Danh mục

Truyền dịch - Truyền máu – Phần 1

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 115.01 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Truyền dịch a Mục đích. tiêm truyền dung dịch là đưa vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch hoặc dưới da một khối lượng dung dịch và thuốc với mục đích: - Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn khi bệnh nhân bị mất nước, mất máu (xuất huyết, bỏng và tiêu chảy mất nước...) - Giải độc, lợi tiểu - Nuôi dưỡng người bệnh (khi bệnh nhân không ăn uống được) - Ðưa thuốc vào để điều trị bệnh b Các loại dịch truyền. Ðường, muối bicarbonat 1,4%, điện giải, vitamin, acid amin, máu tươi và các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyền dịch - Truyền máu – Phần 1 Truyền dịch - Truyền máu – Phần 1 1. truyền dịch a Mục đích. tiêm truyền dung dịch là đưa vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch hoặc dưới da một khối lượng dung dịch và thuốc với mục đích: - Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn khi bệnh nhân bị mất nước, mất máu (xuất huyết, bỏng và tiêu chảy mất nước...) - Giải độc, lợi tiểu - Nuôi dưỡng người bệnh (khi bệnh nhân không ăn uống được) - Ðưa thuốc vào để điều trị bệnh b Các loại dịch truyền. Ðường, muối bicarbonat 1,4%, điện giải, vitamin, acid amin, máu tươi và các thành phần của máu. và chia theo: * Loại chất: dung dịch điện giải - Dinh dưỡng (glucose, acid amin...) - dung dịch kiềm hóa và acid hóa - Máu và các phế phẩm của máu - Các chế phẩm thay thế máu: Dextran... * dung dịch ưu trương: glucose 20%, 30%, 50%, NaCl 10%, 20% * dung dịch đẳng trương: Glucose 5%, NaCl 0,9%, NaHCO3 1,4% c Các vị trí tiêm truyền tính mạch c .1. Các vị trí thông thường: - Các tính mạch ở mu bàn tay (H.100) - Các tính mạch ở cẳng tay, cánh tay, khuỷu tay (H.101) - Các tính mạch ở chân (H.103) - Các tính mạch ở đầu (với trẻ nhỏ): tĩnh mạch trán, thái dương, tĩnh mạch mang tai (H.102) Hình 100-103/186-187 c .2. Các vị trí khác Tĩnh mạch trung tâm để đặt ống thông nuôi d ưỡng bệnh nhân dài ngày, nhằm đo áp lực tĩnh mạch trung tâm trong cấp cứu (thường do bác sĩ thực hiện). d Nguyên tắc. - dịch truyền và các dụng cụ phải tuyệt đối vô khuẩn. - khi tiến hành kỹ thuật phải đúng quy cách và bảo đảm vô khuẩn đến khi kết thúc xong. - Tuyệt đối không để không khí vào tĩnh mạch. - Ðảm bảo áp lực của dịch truyền cao hơn áp lực máu của bệnh nhân. - Tốc độ chảy của dịch phải theo đúng y lệnh (duy trì tổng lượng đưa vào đúng thời gian quy định). - theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh nhân trước, trong và sau truyền. - Phát hiện các dấu hiệu sớm của phản ứng và xử lý kịp thời. - Không để lưu kim quá 24 giờ trong cùng một vị trí. - Nơi tiếp xúc giữa kim và mặt da phải giữ vô khuẩn. e Trường hợp nên truyền và không nên truyền. e .1. Nên truyền Xuất huyết và tiêu chảy mất nước, bỏng, trước mổ, sau mổ. e .2. Không nên truyền - Phù phổi cấp - bệnh tim nặng - Tuỳ theo chỉ định điều trị f quy trình kỹ thuật chuyển dịch f .1. Chuẩn bị dụng cụ: a) Dụng cụ vô khuẩn. - Chai dịch truyền theo chỉ định đã kiểm tra: + Số lượng + Chất lượng + Hạn dùng - Thuốc (nếu có chỉ định) - Khay men vô khuẩn: để đựng bơm, kim tiêm, gạc, bộ dây truyền. - Kìm Kocher - bơm tiêm 5ml, 10ml vô khuẩn - Kim tiêm đã vô khuẩn dài 3cm, đường kính 5/10 - 8/10mm hoặc catheter là một ống chất dẻo xuyên vào ven bệnh nhân thường được đóng gói riêng (kim cánh bướm nếu có). - Gạc miếng đã hấp - Bộ dây truyền có hệ thống không khí, 1 dây truyền gồm 1 kim 1 bầu nhỏ giọt (có loại 10, 15, 20 giọt/ml và được ghi ở nhãn của bộ dây), một khoá lăn, một ống dây, một bao để đậy ngoài đốc kim. - Bát kền (hoặc chén) để đựng bông có cồn iod (1%), dao cưa. b) Các dụng cụ khác: - Cọc truyền có bánh xe, có loại giường có cọc truyền gắn vào, độ cao phải được tính, quang treo. - 2 khay quả đậu, túi giấy. - Kéo, băng dính, băng cuộn. - Bộ tứ gồm: Tấm nylon nhỏ, gối kê tay, dây cao su, nẹp gỗ có cuốn gạc ở ngoài hoặc nẹp bằng chất dẻo để cố định tay bệnh nhân. - Phiếu truyền dịch - Hộp thuốc chống sốc (cấp cứu). - máy đo huyết áp, ống nghe. - Nhiệt kế. - Ðồng hồ đếm mạch, nhịp thở, bảng theo dõi dấu hiệu sinh tồn. f .2. Chuẩn bị bệnh nhân: Giải thích để bệnh nhân và người nhà biết công việc sắp làm và báo cho họ biết thời gian truyền bao lâu sẽ xong để họ yên tâm. Cho bệnh nhân đi đại tiện, tiểu tiện trước khi truyền dịch. Vệ sinh thân thể, chú ý vệ sinh vùng truyền (cạo lông nếu có). Lấy các dấu hiệu sinh tồn trước khi truyền (mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ...). f .3. Tiến hành kỹ thuật: - Ðiều dưỡng đeo khẩu trang - Rửa tay bằng xà phòng, rửa dưới vòi nước. - Kiểm tra lại dụng cụ và mang đến giường bệnh nhân - Ðặt cọc truyền cạnh giường ở vị trí thích hợp. - Ðặt xe đẩy (hoặc khay dụng cụ) sao cho phù hợp khi tiến hành kỹ thuật. - Sát khuẩn tay điều dưỡng. - Kiểm tra chai dịch lần 2 (tên dịch, chất lượng, số lượng, hạn dùng) và lắp vào quang treo. - Sát khuẩn nút chai. - Pha thuốc vào chai dịch (nếu có chỉ định). - Cắm kim của bộ dây có hệ thống thông khí vào các nút chai và đuổi không khí ở trong bộ dây ra bằng cách: Tay trái nâng nghiêng bầu, đồng thời tay phải mở kìm đã kẹp ở gần đầu ambu của bộ dây truyền. khi dịch chảy 1/3 bầu, người điều dưỡng phải nhanh tay hạ thẳng bầu đếm giọt xuống để cho dịch chảy tiếp tục xuống đoạn dây dưới. khi dịch chảy tới đầu ambu, cho dịch chảy ra bát kền khoảng 1-2 giọt (tránh không để chảy nhiều dịch), kẹp lại, đậy kim và giữ vô khuẩn. - Ðặt tấm nylon và gối nhỏ dưới vùng truyền. - Chọn vị trí đưa kim vào tĩnh mạch và buộc dây cao su cách vị trí tiêm 3cm. - Sát khuẩn vùng tiêm theo hình xoáy ốc từ trong ra (nếu bẩn sát khuẩn nhiều lầ ...

Tài liệu được xem nhiều: