Lý thuyết.1. Đn sóng cơ.2. Bản chất quá trình truyền sóng.3. Có sự liên hệ nào giữa sóng cơ và dao động cưỡng bức, dao động điều hòa.4.Các định nghĩa về chu kỳ, tần số, biên độ, pha, vận tốc sóng, bước sóng.5. Phân biệt hai loại tốc độ ( tốc độ truyền sóng, tốc độ dao động của phần tử khi có sóng qua.6. Ý nghĩa mô tả trong phương trình sóng.7. Ảnh hưởng của môi trường tới quá trình hình thành và lan truyền của sóng.8. Sự phân bố năng lượng sóng khi lan truyền trên dây, trên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu ôn luyện thi các kỳ thi sóng âm SÓNG CƠ HỌCI PHẦN KHẢO SÁT CHUNG VỀ SÓNG* Lý thuyết.1. Đn sóng cơ.2. Bản chất quá trình truyền sóng.3. Có sự liên hệ nào giữa sóng cơ và dao động cưỡng bức, dao động điều hòa.4.Các định nghĩa về chu kỳ, tần số, biên độ, pha, vận tốc sóng, bước sóng.5. Phân biệt hai loại tốc độ ( tốc độ truyền sóng, tốc độ dao động của phần tử khi có sóng qua.6. Ý nghĩa mô tả trong phương trình sóng.7. Ảnh hưởng của môi trường tới quá trình hình thành và lan truyền của sóng.8. Sự phân bố năng lượng sóng khi lan truyền trên dây, trên mặt phẳng, trong không gian.9. Sự thay đổi của biên độ sóng khi lan truyền trong không gian, trên bề mặt, trên dây…10. Phân loại sóng, khi nào thì hình hành sóng ngang, khi nào hình thành sóng dọc.11. Các tính chất của sóng.12. Nhiễu xạ sóng là gì, đặc điểm, ví dụ.13. Phản xạ sóng là gì, đặc điểm của sóng phản xạ so với sóng tới.* Bài tập.1. Xác định T, v, f, λ qua kết quả quan sát hiện tượng sóng.2. Tính độ lệch pha của hai điểm M, N tại một thời điểm t.3. Tính độ lệch pha của điểm M ở hai thời điểm cách nhau một khoảng thời gian ∆ t.4. Viết phương trình sóng truyền từ nguồn tới điểm M.5. Viết phương trình sóng tại một điểm M bất kỳ khi biết chiều truyền sóng và thứ tự các điểm.6. Tính biên độ dao động của sóng khi lan truyền trên mặt chất lỏng, trong không gian.7. Sử dụng độ lệch pha để tính λ, T, v, f.8. Xác định trạng thái của sóng tại một điểm M cách nguồn một khoảng d và ở thời điểm t.9. Xác định trạng thái của sóng tại điểm M khi biết trạng thái c ủa sóng t ại đi ểm N cách M mộtkhoảng d và sau một khoảng thời gian ∆ t.10. Bài toán đồng nhất.* Giao thoa sóng – sóng dừng.1. Đn về giao thoa.2. Điều kiện giao thoa, tại sao cần có điều kiện đó thì các sóng mới có thể giao thoa?3. Khi có hiện tượng giao thoa sóng thì trạng thái của một điểm nằm trong vùng giao thoa có nh ữngđặc điểm gì và phụ thuộc vào yếu tố nào.4. Giao thoa có xảy ra với sóng dọc không? Nếu có thì các đặc điểm của hiện tượng này như thế nào?5. Thành lập phương trình giao thoa với trường hợp hai nguồn kết hợp cùng pha va ngược pha.6. Điều kiện để tại một điểm trong vùng giao thoa có biên độ cực đại, cực tiểu.7. Quỹ tích các điểm dao động cùng pha, vuông pha, ngược pha.8. Quỹ tích các điểm dao động với biên độ cực đại cực tiểu.9. Sóng dừng – định nghĩa, đặc điểm.10. Bụng sóng, nút sóng, khoảng cách các bụng, các nút, bó, bề rộng bụng.11. Điều kiện có sóng dừng trên dây vật cản cố định, tự do.12. Thành lập phương trình sóng trên dây vật cản cố định, tự do.13. Bản chất của sóng dừng là gì, tại sao lại có tên là sóng dừng mà không gọi là giao thoa.14. Xác định vận tốc dao động của bụng sóng.15. Sóng dừng trong cột không khí ( liên hệ chiều dài cột không khí với bước sóng λ)16. Tại đầu hở của cột không khí những âm như thế nào cho cực đại, cực tiểu.* Bài tập.1. Viết phương trình tổng hợp của hai sóng tại một điểm M cho trước.2. Xác định trạng thái dao động tại M.3. Tìm λ, v, T, f khi biết trạng thái dao động tại M.4. Xác định biên độ sóng tổng hợp tại M.5. Tìm số điểm dao động với biên độ cực đại, cực tiểu trong khoảng hai nguồn.6. Tìm độ lệch pha tổng hợp của M so với nguồn.7. Tìm số bụng, nút, λ, T, v.8. Xác định trạng thái của một điểm M trên dây khi có sóng dừng.9. Bài toán sóng dừng trên cột không khí.. Giải quyết các vấn đề của bài toán giao thoa khi hai nguồn kết hợp không cùng pha.10. Đồng nhất trong bài toán giao thoa, sóng dừng.SÓNG CƠ HỌC A. KIẾN THỨC CƠ BẢNI. Sóng cơ học1. Định nghĩa:- Sóng cơ học là những dao động cơ học lan truyền theo thời gian trong môi trường vật chất.- Sóng ngang là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.- Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.2. Các đại lượng đặc trưng của sóng:a. Chu kỳ sóng: Chu kỳ sóng là chu kỳ dao động chung của các phần tử vật chất khi có sóng truy ềnqua. (Ký hiệu: T; đơn vị: giây (s))b. Tần số sóng: là đại lượng nghịch đảo của chu kỳ sóng.(Ký hiệu: f; đơn vị: (Hz))c. Vận tốc truyền sóng: Vận tốc truyền sóng là vận tốc truyền pha dao động. (Ký hiệu: v)d. Biên độ sóng: Biên độ dao động sóng là biên độ dao động chung của các phần tử vật chất khi cósóng truyền qua. (Ký hiệu: a)e. Năng lượng sóng:- Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.- Nếu sóng truyền từ một nguồn điểm trên mặt phẳng, năng lượng của sóng giảm tỷ lệ với quãngđường truyền sóng.- Nếu sóng truyền từ một nguồn điểm trong không gian, năng lượng của sóng giảm tỷ l ệ với bìnhphương quãng đường truyền sóng.f. Bước sóng:- Định nghĩa 1: Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng vàdao động cùng pha với nhau. (Ký hiệu: λ)+ Hệ quả:• Những điểm cách nhau một số nguyên lần bước sóng trên phương truyền sóng thì dao đ ộng cùngpha: ().• Những điểm cách nhau một số lẻ lần nửa bước sóng trên phương truyền sóng thì dao động ngượcpha: ...