Danh mục

Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình môn Ngữ văn

Số trang: 112      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.77 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình môn Ngữ văn với mục tiêu giúp các bạn trình bày được đặc điểm môn học, quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu, cấu trúc, nội dung, định hướng phương pháp dạy học của CTGDPT tổng thể và CT môn Ngữ văn 2018; Lí giải được các điểm mấu chốt, mới mẻ của các chương trình, giải đáp được các vướng mắc của giáo viên Ngữ văn trong tìm hiểu và thực hiện chương trình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình môn Ngữ văn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TÀI LIỆU TẬP HUẤNHƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN NGỮ VĂNTrong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 HÀ NỘI, 2019 0Người biên soạn:1. GS.TS Đỗ Việt Hùng (Chủ biên)2. PGS.TS Đỗ Ngọc Thống3. PGS.TS Hà Văn Minh4. TS Lương Thị Hiền5. PGS.TS Phạm Thị Thu Hương6. PGS.TS Trịnh Thị Lan7. GS.TS Lê Phương Nga.8. PGS.TS Nguyễn Thị Mai Liên9. TS. Đỗ Văn Hiểu10. PGS.TS Trần Văn ToànCộng tác viên:1. PGS.TS Đỗ Xuân Thảo2. TS. Phạm Thị Thu Hiền 1 MỤC LỤCKÍ HIỆU VIẾT TẮT ............................................................................................... 3CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ....................................................................................... 4A. MỤC TIÊU ......................................................................................................... 8B. NỘI DUNG TẬP HUẤN ................................................................................... 8NỘI DUNG 1. TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC VÀ QUAN ĐIỂM XÂYDỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC NGỮ VĂN .............................................. 8NỘI DUNG 2. TÌM HIỂU MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦACHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC NGỮ VĂN 2018 .................................................. 14NỘI DUNG 3. TÌM HIỂU NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔN HỌC NGỮ VĂNTRONG CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 ............................................................... 30NỘI DUNG 4. THỰC HIỆN DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THEOCHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC NGỮ VĂN 2018 .................................................. 40C. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH TẬP HUẤN ................................................................. 62D. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẬP HUẤN................................................................. 63PHỤ LỤC 1. GIÁO ÁN MINH HỌA .................................................................... 64PHỤ LỤC 2. ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ............................................................ 103 2 KÝ HIỆU VIẾT TẮTBCV : Báo cáo viênCT GDPT : Chương trình Giáo dục phổ thôngCT : Chương trìnhGD : Giáo dụcHĐ : Hoạt độngHS : Học sinhHV : Học viênMT : Mục tiêuNL : Năng lựcNXB : Nhà xuất bảnSGK : Sách giáo khoa 3 CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ1. Chương trình tổng thể: Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) là văn bản quy định những vấn đề chung nhất, có tính chất định hướng của chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm: quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông và mục tiêu chương trình từng cấp học, yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh cuối mỗi cấp học, hệ thống môn học và hoạt động giáo dục, thời lượng của từng môn học và hoạt động giáo dục, định hướng nội dung giáo dục bắt buộc ở từng cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông. 2. Năng lực: Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. 3. Phẩm chất: Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người. 4. Yêu cầu cần đạt: Yêu cầu cần đạt là kết quả mà học sinh cần đạt được về phẩm chất và năng lực sau mỗi cấp học, lớp học ở từng môn học và hoạt động giáo dục; trong đó, mỗi cấp học, lớp học sau đều có những yêu cầu riêng cao hơn, đồng thời bao gồm những yêu cầu đối với các cấp học, lớp học trước đó. 5. Môn học Môn học là lĩnh vực nội dung dạy học được thực hiện trong nhà trường có cấu trúc và logic phù hợp với ngành khoa học và thực tiễn tương ứng, phù hợp với những quy luật Tâm- Sinh lí của dạy học. 6. Giáo dục hướng nghiệp Giáo dục hướn nghiệp bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trường phối 4 hợp với gia đình và xã hội nhằm trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh, từ đó giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, quan niệm về giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội. Giáo dục hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện mục ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: