường nối daođộng giữa 2 lần đo mạch dùng bút màu đỏ.- Nhiệt độ: Dùng ký hiệu dấu chấm màu xanh (.) trên biểu đồ, đường nối daođộng giữa 2 lần đo nhiệt độ dùng bút màu xanh.- Nhịp thở, huyết áp: dùng bút màu xanh ghi các chỉ số vào biểu đồ.- Các theo dõi khác: ghi vào sáu dòng trống dưới biểu đồ mạch, nhiệt tùytheo y lệnh theo dõi và tính chất bệnh nhân và ghi rõ thêm.- Ðiều dưỡng viên ký tên sau khi đã thực hiện đầy đủ các mục trên.- Không khoanh tròn cột mạch, nhiệt độ.* Lưu ý: Ngoài những thông số theo dõi trong bảng, trong những trường hợpcần thiết, điều dưỡng viên theo dõi bệnh nhân phải mô tả vào bệnh án nhữngdấu hiệu, triệu chứng, những diễn biến bất thường hoặc làm rõ thêm cácthông số đã ghi trong bảng.c.Phiếu theo dõi và chăm sóc bệnh nhân.- Dùng cho tất cả các bệnh nhân nằm viện (trừ bệnh nhân hộ lý cấp I, II).- Ghi đủ và rõ vào các phần: bệnh viện, khoa, phòng, giường, họ tên bệnhnhân, tuổi, giới, chẩn đoán.- Khi chăm sóc bệnh nhân phải ghi ngày giờ rõ ràng.- Ghi tất cả các diễn biến bất thường của bệnh nhân trong ngày (24 giờ) ...

Tài liệu được xem nhiều: