Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Lim Xanh
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Lim Xanh LIM XANH Erythrophloeum fordii Oliver, 1883 Tên khác: Lim, thiết lim H ọ: Vang – CaesalpiniaceaeHình thái Cây gỗ lớn, thường xanh cao 20-25(-45)m, đường kính 70-90(-250)cm. Tán ládày, xoè rộng, thân tròn, gốc có bạnh nhỏ.Lúc non vỏ ngoài có mầu xám với các vếtnứt dọc nhẹ màu nâu, khi già vỏ có màu nâusẫm, nứt ô vuông hay bong vảy lớn và cónhiều lỗ vỏ nổi rõ; thịt vỏ dày, màu hồng. Lá kép lông chim 2 lần, mọc so le; 3-4đôi cuống thứ cấp, mỗi cuống có 9-17 láchét nhỏ, mọc cách hình trái xoan, có mũinhọn, gốc tròn; mặt trên xanh bóng, mặtdưới xanh nhạt, có gân nhỏ nổi rõ ở cả 2mặt. Cụm hoa hình chuỳ, gồm nhiều bôngdài 20-30cm mọc ở đầu cành. Hoa nhiều,nhỏ, màu trắng vàng. Lá đài 5, hợp ở gốcthành hình chuông, đầu chia 5 thuỳ; cánhtràng 5, rời, hẹp và dài; nhị 10, bao phấnquay vào trong và nứt theo rãnh dọc; bầuđính ở đáy của đài, vòi ngắn, núm nhuỵkhông rõ. Lim xanh - Erythrophloeum fordii Oliver Quả đậu, hình thuân, dài khoảng 20cm 1. Cành mang hoa; 2. Hoa; 3. Nhuỵ ; 4. Quả(15-30cm), rộng 3-4cm. Hạt 6-12, dẹt, có vỏcứng, màu nâu đen và có rãnh tròn quanh hạt. Một kilogram có khoảng 700-1.100 hạt.Phân bốViệt Nam: Lim xanh là loài cây cận đặc hữu của Việt Nam vì ngoài khu phân bố tập trung nhất ở ViệtNam, còn phát hiện lim xanh mọc rải rác ở miền Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, theo các tàiliệu trước đây, lim xanh mọc tập trung ở các tỉnh vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và biên giớicực nam của loài cây gỗ quí này là tỉnh Quảng Nam. Nhưng gần đây đã phát hiện lim xanh còncó ở Quảng Ngãi, Bình Định, và Bình Thuận (huyện Hàm Tân, độ vĩ 10,47 Bắc). Như vậy khuphân bố của lim xanh từ 10-23o vĩ Bắc và 102-108o kinh Đông. Các tỉnh có nhiều lim xanh nhấtlà: Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,Thái nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hoá,Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam. Vùng sông Thanh, huyện Nam Giang,tỉnh Quảng Nam còn những khu rừng với nhiều cây lim xanh có đường kính trên 1,5m.Thế giới: Lim xanh mọc ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, PhúcKiến, Triết Giang và phía Đông đảo Đài Loan.Đặc điểm sinh học Lim xanh là cây gỗ lớn, phân bố trong vành đai nhiệt đớithấp, từ 200-800m, nhưng tập trung nhất ở độ cao 300-500m.Vùng phân bố của lim xanh có nhiệt độ bình quân năm 22,2-23,80C; nhiệt độ tối cao 42,30C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối1,40C; lượng mưa biến động từ 1.500mm/năm (Quì Châu,Nghệ An) đến 3.000mm/năm (Móng Cái, Quảng Ninh), độ ẩmtrung bình năm 80-86%. Yêu cầu ánh sáng của cây thay đổi theo các giai đoạnsinh trưởng, phát triển: Giai đoạn 4-5 tháng tuổi, lim xanh làcây chịu bóng, sinh trưởng bình thường ở độ tàn che 25-75%;đặc biệt thích hợp ở độ tàn che 50%. Trong điều kiện đượcchiếu sáng tự nhiên 100%, ánh sáng hoàn toàn (không che)hoặc che tối 100%, cây lim xanh non sinh trưởng rất kém. Giaiđoạn càng lớn (từ 5 tuổi trở lên) cây sinh trưởng bình thườngở điều kiện ánh sáng tự nhiên. Khi trưởng thành, lim xanh Phân bố