Danh mục

Tài liệu ôn tập môn Lịch sử lớp 11 (KHXH) năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây

Số trang: 72      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.63 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Tài liệu ôn tập môn Lịch sử lớp 11 (KHXH) năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương ôn tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu ôn tập môn Lịch sử lớp 11 (KHXH) năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn TâySỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT ĐÀO SƠN TÂY TÀI LIỆU DÙNG CHO ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN LỊCH SỬ 11 Tài liệu lưu hành nội bộ Bài 1 NHẬT BẢN1. Tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868.(đọc thêm)2. Cuộc Duy tân Minh Trị a. Hoàn cảnh:- Các hiệp ước Mạc phủ đã kí với nước ngoài làm cho các tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ- Phong trào chống Shogun phát triển mạnh làm sụp đổ chế độ Mạc phủ- Tháng 1-1868, Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) lên ngôi, thực hiện một loạt cải cách (Cuộc Duy tân Minh Trị).b. Nội dung:- Chính trị: + Thủ tiên chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới với vai trò quan trọng là tầng lớp quý tộc tư sản hóa + Năm 1889, Hiến pháp mới được bàn hành, chế độ quân chủ lập hiến được thành lập- Kinh tế: + Thống nhất tiền tệ, thị trường, cho phép mua bán ruộng đất… + Phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cở sở hạ tầng…- Quân sự: + Quân đội được tổ chức, huấn luyện theo phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự ra đời + Đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí và mời chuyên gia quân sự nước ngoài…- Giáo dục: + Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng khoa học-kỹ thuật trong chương trình giảng dạy + Cử học sinh giỏi đu du học ở phương Tây…c. Tính chất-ý nghĩa:- Cuộc cải cách có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản (chưa triệt để)- Đưa kinh tế TBCN phát triển, Nhật trở thành một nước đế quốc.3. Nhật chuyển sang đế quốc chủ nghĩa:- Khoảng 30 năm sau cuộc cải cách Minh Trị, kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ ở Nhật và đưa nước này bước vào giai đoạn của chủ nghĩa đế quốc. Biểu hiện:a. Trong nước:- Nhiều công ti độc quyền xuất hiện như Mít-xưi, Mít-su-bi-si… chi phối, lũng đoạn nước Nhật- Nhân dân lao động bị bần cùng hóa- Tầng lớp cầm quyền chủ trương xây dựng sức mạnh đất nước bằng sức mạng quân sựb. Ngoài nước:- Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược: + Chiến tranh với Đài Loan (1874) + Chiến tranh với Trung Quốc (1894-1895) + Chiến tranh với Nga (1904-1905)- Thắng lợi các cuộc chiến đem đến cho Nhật nhiều đất đai, tài chính… Đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.BÀI TẬP:Câu 1. Ai là người lãnh đạo cuộc Duy tân ở Nhật Bản? A. Tướng quân B. Minh Trị. C. Tư sản công nghiệp. D. Quý tộc tư sản hóa.Câu 2. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành trên các lĩnh vực nào? A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.Câu 3. Thể chế chính trị của Nhật Bản theo Hiến pháp năm 1889 là A. Cộng hòa. B. Quân chủ lập hiến C. Quân chủ chuyên chế D. Liên bang.Câu 4. Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, tình hình Nhật Bản có điểm gì nổi bật? A. Chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng B. Xuất hiện các công ty độc quyền C. Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược D. Phong trào đấu tranh chống chế độ Mạc Phủ diễn ra mạnh mẽ.Câu 5. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranhxâm lược A. Đài Loan, Trung Quốc, Pháp. B. Đài Loan, Nga, Mĩ. C. Nga, Đức, Trung Quốc. D. Đài Loan, Trung Quốc, Nga.Câu 6. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX,Nhật Bản đã A. duy trì chế độ phong kiến B. tiến hành những cải cách tiến bộ. C. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây D. thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.Câu 7 . Tại sao goi Nhật Bản là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến ? A. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng tầng lớp Samurai có ưu thế chính trị và chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. B. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng quyền lực vẫn do tầng lớp quí tộc tư sản hóa nắm quyền. C.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng giai cấp phong kiến vẫn còn nắm chính quyền. D.Tầng lớp quí tộc Samurai có quyền lực tuyệt đối trong bộ máy nhà nước.Câu 8. Các công ty độc quyền ra đời ở Nhật Bản đã A. chi phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị. B. làm chủ tư liệu sản xuất trong xã hội. C. lũng đoạn về chính trị. D. chi phối nền kinh tế.Câu 9. Sau cuộc cải cách Minh Trị, tầng lớp Samurai chủ trương xây dựng nước Nhật bằng: A. sức mạnh quân sự. C. sức mạnh kinh tế. B. truyền thống văn hóa lâu đời. D. sức mạnh áp chế về chính trị .Câu 10. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật? A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến. B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi. C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.Câu 11. Tại sao năm 1868 Nhật Bản phải tiến hành cải cách? A. Để duy trì chế độ phong kiến. B. Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: