Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Dẻ Yên Thế
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Dẻ Yên Thế DẺ YÊN THẾ Castanopsis boisii Hickel et A. Camus, 1922 Tên khác: Dẻ gai yên thế, dẻ gai bắc giang, dẻ ăn hạt H ọ: Dẻ - FagaceaeHình thái Cây gỗ trung bình, cao 15-20 m, đường kính20-30 cm hay hơn. Khi non vỏ xám hơi xanh, khigià vỏ xám nâu, nứt dọc dài, lát cắt có dịch tímchảy ra, sau thành màu đen. Cành lớn vươn dài,hơi cong cuống; cành nhỏ màu nâu có đốm trắng.Lá hình mác thuôn, dài 9-16 cm rộng 3,5-5 cm,mép nguyên, đầu hơi nhọn, phiến lá không đốixứng, màu xanh đậm và bóng ở mặt trên,màuhồng nhạt với nhiều vảy ở mặt dưới. Gân bên 10-14 đôi, hơi nổi, gân nhỏ rất mảnh, chỉ nhìn đượcở mặt dưới lá; cuống lá gần như nhẵn, dài 1,5-1,8cm. Cụm hoa đực rất mảnh, dài 5-12 cm, cuốnghoa mảnh có lông; nhị kéo dài, bao phấn hìnhtròn. Cụm hoa cái có lông, núm nhụy chia 3.Chùm quả ngắn, dài 4-7 cm, thường cong. Quảnang hình cầu, mở ra khi chín, vỏ quả không phủkín, có gai, tập hợp thành từng bó; mỗi quả 2thường chỉ có một hạt. Hạt màu nâu, không đốixứng, có vỏ cứng và có phủ lông vàng nhạt, cao Dẻ yên thế1,2 cm, đường kính 0,7-1,0 cm. Castanopsis boisii Hickel et A. Camus 1. Cành mang cụm hoa; 2. QuảCác thông tin khác về thực vật Chi Dẻ gai Castanopsis (D.Don) Spach ở Việt Nam có 52 loài. Hầu hết các loài thuộc chinày có đặc điểm là quả có gai, trong chứa 1-3 hạt có nhiều tinh bột và ăn được. Dẻ yên thế làmột loài dẻ gai đã được nhân dân vùng Yên Thế tỉnh Bắc Giang gieo trồng từ rất lâu đời và đãtrở thành loại hạt quen thuộc với người dân ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam.Phân bố Cây đặc hữu của Việt Nam, phân bố ở hầu hết các tỉnh phía Bắc Việt Nam, từ Hà Giang,Tuyên Quang đến Quảng Bình, Quảng Trị. Gặp nhiều ở vùng Trung tâm và Đông Bắc Bắc Bộ.Tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh vàQuảng Bình. Do được trồng nhiều nhất ở 2 huyện Yên Thế và Tân Yên (huyện được tách khỏihuyện Yên Thế), tỉnh Bắc Giang nên loài cây ăn quả này được mang tên Dẻ yên thế. Điều tra của Đặng Ngọc Anh và Hà Văn Hoạch (1996) cho thấy, Bắc Giang là một trungtâm phân bố của dẻ yên thế. Hầu hết các huyện miền núi của tỉnh đều gặp loài cây ăn quả này.Vùng phân bố tập trung bao gồm: huyện Lục Nam (cácxã Trường Sơn, Võ Tranh, Bình Sơn, Nghĩa Phương,Lục Sơn, Huyên Sơn), huyện Lục Ngạn (các xã TầnMộc, Tân Lập, Nam Dương), huyện Tân Yên (các xã TânTrung, Nhã Nam, An Dương, Phúc Hòa, Liên Xương),huyện Yên Thế (các xã Tân Tiến, Tam Hiệp). Vùng phânbố ít tập trung bao gồm: huyện Lục Nam (các xã CườngSơn, Trường Giang, Đông Hưng, Đông Phú, Tam Dị,Bảo Sơn), huyện Lục Ngạn (xã Mỹ An), huyện Sơn Động(các xã Thanh Sơn, Thanh Luân, Tuấn Đạo), huyện YênThế (các xã Tiến Thắng, Tam Hiệp, Phồn Xương). Vùngphân bố rải rác gồm các xã miền núi còn lại của huyệnSơn Động, Lục Nam và Yên Thế. Huyện Chí Linh tỉnhHải Dương cũng có những khu rừng dẻ yên thế rộngtrên 2.000 ha. Các huyện phía tây tỉnh Nghệ An vàQuảng Bình cũng mới phát hiện các khu rừng dẻ yên thếkhá rộng lớn, cần được nghiên cứu, bảo vệ.