Danh mục

Tài liệu tập huấn Chăm sóc chấn thương (Dành cho y tá)

Số trang: 83      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.19 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu tập huấn Chăm sóc chấn thương (Dành cho y tá) gồm có 10 bài giảng chuyên môn. Các nội dung chính gồm có: Đánh giá và xử trí ban đầu một bệnh nhân chấn thương, xử trí đường thở, sốc chấn thương, đánh giá và xử trí chấn thương sọ não, đánh giá và xử trí chấn thương ngực,...và những nội dung khác. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu tập huấn Chăm sóc chấn thương (Dành cho y tá) TÀI LIỆU TẬP HUẤNChăm sóc Chấn thương (Dành cho Y tá)Trauma Care Training Material (Textbook for nurses)Mục lụcPHẦN 1: CÁC BÀI GIẢNG CHUYÊN MÔNBài 1: Đánh giá và xử trí ban đầu một bệnh nhân chấn thươngBài 2: Xử trí đường thởBài 3: Sốc chấn thươngBài 4: Đánh giá và xử trí chấn thương sọ nãoBài 5: Đánh giá và xử trí chấn thương ngựcBài 6: Đánh giá và xử trí chấn thương bụngBài 7: Đánh giá và xử trí chấn thương ngựcBài 8: Đánh giá và xử trí chấn thương cột sốngBài 9: Đánh giá và xử trí chấn thương chiBài 10: Đánh giá và xử trí các chấn thương đặc biệtPHẦN 2: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN Bài 1 ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ TRÍ BAN ĐẦU BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG1. MỤC TIÊU• Xác định được trình tự trong đánh giá và xử trí ban đầu.• Xác định được các vấn đề đe doạ tính mạng bệnh nhân.• Có thể hỗ trợ bác sĩ xử trí trên bệnh nhân.2. ĐẶT VẤN ĐỀXử trí bệnh nhân chấn thương là một công việc căng thẳng đòi hỏi các nhân viên y tế phải hết sứckhẩn trương nhanh chóng kịp thời nhưng cũng rất tỷ mỉ chính xác để tránh bỏ sót tổn thương. Đểlàm được như vậy cần tuân thủ các bước sau:Đánh giá ban đầu: Phát hiện các tổn thương đe doạ tính mạng bệnh nhân.Xử trí: Xử trí các tổn thương trên.Đánh giá thì hai: Thăm khám toàn thân toàn diện.Chăm sóc thực thụ: Điều trị tất cả các tổn thương và chăm sóc toàn diện.3. ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦUĐánh giá tình trạng và nhận định các ưu tiên điều trị trên bệnh nhân cần dựa vào tổn thương, cácdấu hiệu sinh tồn và cơ chế chấn thương. Các ưu tiên điều trị có thể áp dụng chung cho các bệnhnhân chấn thương là người lớn, trẻ em và phụ nữ có thai. Đối với các chấn thương nghiêm trọng,trình tự logic các ưu tiên điều trị phải được xác lập trên cơ sở đánh giá toàn bộ bệnh nhân; cácchức năng sống còn cần được đánh giá nhanh chóng và chính xác. Xử trí bệnh nhân phải bao gồm:đánh giá ban đầu nhanh, hồi sức các chức năng sinh tồn, đánh giá thì hai chi tiết, cuối cùng là điềutrị và chăm sóc toàn diện. Toàn bộ quá trình đánh giá ban đầu được cụ thể hoá thành các bướcABCDE là:A ( Airway ) : Duy trì đường thở và bảo vệ cột sống cổ.B ( Breathing ) : Duy trì thông khí và xử trí các tổn thương lồng ngực đe doạ tính mạng.C ( Circulation) : Đảm bảo tuần hoàn và kiểm soát chảy máu.D ( Disability and neurological assessment ): Phát hiện các thiếu sót thần kinh và tổn thương nộisọ.E (Exposure) : Bộc lộ rộng rãi tránh bỏ sót tổn thương và đảm bảo thân nhiệt.Trong khám ban đầu cần đánh giá và xử trí các tổn thương đe doạ tính mạng một cách đồng thời.3.1. Duy trì đường thở đồng thời với bảo vệ cột sống cổTrong đánh giá ban đầu, đường thở cần được nhanh chóng kiểm tra trước tiên để phát hiện dị vật,các tổn thương hàm mặt, thanh khí quản và kịp thời xử trí các tổn thương này nếu có để đảm bảođường thở và thông khí cho bệnh nhân. 1Duy trì đường thởTắc nghẽn đường thở cần được phát hiện và xử trí trong khám ban đầu. Các dấu hiệu thở ngáy, thởrít và giọng khàn là các biểu hiện của tắc nghẽn hô hấp và cần phải được xử trí kịp thời, đồng thờiphát hiện các nguy cơ gây tổn thương đường thở.Trong khi thiết lập đường thở cho bệnh nhân cần chú ý bảo vệ cột sống cổ. Trước tiên áp dụng cácbiện pháp đơn giản là nâng cằm, đẩy hàm và hút đờm rãi bằng ống sonde khẩu kính lớn; với dị vậtlà mảnh vụn tổ chức và đất cát có thể dùng gạc quấn ngón tay hoặc panh để móc vét loại bỏ. Trênbệnh nhân hôn mê để đảm bảo đường thở cần đặt đường thở cho bệnh nhân ( ví dụ canyl miệnghầu). Khi bệnh nhân còn nói được thì đường thở có thể chưa bị đe doạ ngay tuy nhiên cần kiểm tralại thường xuyên nhất là trong trường hợp đường thở đã có tổn thương hoặc có tổn thương hàmmặt. Trên bệnh nhân đa chấn thương có rối loạn tri giác hoặc Glasgow dưới 9 thì thường phải đặtđường thở triệt để cho bệnh nhân, nhất là khi bệnh nhân có các đáp ứng vận động không tự chủ.Xử trí đường thở ở bệnh nhân nhi đòi hỏi người xử trí phải có kiến thức chắc chắn về giải phẫu vàđược trang bị dụng cụ phù hợp.Bảo vệ cột sống cổTrong khi khám và xử trí đường thở cần chú ý tránh di động cột sống cổ; cổ và đầu bệnh nhân cầnđược cố định tránh bị kéo, xoay hoặc uốn cong quá mức. Khám thần kinh đơn thuần chưa loại trừđược tổn thương cột sống cổ. Cột sống cần được cố định bằng dụng cụ cố định thích hợp. Trongtrường hợp cần tạm thời tháo bỏ dụng cụ cố định cột sống thì phải có một người hỗ trợ giữ đầu vàcổ bệnh nhân ở tư thế cân bằng. Luôn lưu ý phát hiện tổn thương cột sống cổ ở các bệnh nhân đachấn thương nhất là khi có rối loạn ý thức hoặc có chấn thương vào vùng trên xương đòn.3.2. Duy trì thông khí và xử trí các tổn thương lồng ngực đe doạ tính mạngBước đầu tiên trong xử trí suy hô hấp là phát hiện ra tình trạng này. Chẩn đoán ban đầu cần dựavào nhận định lâm sàng thấ ...

Tài liệu được xem nhiều: