Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Thông Ba lá
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Thông Ba lá THÔNG BA LÁ Pinus kesiya Royle ex Gordon, 1840 Tên đồng nghĩa: Pinus insularis Endl., 1847; Pinus khasya Royle ex Hook. f., 1888 Tên khác: Xà nu, xà núi (Tây Nguyên), ngo (Đà Lạt), tòng thú (Mèo-Lai Châu). H ọ: Thông – Pinaceae Tên thương phẩm: Khasya pine, gum rosin of pine, tall oil, turpentin oil, pine oilHình thái Cây gỗ lớn, thân thẳng đứng, cao 20-30(-45)m, đường kính thân có thể tới 50-70(-100)cm, vỏ dày, nứt thành nhữngrãnh sâu, màu nâu đen. Cành nhỏ thườngcó màu vàng nhạt, màu phấn trắng. Láhình kim, họp thành từng túm 3 lá (ít khicó 2 hoặc 4 lá), dài (10-)12-21(-25)cm,mảnh, mềm, màu xanh sáng. Nón đơn tính cùng gốc. Nón cái hìnhtrứng, dài (4-)5-8(-10)cm, gần như khôngcuống hoặc có cuống rất ngắn (dài nhấtchỉ khoảng 10 mm). Hạt nhỏ có cánh mỏng, dài 1,5-2,5cm.Các thông tin khác về thực vật Thông ba lá là loài có vùng phân bốrộng, nên rất đa dạng về các đặc điểmhình thái, sinh thái cũng như năng suất vàphẩm chất nhựa. Cũng vì vậy mà trước Thông ba lá - Pinus kesiya Royle ex Gordonđây nó đã bị mô tả dưới 2 tên gọi khác 1- Dáng cây; 2- Cành lá; 3- Lá; 4- Nón cái đã chín khônhau: Pinus insularis Endl. và Pinuskhasya Royle ex Hook. f. Thực ra chúngchỉ là một loài duy nhất – Pinus kesiya Royle ex Gordon. Việc tu chỉnh tên khoa học chính xáccủa loài thông ba lá mang tính khoa học, nên đã được hầu hết các nhà phân loại thừa nhận. Thông ba lá là loài có nguồn gen quý, đa dạng; vì vậy, việc nghiên cứu tính đa dạng trongloài ở thông ba lá (Pinus kesiya) không chỉ mang ý nghĩa khoa học mà còn có giá trị thực tiễncao.Phân bốViệt Nam: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Yên Minh, Hoàng Xu Phì, Xín Mần), Quảng Ninh, Yên Bái(Mù Cang Chải), Lai Châu (Than Uyên, Tủa Chùa), Sơn La (Mộc Châu), Kon Tum, Gia Lai, ĐắkLắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.Thế giới: Cây phân bố ở miền Nam Trung Quốc, Lào, Bắc TháiLan, Philippin, Myanmar và miền Đông Ấn Độ. Hiện thông balá đã được đưa trồng ở khắp các khu vực nhiệt đới trong vùngĐông Nam Á.Đặc điểm sinh học Cây ưa mát, ẩm và ưa sáng. Trong tự nhiên chúngthường sinh trưởng ở các khu vực có độ cao từ 300m đến2.700m, song thích hợp nhất là ở các độ cao từ 1.000 đến1.500m. Ở nước ta, rừng thông ba lá mọc thuần loại chỉ phân bố ởmột số khu vực có độ cao trên 1.000m tại Tây Nguyên (nhiềunhất là ở Lâm Đồng, tiếp đó là Gia Lai và Kon Tum). Trongvành đai 800-1.000m là các kiểu rừng hỗn giao của thông balá và thông nhựa (Pinus merkusii). Càng xuống thấp độ gặpcủa thông ba lá giảm dần, nhưng với thông nhựa lại tăng lên.Tại một số địa phương ở phía Bắc cũng có thể gặp thông balá mọc thuần loại hoặc hỗn giao với một số cây lá rông khác,nhưng với diện tích nhỏ và tạo thành loại hình rừng thưa lá Phân bố của thông ba lákim. Thông ba lá thích hợp với các khu vực có nhiệt độ trungbình năm khoảng 15-200C, tổng lượng mưa khoảng 2.000- ở Việt Nam2.500mm và mùa khô ngắn. Chúng ưa đất nhiều mùn, tươngđối ẩm, chua (pH 4,8-5,5), phong hoá trên đá mẹ hoa cương, gnai, phiến thạch, phiến thạchmica, sa thạch…, thoát nước tốt, quang đãng và được chiếu sáng đầy đủ. Thông ba lá khôngthích ứng với đất kiềm. Tại Tây Nguyên, thông ba lá tái sinh tự nhiên khá tốt. Hạt thường phát tán vào mùa khô vànẩy mầm vào mùa mưa. Cây con ưa sáng và ưa ẩm. Trong tự nhiên, thông ba lá tăng trưởngchiều cao khá nhanh ở giai đoạn trước 14-15 tuổi. Đến giai đoạn 18-25 năm tuổi, cây đạt chiềucao khá ổn định. Tăng trưởng đường kính trong giai đoạn trước 20 năm tuổi cũng cao nhất (đạttrung bình 0,9-1,1cm/năm). Thời kỳ cây đạt từ 21 đến 40 tuổi, tăng trưởng đường kính trungbình chỉ khoảng 0,52-0,61cm/năm. Trên 40 tuổi, cây tăng trưởng không đáng kể. Với điều kiệntự nhiên tại các tỉnh Tây Nguyên, thông ba lá thường có đường kính thân lớn hơn so với thôngnhựa ở cùng lứa tuổi. Cây ra nón vào tháng 4-5 và chín sau đó khoảng 2 năm.Công dụngThành phần hoá học: Nhựa thông ba lá là một hỗn hợp phức tạp của nhiều hợp chất hữu cơ, trong đó chủ yếu làtùng hương (còn được gọi là colophan, resin) với hàm lượng thay đổi từ 65-75(-85)% và tinhdầu (turpentine oil) với hàm lượng thay đổi trong khoảng (8,5-)18-20(-30,8)%. Tùng hương là hợp chất rắn, trong suốt, ròn, dễ gãy, màu vàng, vàng nâu hay vàng sáng,vị đắng; không tan trong nước, nhưng lại hoà tan trong cồn, ether, chloroform, tinh dầu, chấtbéo và một phần trong benzen. Tùng hương là một hỗn hợp hữu cơ gồm chủ yếu là các acidabietic, acid pimaric và một lượng nhỏ các chất trung tính. Chất lượng của tùng hương đượcđánh giá chủ yếu dựa trên cơ sở các chỉ số acid và xà phòng hoá. Chỉ số aci ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu nông nghiệp kỹ thuật trồng trọt kỹ thuật nuôi trồng kinh nghiệm trồng trọt tài liệu trồng trọtGợi ý tài liệu liên quan:
-
GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI NHUYỄN THỂ - CHƯƠNG VII SINH VẬT ĐỊCH HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
5 trang 103 0 0 -
6 trang 102 0 0
-
Đặc Điểm Sinh Học Của Sò Huyết
5 trang 67 0 0 -
Giáo trình Hệ thống canh tác: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ, TS. Nguyễn Thị Xuân Thu
70 trang 59 0 0 -
Thuyết trình nhóm: Ứng dụng công nghệ chín chậm vào bảo quản trái cây
44 trang 57 0 0 -
GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI NHUYỄN THỂ - CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU
10 trang 52 0 0 -
Giáo trình hình thành ứng dụng phân tích chất lượng nông sản bằng kỹ thuật điều chỉnh nhiệt p4
10 trang 51 0 0 -
Một số giống ca cao phổ biến nhất hiện nay
4 trang 51 0 0 -
Báo cáo thực tập tổng quan về cây rau cải xanh
9 trang 50 0 0 -
8 trang 48 0 0
-
4 trang 47 0 0
-
Quy trình bón phân hợp lý cho cây ăn quả
2 trang 43 0 0 -
Kỹ thuật trồng nấm rơm bằng khuôn gỗ
2 trang 41 0 0 -
THỨC ĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT THỨC ĂN
4 trang 38 0 0 -
Kỹ thuật ương cá hương lên cá giống ba loài cá biển
6 trang 37 0 0 -
Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá tra trong ao
4 trang 36 0 0 -
5 trang 36 1 0
-
Giáo trình Trồng trọt đại cương - Nguyễn Văn Minh
79 trang 35 0 0 -
2 trang 35 0 0
-
BÙ LẠCH (BỌ TRĨ) - Rice Thrips
2 trang 35 0 0