Đặc điểm sinh học Cây phân bố 100-700 m, tập trung nhất ở độ cao200-400 m, trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa vớinhiệt độ bình quân năm không quá 23 0C, lượng mưa1.500-2.000 mm. Khi gió mùa Đông bắc nhiệt độ xuốngthấp cũng không ảnh hưởng đến loài này. Cây ưa đấtferalít vàng hay đỏ vàng, có thành phần cơ giới nhẹ đếntrung bình, thoát nước tốt. Cây chịu được các loại đất Phân bố dẻ yên thế ở Việt Namnghèo mùn, ít đạm và có hàm lượng chất dinh dưỡngthấp, tỉ lệ kết von và đá lẫn cao. Cây ưa sáng mạnh, chỉ nơi quang đãng đầy đủ ánh sáng cây mới cho hoa quả nhiều. Táisinh hạt, chồi gốc và chồi rễ đều tốt. Từ một cây mẹ có thể sinh ra 5-10 cây chồi, cùng tồn tạixung quanh gốc cây mẹ. Nhiều nơi dẻ yên thế mọc thành các đám rừng gần thuần loại, có khirộng hàng ngàn hecta. Một số nơi khác, cây mọc thành các đám nhỏ hơn hoặc mọc rải ráctrong các rừng thứ sinh có cấu trúc tầng tán đơn giản. Nghiên cứu sâu các vùng phân bố của dẻ yên thế ở Hà Bắc, Đặng Ngọc Anh (1996) chobiết chúng có các điều kiện tự nhiên sau (Bảng 1). Bảng 1. Tổng hợp điều kiện tự nhiên vùng phân bố cây Dẻ yên thế ở Hà Bắc (Nguồn: Đặng Ngọc Anh, 1996)Điều kiện TN Phân bố tập trung Phân bố ít tập trung Phân bố rải rácĐộ cao (m) 50 - 100 150 - 300 300 - 500Độ dốc (độ) 35Lo ại đấ t Feralit màu vàng Feralit vàng xám ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu nông nghiệp kỹ thuật trồng trọt kỹ thuật nuôi trồng kinh nghiệm trồng trọt tài liệu trồng trọtGợi ý tài liệu liên quan:
-
GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI NHUYỄN THỂ - CHƯƠNG VII SINH VẬT ĐỊCH HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
5 trang 103 0 0 -
6 trang 102 0 0
-
Đặc Điểm Sinh Học Của Sò Huyết
5 trang 67 0 0 -
Giáo trình Hệ thống canh tác: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ, TS. Nguyễn Thị Xuân Thu
70 trang 59 0 0 -
Thuyết trình nhóm: Ứng dụng công nghệ chín chậm vào bảo quản trái cây
44 trang 57 0 0 -
GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI NHUYỄN THỂ - CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU
10 trang 52 0 0 -
Giáo trình hình thành ứng dụng phân tích chất lượng nông sản bằng kỹ thuật điều chỉnh nhiệt p4
10 trang 51 0 0 -
Một số giống ca cao phổ biến nhất hiện nay
4 trang 51 0 0 -
Báo cáo thực tập tổng quan về cây rau cải xanh
9 trang 50 0 0 -
8 trang 48 0 0
-
4 trang 47 0 0
-
Quy trình bón phân hợp lý cho cây ăn quả
2 trang 43 0 0 -
Kỹ thuật trồng nấm rơm bằng khuôn gỗ
2 trang 41 0 0 -
THỨC ĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT THỨC ĂN
4 trang 38 0 0 -
Kỹ thuật ương cá hương lên cá giống ba loài cá biển
6 trang 37 0 0 -
Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá tra trong ao
4 trang 36 0 0 -
5 trang 36 1 0
-
Giáo trình Trồng trọt đại cương - Nguyễn Văn Minh
79 trang 35 0 0 -
2 trang 35 0 0
-
BÙ LẠCH (BỌ TRĨ) - Rice Thrips
2 trang 35 0 0