của lim xanh ở Việt Namluôn vươn lên tầng cao nhất của rừng. Cây phân bố trên nhiều loại đất có nhiều nguồn gốc khác nhau như: sa thạch, phiến thạchsét, gnai, mica sit, poóc phia... có thành phần cơ giới từ cát pha, sét nhẹ, sét trung bình đến sétnặng. Cây thích hợp nhất với đất sâu, dày, ẩm; nhưng cũng mọc được ở các loại đất thoái hoávới tầng đất mỏng, độ ẩm không cao, tuy vậy cây sinh trưởng kém. Đất có lim xanh mọcthường khá chua đến chua trung bình. Lim xanh thường mọc thành quần thụ hỗn loại; chúng mọc xen với các loài cây thuộc chiDẻ đá và Dẻ gai (họ Dẻ), và các loài gội nếp, trâm, săng lẻ, sau sau, trám trắng... Cây tái sinh tốt dưới tán rừng có độ tàn che 0,3-0,7. Đặc biệt tái sinh tốt dưới tán rừng cócác loài cây sau sau, săng lẻ để tạo thành các khu rừng Lim + Sau sau ở vùng Lạng Sơn vàLim + Săng lẻ ở vùng Tây Nghệ An. Tăng trưởng hàng năm không quá chậm so với nhiều loài cây gỗ khác: Tăng trưởngđường kính 0,7-0,8cm/năm và tăng trưởng chiều cao 0,8m/năm. Cây trồng 25 tuổi đạt chiềucao 17-21m và đường kính ngang ngực 20-21cm. Tuy nhiên, sự hình thành gỗ lõi hơi chậm sovới các loài khác. Vỏ hạt lim có chất sừng nên giữ được sức nẩy mầm trong đất nhiều năm. Khi gặp điềukiện thuận lợi hạt mới nảy mầm. Hoa tháng 3-4; quả chín tháng 11 đến tháng 1 năm sau.Công dụng Lim xanh được coi là một cây giàu tanin, vỏ cây chứa khoảng 15,21% tanin. Trong thờiPháp thuộc đã có xí nghiệp sản xuất tanin ở Yên Cát (Thanh Hoá) với nguyên liệu chủ yếu làvỏ lim. Sau này vì rừng lim ở vùng Tây Thanh hoá bị suy thoái, không còn vỏ đẻ cung cấp, nênxí nghiệp thiếu nguyên liệu và đã đóng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu nông nghiệp kỹ thuật trồng trọt kỹ thuật nuôi trồng kinh nghiệm trồng trọt tài liệu trồng trọtGợi ý tài liệu liên quan:
-
GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI NHUYỄN THỂ - CHƯƠNG VII SINH VẬT ĐỊCH HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
5 trang 103 0 0 -
6 trang 102 0 0
-
Đặc Điểm Sinh Học Của Sò Huyết
5 trang 67 0 0 -
Giáo trình Hệ thống canh tác: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ, TS. Nguyễn Thị Xuân Thu
70 trang 59 0 0 -
Thuyết trình nhóm: Ứng dụng công nghệ chín chậm vào bảo quản trái cây
44 trang 57 0 0 -
GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI NHUYỄN THỂ - CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU
10 trang 52 0 0 -
Giáo trình hình thành ứng dụng phân tích chất lượng nông sản bằng kỹ thuật điều chỉnh nhiệt p4
10 trang 51 0 0 -
Một số giống ca cao phổ biến nhất hiện nay
4 trang 51 0 0 -
Báo cáo thực tập tổng quan về cây rau cải xanh
9 trang 50 0 0 -
8 trang 48 0 0
-
4 trang 47 0 0
-
Quy trình bón phân hợp lý cho cây ăn quả
2 trang 43 0 0 -
Kỹ thuật trồng nấm rơm bằng khuôn gỗ
2 trang 41 0 0 -
THỨC ĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT THỨC ĂN
4 trang 38 0 0 -
Kỹ thuật ương cá hương lên cá giống ba loài cá biển
6 trang 37 0 0 -
Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá tra trong ao
4 trang 36 0 0 -
5 trang 36 1 0
-
Giáo trình Trồng trọt đại cương - Nguyễn Văn Minh
79 trang 35 0 0 -
2 trang 35 0 0
-
BÙ LẠCH (BỌ TRĨ) - Rice Thrips
2 trang 35 0 0