Danh mục

Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Đước Nhọn

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 253.26 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cây gỗ lớn cao 20-30m, đường kính 60-70cm. Vỏ màu xám đen hay đỏ sẫm, có đường nứt ngang đều đặn. Gốc có nhiều rễ chống hình nơm và rễ nổi. Trên mặt rễ có nhiều lỗ vỏ. Lá đơn mọc đối, dài 6-16cm, rộng 38cm, dày, cứng, hình trái xoan hay thuôn ngọn giáo, đầu có mũi nhọn. Gân giữa lớn màu lục, gân bên không rõ; cuống lá thô hơi dẹt, màu lục. Lá kèm hình tam giác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Đước Nhọn ĐƯỚC NHỌN Rhizophora mucronata Poir. in Lam., 1804 Tên đồng danh: Rhizophora macrorhizza Griffith, 1836; R. latifolia Miq.,1861 R. mucronata Poiret var. typica A. Schimper,1891 Tên khác: Đưng, đước bộp, đước xanh H ọ: Đước – RhizophoraceaeHình thái Cây gỗ lớn cao 20-30m, đường kính60-70cm. Vỏ màu xám đen hay đỏ sẫm, cóđường nứt ngang đều đặn. Gốc có nhiều rễchống hình nơm và rễ nổi. Trên mặt rễ cónhiều lỗ vỏ. Lá đơn mọc đối, dài 6-16cm, rộng 3-8cm, dày, cứng, hình trái xoan hay thuônngọn giáo, đầu có mũi nhọn. Gân giữa lớnmàu lục, gân bên không rõ; cuống lá thôhơi dẹt, màu lục. Lá kèm hình tam giác. Cụm hoa xim phân 2-3 nhánh, mỗinhánh có một tổng bao và mang 2-5 hoa.Hoa màu vàng nhạt, lá đài 4 hình tam giáchơi tròn; cánh hoa 4, màu vàng nhạt, mépnguyên và có lông rậm, màu trắng, mặtlưng có lông thưa, uốn cong vào ôm lấynhị. Nhị 8, chỉ nhị ngắn, bao phấn 3 khía,bầu hình nón 2 ô, mỗi ô 2 noãn, vòi chẻ đôi. Quả hình trứng, phía dưới phình rộng,dài 6-7cm, màu lục hay màu xám, có đàitồn tại và rủ xuống. Trụ mầm dài 35-90cm Đước nhọn - Rhizophora mucronata Poiret(có khi dài trên 1m), rộng 1,8-2,5cm, hình Cành mang hoa và quảtrụ, phía dưới hơi phình to, một hạt.Các thông tin khác về thực vật Hai loài đước nhọn và đước đôi (R. apiculata) rất dễ nhầm lẫn nhau trong thiên nhiên; vìnhiều khi chúng cùng mọc trong một đám rừng ngập mặn và nhìn chung có cùng khu phân bố.Cần phân biệt là: đước đôi có vỏ màu xám và nhẵn, với các vết nứt ngang; cụm hoa của đướcđôi ngắn hơn, chia nhánh 1 lần và luôn luôn có 2 hoa; trụ mầm ngắn hơn 30cm và nhẵn. Cònđước nhọn có vỏ màu xám đen hay đỏ sẫm, cụm hoa chia 2-3 nhánh, mỗi nhánh 2-5 hoa, trụmầm dài trên 35cm, có khi đến 1m.Phân bốViệt Nam: Cây mọc trong rừng ngập mặn ven biển, từ Quảng Ninh,Nghệ An, Hà Tĩnh trở vào. Tập trung nhất ở các rừng ngậpmặn thuộc các tỉnh ven biển vùng Đông và Tây Nam Bộ, từThp. Hồ Chí Minh đến Cà Mau.Thế giới: Đước nhọn là loài cây của vùng cựu nhiệt đới, từ ĐôngPhi, qua Madagascar, các đảo của Ấn Độ Dương, vùng Namvà Đông Nam châu Á, Indonesia và Philippin, đến phần ĐôngBắc châu Úc và các đảo Nam Thái Bình Dương. Năm 1922,Đước nhọn được nhập vảo đảo Hawai và đã trở thành loài câytự nhiên ở đó.Đặc điểm sinh học Cây mọc trên các bãi bồi ven biển, giàu mùn, chịu ảnhhưởng thường xuyên của nước thuỷ triều hay trên các bãi bồiđang ổn định, bùn đã lắng đọng nhiều. Đước nhọn và đướcđôi thường là những loài cây tiên phong của rừng ngập mặn; Phân bố của đước nhọnchúng xuất hiện sau khi các loài cây mắm đã cố định được ở Việt Nambùn ở các cửa sông hoặc ven các kênh rạch gần cửa sông. Ởđây thường hình thành các quần xã đước nhọn - đước đôi và đước nhọn - vẹt… Cũng như các loài cây của rừng ngập mặn khác, đước đôi có “hiện tượng sinh con”, tức là“quả” nảy mầm ngay khi còn ở trên cây mẹ, tạo ra cây con nối liền với quả gọi là trụ mầm. Trụmầm màu lục có nhiều lỗ vỏ, khi già xuất hiện một vòng cổ giữa quả và trụ mầm. Khi trụ mầmchuyển sang màu khác là lúc trụ mầm đã chín, sắp rời cây mẹ trở thành cây non. Cây non khirơi đâm thẳng xuống bùn và bắt đầu phát triển mạnh. Một số cây non, không cắm vào bùn sẽ bịsóng biển mang đi nơi khác hoặc đưa lên bờ cát nhưng chúng vẫn giữ được sức sống trong vàitháng, và nếu gặp được điều kiện môi trường thích hợp vẫn có thể ra rễ và mọc thành cây lớn.Rễ chính của cây con thường bị hỏng, các rễ bên sẽ mọc ra để thay thế. Để trụ vững trên nền đất bùn nhão, thường xuyên bị ảnh hưởng của nước triều và sóngbiển, đước nhọn có hệ thống rễ đặc biệt phát triển gọi là rễ chân nơm cắm sâu vào đất. Câysinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm; sau khoảng 2 năm từ khi trồng, cây đã có hoa và quảlứa đầu. Hoa tháng 5-6; quả tháng 10-11; trụ mầm già vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau.Công dụng Vỏ của đước nhọn và đước đôi là nguồn tanin rất quan trọng, dùng để thuộc da, nhuộmlưới đánh cá hoặc làm săn dây thừng khi đi biển. Lượng tanin trong vỏ của đước nhọn thay đổituỳ thuộc vào nơi mọc. Ở Ấn Độ hàm lượng tanin đạt 25-35%, Tanzania 36,5%, Malaysia 30-40%, Philippin 27,6% và Borneo 20%. Các tài liệu phân tích cao đặc vỏ thân và gỗ đước nhọn cho thấy, lượng tanin chứa trongđó theo thứ tự là 60- 65% và 55- 62%, chất không tanin 34,5-39% và 37,7- 44,7%. Quả đước ăn được. Lá và quả xanh có lượng tanin theo lần lượt là 9,1-12,0% và 4,2%.Chồi non của đước nhọn có thể dùng để ăn như rau. Hoa là nguồn mật cho ong. Gỗ màu đỏ sẫm, nặng, c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: