Danh mục

Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Quế Quan

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 324.07 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cây gỗ thường xanh, cao 10-18m, đường kính thân có thể đạt 50-60cm. Cây thường phân cành từ gần gốc, tạo thành tán rậm, hình bán cầu. Vỏ ngoài ở cành non có màu nâu nhạt, nhẵn; nhưng ở cành và thân già lại có màu nâu xám hay nâu đậm. Các tế bào chứa tinh dầu thường có trong vỏ hoặc ở lớp gỗ dác trên thân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Quế Quan QUẾ QUAN Cinnamomum verum J. S. Presl., 1825 Tên đồng nghĩa: Laurus cinnamomum L., 1753; Cinnamomum zeylanicum Blume, 1826 Tên khác: Quế xây lan, quế hồi, quế rành, quế ống, quế khâu, quế tích lan. H ọ: Long não – Lauraceae Tên thương phẩm: Ceylon cinnamon, true cinnamom, ceylon cinnamon bark oil, ceylan cinnamon leaf oil, ceylon cinnamon barkHình thái Cây gỗ thường xanh, cao 10-18m,đường kính thân có thể đạt 50-60cm.Cây thường phân cành từ gần gốc, tạothành tán rậm, hình bán cầu. Vỏ ngoàiở cành non có màu nâu nhạt, nhẵn;nhưng ở cành và thân già lại có màunâu xám hay nâu đậm. Các tế bàochứa tinh dầu thường có trong vỏ hoặcở lớp gỗ dác trên thân. Lá đơn, mọcđối; phiến lá hình trứng hay hình tráixoan, kích thước 5-25x3-10cm; đầunhọn, gốc gần như tròn; mặt trên xanhđậm, bóng; mặt dưới xanh nhạt, cómùi thơm mạnh; gân chính 3 hoặc 5;cuống lá dài 1-2cm. Cụm hoa thường dạng chùm, mọcở nách lá hay ở đầu cành, dài khoảng10cm, cuống có lông mềm, màu trắngkem. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt; đài hợpở phía dưới, dạng hình chuông ngắn; Quế quan - Cinnamomum verum J. S. Presl.nhị hữu thụ 9, xếp thành 3 vòng, chỉ 1- Cành mang lá và hoa; 2- Hoa; 3- Quảnhị có lông mượt; vòi nhuỵ ngắn. Quả hình trứng hay hình trái xoan, dài 1,3-1,7cm, có đài tồn tại, to, khi chín có màu đen,hạt 1.Các thông tin khác về thực vật Những nghiên cứu về mặt thực vật cũng như hoá học về loài quế quan ở nước ta hầu nhưchưa có gì đáng kể. Do đó còn có sự nhầm lẫn đáng tiếc về cả tên gọi và sản phẩm. Các thông tin đã có cho biết, loài quế quan (C. verum) tại Sri Lanka rất đa dạng. Hiện vẫncòn gặp nhiều dạng mọc hoang dại hoặc bán hoang dại. Thậm chí trong trồng trọt cũng cónhiều giống khác nhau. Việc xác định sự khác nhau của chúng thường chỉ căn cứ vào hương vịvà địa điểm gây trồng.Phân bốViệt Nam: Thanh Hoá (Bái Thượng), Nghệ An (Quỳ Châu), KhánhHoà, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu (Bà Rịa, Côn Đảo), KiênGiang (Phú Quốc).Thế giới: Cây có nguồn gốc từ Sri Lanka, miền Tây Nam Ấn Độ vàvùng Tenasserim Hill của Myanmar. Hiện đã được các nướcTrung Quốc, Indonesia và Madagascar đưa vào gây trồng.Đặc điểm sinh học Cây sinh trưởng thuận lợi ở những khu vực có khí hậuẩm, ấm áp với nhiệt độ trung bình năm đạt 270C, tổng lượngmưa hàng năm 2.000-2.500mm và phân bố đều trong cáctháng. Cây ưa sáng, sinh trưởng tốt ở những khu vực đấtthấp, quang đãng. Điều kiện đất đai có ảnh hưởng rõ rệt đếnchất lượng vỏ. Tại Sri Lanka và Ấn Độ, cây thường cho sảnphẩm có chất lượng cao khi được trồng trên các loại đất cát, Phân bố của quế quan ở Việt Namđất feralit có lẫn sỏi đá. Quế đơn có hệ rễ phát triển mạnh và tương đối sâu. Cây phân cành nhiều ngay từ đoạnthân gần gốc, tạo thành bộ tán rậm, nhiều cành. Ngọn và lá non thường có màu đỏ nhạt, sauđó chuyển dần sang màu xanh đậm. Cây thụ phấn chéo nhờ côn trùng. Mùa quả tháng 4-9.Công dụngThành phần hoá học: Hàm lượng tinh dầu trong vỏ khoảng 0,5-2,0% với thành phần chính là (E)-cinnamaldehyd(46-89%). Ngoài tinh dầu trong vỏ quế quan còn chứa tanin, nhựa dầu (oleoresin), protein,pentosan, chất keo, xơ và các chất khoáng. Tinh dầu lá quế quan có màu vàng đến vàng nâu nhạt với thành phần chính là eugenol(70-95%), ngoài ra còn khoảng 50 hợp chất khác, trong đó các hợp chất có hàm lượng đáng kểlà linalool, cinnamyl acetat, β-caryophyllen, (E)-cinnamic aldehyd, benzyl benzoat…. Do có hàmlượng eugenol cao, nên tinh dầu lá quế quan được dùng làm nguyên liệu để chuyển hoá thànhiso-eugenol và tổng hợp vanilin. Hạt chứa dầu béo (hàm lượng khoảng 30%) nên được dùnglàm dầu thực phẩm tại Ấn Độ và Sri Lanka.Công dụng: Quế vỏ được dùng làm gia vị trong công nghiệp chế biến thực phẩm (ướp thịt, cá, làmbánh kẹo, sản xuất đồ hộp, nước giải khát). Tinh dầu từ vỏ và lá được sử dụng nhiều trongcông nghiệp dược phẩm và hoá mỹ phẩm. Tại các nước châu Âu, tinh dầu từ vỏ quế quan được dùng để uống với chè vì nó có đặctính kích thích và diệt khuẩn. Vỏ và tinh dầu quế quan cũng được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời trong y học dân tộctại các nước Nam Á (chữa đau bụng, đau dạ dày, tiêu hoá kém, kích thích tuần hoàn, hô hấp,tăng nhu động ruột, gây co bóp tử cung, chữa tiêu chảy và bồi bổ cơ thể cho phụ nữ sau khisinh…).Kỹ thuật nhân giống, gây trồngNhân giống: Có thể nhân giống quế quan bằng hạt hoặc bằng sinh dưỡng. Hạt cần thu từ những cây sinh trưởng tốt, chống chịu khoẻ và ở độ tuổi 10-15 năm. Hạtquế quan mất sức nẩy mầm rất nhanh, nên cần gieo ngay sau khi thu hái hoặc chỉ lưu giữ trongcát ẩm một vài ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: